(VTC News) - Chúng tôi trở lại Mường Chiềng (Hòa Bình) để thăm lại những người mắc căn bệnh khủng khiếp gây xôn xao dư luận từ gần 4 năm qua.
>> Xem video về những người bệnh khủng khiếp ở Hòa Bình cuối bài viết
Kỳ 1: Cùng kiệt vì bệnh
Ở Mường Chiềng, người ta vẫn hãi hùng gọi họ là “quỷ ám”, là những thân phận bị ruồng bỏ. Những con người mắc phải căn bệnh quái đản và kinh dị đó, nhẹ thì da xám đen kịt, nhăn nhúm, nặng thì lở loét, khuôn mặt biến dạng méo mó, cử động mạnh thì vết nứt cứ vỡ ra, rồi máu chảy từng cơn.
Bệnh viện đã có kết luận rằng, đây là bệnh khô da sắc tố bẩm sinh, nhưng nguyên nhân từ đâu và cách chữa trị thế nào thì vẫn còn bỏ lửng.
Hồi năm 2011, trước khi về Mường Chiềng, tôi đã tìm hiểu khá kỹ về căn bệnh khô da sắc tố, nhưng vẫn không khỏi choáng váng và xót xa khi trực tiếp gặp và thăm hỏi những bệnh nhân tội nghiệp này.
Những con người đáng thương phải trốn chạy khỏi ánh nắng như một bản năng tự vệ, và điều đó càng đẩy họ lùi xa khỏi cộng đồng Mường Chiềng nhỏ bé, đẩy lùi họ rời xa cuộc sống bình thường.
Trong chuyến quay lại lần này, Mường Chiềng vẫn mộng mơ với một vẻ đẹp rất riêng của Tây Bắc.
Muốn đến xã này phải vật lộn với nhiều đèo dốc cùng những khúc quanh co gấp tay áo, thấp thoáng là con đường nhựa uốn éo xuyên qua núi, là trường học, trụ sở khang trang được xây dựng, là những nếp nhà sàn tươi mới lấp ló sau những cánh rừng hoang sơ.
Mường Chiềng bình yên là vậy, tươi đẹp là vậy, nhưng ẩn chứa đằng sau đó là những thân phận “quỷ ám” bị ruồng bỏ, và từng ngày họ đang phải đối diện với những nỗi đau khủng khiếp.
30 năm trước, ở Mường Chiềng chỉ có anh Xa Văn Thao, SN 1977, bị căn bệnh này khi mới được 1 tháng tuổi. Nhưng từ đó tới nay, ở Mường Chiềng con số bệnh nhân mắc căn bệnh “quỷ ám” đã lên tới 10 người. Trong đó, 1 người đã mất.
Người đầu tiên đã bị "thần chết" bắt đi ở Mường Chiềng là em Xa Văn Hải ở xóm Chum Nưa. Hải chỉ chống cự được với căn bệnh “quỷ ám” đến khi 8 tuổi (em mất năm 1994).
Khi Hải mất được 2 năm, mẹ của em sinh thêm một người con là Xa Văn Thành, thế nhưng Thành cũng xuất hiện những triệu chứng giống hệt anh mình.
9 người còn sống sót và đang phải ghánh chịu những cơn đau từng ngày. Oái oăm thay, căn bệnh vô phương cứu chữa lại gieo vào những hộ gia đình nghèo nhất, nhì xã.
Trong số những bệnh nhân “quỷ ám” còn sống sót ở Mường Chiềng, hiện Xa Văn Thao nặng nhất. Hiện tại, anh đã yếu lắm, căn bệnh ăn mòn cơ thể khiến anh thỉnh thoảng mới có thể đứng vững được, chốc chốc lại loạng choạng ngã thụp xuống.
Từng lớp da trên người Thao bong tróc, lở loét và chảy mủ, toàn thân lúc nào bốc lên một mùi tanh, hôi khiến bất kỳ ai khi gặp Thao cũng cảm thấy kinh hãi, xen lẫn sự xót xa.
Bản Nà Mạn nằm heo hút, lặng lẽ phía chân đồi. Ngôi nhà sàn trống huơ trống hoác của gia đình ông Xa Văn Chiều, Vi Thị Mông ngày càng trở nên lạnh lẽo và u buồn hơn. Căn bệnh quái ác đang từng ngày, từng giờ phát tác khiến cho cả 2 người con trai của ông Chiều đau đớn đến cùng cực.
Dù đã được Trạm trưởng Xa Thị Thành miêu tả trước về bệnh tình hiện tại của Xa Văn Thao, nhưng tôi vẫn không khỏi rùng mình khi nhìn thấy hình ảnh một người đàn ông trong hình hài “quỷ ám”, khuôn mặt dúm dó, xập xệ, đôi mắt thất thần hằn lên những vết đỏ ngầu. Trên lưng, trên cổ, một mảng lớn loang lổ, đỏ mỏ như vết thương chưa lành, cứ ngày càng khoét sâu vào cơ thể tội nghiệp đó, nước vàng cứ thỉnh thoảng lại chảy ra khắp người.
So với lần gặp hồi năm 2011, lần này Xa Văn Thao trông tàn tạ hơn nhiều. Nhìn thân hình héo rũ ấy, tôi chắc anh có lẽ cũng chỉ còn cân nặng độ ba chục ký. Thấy có người bước vào, Thao đờ đẫn nhìn với vẻ ngạc nhiên. Lát sau, anh lẩy bẩy đứng dậy, xiêu vẹo, một tay với cột nhà, rồi cứ thế lê từng bước một đến chân cầu thang. Ở đó, có người em trai đang chờ sẵn, dìu anh lên trên.
Nhắc tới câu chuyện của Thao, ông Xa Văn Chiều ngồi buồn rầu, rồi cứ thế chảy nước mắt: “Gia đình chúng tôi sức cùng lực kiệt rồi, giờ may lắm cũng chỉ đủ ăn. Trông con trai ngày càng yếu đi như vậy nhưng cũng đành bất lực, đành cố được lúc nào hay lúc ấy”.
Gia đình ông Chiều có 8 người con, trong đó có 2 người mắc phải căn bệnh “quỷ ám”. Tính từ lúc Thao mắc bệnh, và sau đó là người con trai thứ 6 Xa Văn Nhất cũng bị trời đày, thì gần như chưa lúc nào vợ chồng ông được yên giấc. Nếu không tỉnh dậy vì bất ngờ nghe tiếng gào rú đau đớn của con giữa đêm, thì cũng chỉ biết nằm thở vắn than dài cho số phận.
Những ai mách bảo vị thuốc nào tốt, ông Chiều cũng không quản ngại xa xôi mua về cho bằng được. Nhưng biết bao lần tay nải lên đường, băng rừng lội sối mà thất bại vẫn hoàn thất bại.
Nhà nước, bệnh viện cho thuốc, hàng tháng ông Chiều vẫn lên trạm xá xã để lấy về cho con. Theo lời ông, Thao ngày càng ốm yếu, có lẽ thuốc cũng chỉ đủ duy trì sự sống lay lắt từng ngày.
Hồi đầu năm nay, có một người đàn ông ở Phú Thọ nghe thông tin qua báo chí đã tìm đến, rồi bốc cho một bài thuốc nam. Những lần sau đó, ngày nào anh con trai trưởng trong nhà cũng đánh xe mấy chục cây số đi lấy thuốc. Nhưng cứ đắp vào là lát sau lại bong hết cả ra, kèm theo thứ nước vàng vàng rỉ xuống. Cả tháng trời bệnh tình không thuyên giảm, ông Thao cùng gia đình chán nản bỏ cuộc.
Đợt nắng nóng đầu hè vừa qua, Thao đau quá không ăn uống được gì, mặt mũi lúc nào cũng tứa máu, mủ xanh, mủ vàng rỉ chảy liên tục, nằm liệt một chỗ. Nhìn con như vậy, người cha tội nghiệp này chỉ còn biết khóc mà không thể làm gì.
Nhưng tai họa chưa phải kết thúc, chỉ mới cách hôm tôi gặp gia đình 10 ngày, nhằm hôm mát trời, Xa Văn Thao mò mẫm ra phía cầu thang tìm cách đi xuống. Rồi cái thân thể rã rời kia không trụ nổi nữa, anh lăn lông lốc xuống nền nhà, máu me bê bết với đất cát. Lần đó, người thân cứ tưởng sẽ chết, may mắn là 2 hôm sau Thao tỉnh dậy được. Nhưng cũng từ đó, Thao không còn đứng vững được nữa, chỉ ngồi một chỗ nhìn qua cửa sổ với ánh mắt vô vọng, và trong nhà lúc nào cũng phải có mấy người túc trực để canh chừng.
Ông Chiều tâm sự: “Thằng Thao năm nay 38 tuổi, thằng Nhất 28 tuổi mà nhìn như đứa trẻ 13 - 14, mặt mũi méo xệch, suốt ngày cởi trần. Điều tôi vẫn thấy an ủi là thằng Nhất dù vẫn mắc bệnh và có vẻ ngày càng nặng hơn, nhưng vẫn còn biết phụ mẹ đi chăn bò trên rẫy”.
Tuy nhiên, thỉnh thoảng Xa Văn Nhất lại lơ nga lơ ngơ, mặc kệ bò đi rông, tàn phá nương rẫy, bản thân cũng lang thang không biết mình đang đi đâu, báo hại gia đình phải vất vả đi tìm, có lần đi mấy ngày mới về được nhà.
Chào tạm biệt gia đình, ông Chiều lại khóc : “Tôi giờ cũng không biết phải làm gì nữa, số phận quá bất công với cả nhà. Dù không hy vọng có phép màu, nhưng khẩn cầu tất cả mọi người hãy cứu lấy 2 đứa con”.
Đúng là chỉ còn hy vọng có phép màu thật, bản thân tôi trước khi được chứng kiến sẽ không bao giờ dám nghĩ, trên đời này lại còn có những mảnh đời thương tâm đến như vậy. Đối với Xa Văn Thao, tôi vẫn nghĩ, liệu có phải là anh đang sống những ngày cuối đời trong cơ cực, đau khổ? và còn những người khác nữa đang mắc phải căn bệnh “quỷ ám” ở Mường Chiềng?
Còn tiếp...
Hải Minh
>> Xem video về những người bệnh khủng khiếp ở Hòa Bình cuối bài viết
Kỳ 1: Cùng kiệt vì bệnh
Ở Mường Chiềng, người ta vẫn hãi hùng gọi họ là “quỷ ám”, là những thân phận bị ruồng bỏ. Những con người mắc phải căn bệnh quái đản và kinh dị đó, nhẹ thì da xám đen kịt, nhăn nhúm, nặng thì lở loét, khuôn mặt biến dạng méo mó, cử động mạnh thì vết nứt cứ vỡ ra, rồi máu chảy từng cơn.
Bệnh viện đã có kết luận rằng, đây là bệnh khô da sắc tố bẩm sinh, nhưng nguyên nhân từ đâu và cách chữa trị thế nào thì vẫn còn bỏ lửng.
Hồi năm 2011, trước khi về Mường Chiềng, tôi đã tìm hiểu khá kỹ về căn bệnh khô da sắc tố, nhưng vẫn không khỏi choáng váng và xót xa khi trực tiếp gặp và thăm hỏi những bệnh nhân tội nghiệp này.
Những con người đáng thương phải trốn chạy khỏi ánh nắng như một bản năng tự vệ, và điều đó càng đẩy họ lùi xa khỏi cộng đồng Mường Chiềng nhỏ bé, đẩy lùi họ rời xa cuộc sống bình thường.
Trong chuyến quay lại lần này, Mường Chiềng vẫn mộng mơ với một vẻ đẹp rất riêng của Tây Bắc.
Muốn đến xã này phải vật lộn với nhiều đèo dốc cùng những khúc quanh co gấp tay áo, thấp thoáng là con đường nhựa uốn éo xuyên qua núi, là trường học, trụ sở khang trang được xây dựng, là những nếp nhà sàn tươi mới lấp ló sau những cánh rừng hoang sơ.
Mường Chiềng bình yên là vậy, tươi đẹp là vậy, nhưng ẩn chứa đằng sau đó là những thân phận “quỷ ám” bị ruồng bỏ, và từng ngày họ đang phải đối diện với những nỗi đau khủng khiếp.
30 năm trước, ở Mường Chiềng chỉ có anh Xa Văn Thao, SN 1977, bị căn bệnh này khi mới được 1 tháng tuổi. Nhưng từ đó tới nay, ở Mường Chiềng con số bệnh nhân mắc căn bệnh “quỷ ám” đã lên tới 10 người. Trong đó, 1 người đã mất.
Người đầu tiên đã bị "thần chết" bắt đi ở Mường Chiềng là em Xa Văn Hải ở xóm Chum Nưa. Hải chỉ chống cự được với căn bệnh “quỷ ám” đến khi 8 tuổi (em mất năm 1994).
Khi Hải mất được 2 năm, mẹ của em sinh thêm một người con là Xa Văn Thành, thế nhưng Thành cũng xuất hiện những triệu chứng giống hệt anh mình.
9 người còn sống sót và đang phải ghánh chịu những cơn đau từng ngày. Oái oăm thay, căn bệnh vô phương cứu chữa lại gieo vào những hộ gia đình nghèo nhất, nhì xã.
Trong số những bệnh nhân “quỷ ám” còn sống sót ở Mường Chiềng, hiện Xa Văn Thao nặng nhất. Hiện tại, anh đã yếu lắm, căn bệnh ăn mòn cơ thể khiến anh thỉnh thoảng mới có thể đứng vững được, chốc chốc lại loạng choạng ngã thụp xuống.
Từng lớp da trên người Thao bong tróc, lở loét và chảy mủ, toàn thân lúc nào bốc lên một mùi tanh, hôi khiến bất kỳ ai khi gặp Thao cũng cảm thấy kinh hãi, xen lẫn sự xót xa.
Bản Nà Mạn nằm heo hút, lặng lẽ phía chân đồi. Ngôi nhà sàn trống huơ trống hoác của gia đình ông Xa Văn Chiều, Vi Thị Mông ngày càng trở nên lạnh lẽo và u buồn hơn. Căn bệnh quái ác đang từng ngày, từng giờ phát tác khiến cho cả 2 người con trai của ông Chiều đau đớn đến cùng cực.
Một góc Mường Chiềng |
Dù đã được Trạm trưởng Xa Thị Thành miêu tả trước về bệnh tình hiện tại của Xa Văn Thao, nhưng tôi vẫn không khỏi rùng mình khi nhìn thấy hình ảnh một người đàn ông trong hình hài “quỷ ám”, khuôn mặt dúm dó, xập xệ, đôi mắt thất thần hằn lên những vết đỏ ngầu. Trên lưng, trên cổ, một mảng lớn loang lổ, đỏ mỏ như vết thương chưa lành, cứ ngày càng khoét sâu vào cơ thể tội nghiệp đó, nước vàng cứ thỉnh thoảng lại chảy ra khắp người.
Thấy người lạ, Xa Văn Thao nhìn bằng ánh mắt đờ đẫn |
So với lần gặp hồi năm 2011, lần này Xa Văn Thao trông tàn tạ hơn nhiều. Nhìn thân hình héo rũ ấy, tôi chắc anh có lẽ cũng chỉ còn cân nặng độ ba chục ký. Thấy có người bước vào, Thao đờ đẫn nhìn với vẻ ngạc nhiên. Lát sau, anh lẩy bẩy đứng dậy, xiêu vẹo, một tay với cột nhà, rồi cứ thế lê từng bước một đến chân cầu thang. Ở đó, có người em trai đang chờ sẵn, dìu anh lên trên.
Nhắc tới câu chuyện của Thao, ông Xa Văn Chiều ngồi buồn rầu, rồi cứ thế chảy nước mắt: “Gia đình chúng tôi sức cùng lực kiệt rồi, giờ may lắm cũng chỉ đủ ăn. Trông con trai ngày càng yếu đi như vậy nhưng cũng đành bất lực, đành cố được lúc nào hay lúc ấy”.
Ông Xa Văn Chiều: "Chúng tôi sức cùng lực kiệt rồi" |
Gia đình ông Chiều có 8 người con, trong đó có 2 người mắc phải căn bệnh “quỷ ám”. Tính từ lúc Thao mắc bệnh, và sau đó là người con trai thứ 6 Xa Văn Nhất cũng bị trời đày, thì gần như chưa lúc nào vợ chồng ông được yên giấc. Nếu không tỉnh dậy vì bất ngờ nghe tiếng gào rú đau đớn của con giữa đêm, thì cũng chỉ biết nằm thở vắn than dài cho số phận.
Những ai mách bảo vị thuốc nào tốt, ông Chiều cũng không quản ngại xa xôi mua về cho bằng được. Nhưng biết bao lần tay nải lên đường, băng rừng lội sối mà thất bại vẫn hoàn thất bại.
Nhà nước, bệnh viện cho thuốc, hàng tháng ông Chiều vẫn lên trạm xá xã để lấy về cho con. Theo lời ông, Thao ngày càng ốm yếu, có lẽ thuốc cũng chỉ đủ duy trì sự sống lay lắt từng ngày.
Hồi đầu năm nay, có một người đàn ông ở Phú Thọ nghe thông tin qua báo chí đã tìm đến, rồi bốc cho một bài thuốc nam. Những lần sau đó, ngày nào anh con trai trưởng trong nhà cũng đánh xe mấy chục cây số đi lấy thuốc. Nhưng cứ đắp vào là lát sau lại bong hết cả ra, kèm theo thứ nước vàng vàng rỉ xuống. Cả tháng trời bệnh tình không thuyên giảm, ông Thao cùng gia đình chán nản bỏ cuộc.
Đợt nắng nóng đầu hè vừa qua, Thao đau quá không ăn uống được gì, mặt mũi lúc nào cũng tứa máu, mủ xanh, mủ vàng rỉ chảy liên tục, nằm liệt một chỗ. Nhìn con như vậy, người cha tội nghiệp này chỉ còn biết khóc mà không thể làm gì.
Thỉnh thoảng, những vết thương lại vỡ ra, Thao chỉ còn biết kêu lên đau đớn |
Nhưng tai họa chưa phải kết thúc, chỉ mới cách hôm tôi gặp gia đình 10 ngày, nhằm hôm mát trời, Xa Văn Thao mò mẫm ra phía cầu thang tìm cách đi xuống. Rồi cái thân thể rã rời kia không trụ nổi nữa, anh lăn lông lốc xuống nền nhà, máu me bê bết với đất cát. Lần đó, người thân cứ tưởng sẽ chết, may mắn là 2 hôm sau Thao tỉnh dậy được. Nhưng cũng từ đó, Thao không còn đứng vững được nữa, chỉ ngồi một chỗ nhìn qua cửa sổ với ánh mắt vô vọng, và trong nhà lúc nào cũng phải có mấy người túc trực để canh chừng.
Ông Chiều tâm sự: “Thằng Thao năm nay 38 tuổi, thằng Nhất 28 tuổi mà nhìn như đứa trẻ 13 - 14, mặt mũi méo xệch, suốt ngày cởi trần. Điều tôi vẫn thấy an ủi là thằng Nhất dù vẫn mắc bệnh và có vẻ ngày càng nặng hơn, nhưng vẫn còn biết phụ mẹ đi chăn bò trên rẫy”.
Xa Văn Nhất vẫn còn biết đi chăn bò, nhưng vẫn lơ nga lơ ngơ |
Tuy nhiên, thỉnh thoảng Xa Văn Nhất lại lơ nga lơ ngơ, mặc kệ bò đi rông, tàn phá nương rẫy, bản thân cũng lang thang không biết mình đang đi đâu, báo hại gia đình phải vất vả đi tìm, có lần đi mấy ngày mới về được nhà.
Chào tạm biệt gia đình, ông Chiều lại khóc : “Tôi giờ cũng không biết phải làm gì nữa, số phận quá bất công với cả nhà. Dù không hy vọng có phép màu, nhưng khẩn cầu tất cả mọi người hãy cứu lấy 2 đứa con”.
Đúng là chỉ còn hy vọng có phép màu thật, bản thân tôi trước khi được chứng kiến sẽ không bao giờ dám nghĩ, trên đời này lại còn có những mảnh đời thương tâm đến như vậy. Đối với Xa Văn Thao, tôi vẫn nghĩ, liệu có phải là anh đang sống những ngày cuối đời trong cơ cực, đau khổ? và còn những người khác nữa đang mắc phải căn bệnh “quỷ ám” ở Mường Chiềng?
Còn tiếp...
Hải Minh
Bình luận