Thành phần dinh dưỡng của đậu nành
Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời ThS. Bác sĩ nội trú (BSNT) chuyên ngành ung bướu Nguyễn Xuân Tuấn cho biết, ngoài isoflavone, đậu nành còn cung cấp các chất dinh dưỡng chất lượng cao mà cơ thể cần. Đậu nành là loại protein hoàn chỉnh vì nó có tất cả 9 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự tạo ra. Các protein này giúp cơ thể xây dựng và duy trì xương, cơ bắp và các mô chắc khỏe.
Đậu nành là một trong số ít các loại hạt chứa hàm lượng protein tương đương với thịt. Tỷ lệ đạm trong đậu nành chiếm khoảng 38%. Ngoài ra, protein đậu nành không chứa cholesterol (một trong những nguyên nhân gây xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não) và chỉ có hàm lượng chất béo bão hòa thấp. Đậu nành còn chứa vitamin C và folate, chúng cũng là nguồn cung cấp canxi, sắt, magiê, phốt pho, kali, thiamin… dồi dào cho cơ thể.
Thành phần dinh dưỡng của các sản phẩm đậu nành khác có thể khác nhau tùy thuộc vào cách các nhà sản xuất đã chế biến chúng và những thành phần mà họ đã thêm vào. Đậu nành hữu cơ ít chế biến là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe. Đó là các sản phẩm đậu nành nấu chín, sữa đậu nành, đậu phụ.
Các sản phẩm từ đậu nành có thể lên men hoặc không lên men. Các sản phẩm đậu nành không lên men cung cấp dinh dưỡng truyền thống. Các sản phẩm đậu nành lên men có bổ sung vi khuẩn tốt được nuôi cấy, nấm men và nấm mốc. Quá trình lên men giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng hơn, mang lại lợi ích cho hệ tiêu hóa.
Trong 100g đậu nành xanh nấu chín không muối chứa 141 kcalo, 12,35g protein, 6,4g chất béo, 11,05g carbohydrate, 4,2g chất xơ.
Thành phần dinh dưỡng của các sản phẩm đậu nành khác có thể khác nhau tùy thuộc vào cách các nhà sản xuất đã chế biến chúng và những thành phần mà họ đã thêm vào.
Đậu nành hữu cơ ít chế biến là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe. Đó là các sản phẩm đậu nành nấu chín, sữa đậu nành, đậu phụ.
Những người nên hạn chế ăn đậu nành
Đậu nành giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khoẻ nhưng có một số người được khuyến cáo nên hạn chế sử dụng đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành.
Người có bệnh tuyến giáp
Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời ThS.BSNT Nguyễn Xuân Tuấn cho biết, thực phẩm đậu nành không ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp ở những người có tuyến giáp khỏe mạnh. Nếu bạn có tuyến giáp kém hoạt động, thực phẩm từ đậu nành đã được chứng minh là có thể cản trở cơ thể hấp thụ thuốc tuyến giáp.
Vì vậy, nên đợi ít nhất bốn giờ sau khi ăn các sản phẩm từ đậu nành để uống thuốc tuyến giáp đã được bác sĩ kê đơn. ThS.BSNT Nguyễn Xuân Tuấn cho biết: Lượng đậu nành cho phép với người bệnh tuyến giáp là 30mg/ngày.
Người bị bệnh tiêu hóa
Đậu phụ có hàm lượng protein thực vật cực kỳ cao, tiêu thụ quá nhiều cùng một lúc không chỉ cản trở sự hấp thụ sắt của cơ thể mà còn kích thích tiết acid dạ dày gây tình trạng đầy hơi ở ruột.
Người bị bệnh tiêu hóa ăn đậu phụ sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng, dẫn đến chứng khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác.
Người bị bệnh tim mạch
Trong đậu phụ có hàm lượng lớn methionine, chất này dưới tác động của enzym có thể được chuyển đổi sang cysteine - một chất có khả năng làm tổn thương tế bào nội mô trong thành động mạch.
Do đó, việc tiêu thụ đậu phụ sẽ khiến cho các tiểu cầu vón cục, lắng đọng cholesterol và chất béo trung tính trong thành động mạch, gây ra xơ vữa các động mạch vành khiến cho tình trạng của người bệnh nghiêm trọng hơn.
Người lớn tuổi và người mắc bệnh thận
Người cao tuổi nếu gặp các vấn đề về tiêu hóa hay thận, không nên ăn quá nhiều đậu phụ, mặc dù mềm, dễ ăn nhưng chúng lại không tốt cho sức khỏe người già.
Đậu phụ sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động chậm do quá tải, vừa khiến thận suy yếu do chất thải nito dư thừa bên trong thận.
Người bệnh gout
Gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin, trong khi đó đậu nành rất giàu purin. Purin là chất ưa nước nên đậu nành sau khi xay thì hàm lượng purin cao gấp mấy lần so với các sản phẩm làm từ đậu nành khác.
Vì vậy, người bệnh gout nên hạn chế uống sữa đậu nành. Nhưng không có nghĩa là tuyệt đối tránh dùng sữa đậu nành mà cần kiểm soát số lượng, để phòng và điều trị bệnh gout.
Bệnh nhân suy thận
Bệnh nhân suy thận cần có chế độ ăn ít đạm, trong khi đó đậu nành và các chế phẩm của chúng là những thực phẩm giàu chất đạm, các chất chuyển hóa sẽ làm tăng gánh nặng cho thận.
Những điều cần lưu ý khi uống sữa đậu nành
Một trong những sản phẩm từ đậu nành được rất nhiều người yêu thích. Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, sữa đậu nành là thức uống dinh dưỡng giàu protein, canxi, vitamin và khoáng chất nên được nhiều người yêu thích sử dụng. Tuy nhiên, nếu dùng sữa đậu này không đúng cách còn gây hại cho sức khỏe.
Dưới đây là những điều cần lưu ý khi uống sữa đậu nành:
Không đánh trứng vào sữa đậu nành
Không ít người cho rằng đánh trứng cùng sữa đậu nành để uống sẽ làm tăng dinh dưỡng, phù hợp cho một bữa sáng giàu năng lượng. Nhưng hiệu quả lại ngược lại, lòng trắng trứng dễ kết hợp với men trypsin trong sữa đậu nành tạo thành kết tủa mà cơ thể không thể hấp thu. Như vậy việc kết hợp này không những không làm tăng mà còn gây hao hụt chất dinh dưỡng.
Không uống sữa đậu nành khi đói
Cơ thể sẽ không thể hấp thu và sử dụng tốt tất cả dưỡng chất có trong sữa đậu nành nếu bạn dùng lúc đói, thay vì thế hầu hết chuyển thành nhiệt để hấp thu. Thay vào đó, bạn nên dùng sữa đậu nành kết hợp với thực phẩm nhiều tinh bột như: bánh mì, bánh ngọt, để dịch dạ dày tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng từ sữa tốt nhất.
Bình luận