Cụ thể, căn cứ theo Khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013, quy định:
Tổ chức tín dụng được phép là các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối.
Điều 3 Nghị định 89/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Nghị định 23/2023/NĐ-CP quy định:
Tổ chức tín dụng ủy quyền là tổ chức tín dụng được phép ủy quyền cho tổ chức kinh tế làm đại lý đổi ngoại tệ hoặc làm đại lý chi, trả ngoại tệ hoặc làm đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới.
Đối với hoạt động đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới, tổ chức tín dụng ủy quyền phải có trụ sở chính và/hoặc chi nhánh tại tỉnh biên giới trên địa bàn nơi tổ chức kinh tế đặt đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới.
Tổ chức kinh tế (không bao gồm tổ chức tín dụng) là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.
Đồng thời, tại Điều 4 Nghị định 89/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 16/2019/NĐ-CP quy định tổ chức kinh tế chỉ được thực hiện hoạt động đại lý đổi ngoại tệ sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ.
Tuy nhiên, để tổ chức kinh tế được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ cần đáp ứng các điều kiện cụ thể được quy định rõ tại nghị định này.
Tại Việt Nam, điểm đổi ngoại tệ hợp pháp phổ biến nhất thường ở các ngân hàng như: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank, Techcombank...
Bình luận