Ám ảnh về ngoại hình khiến nhiều chị em ép cân bằng mọi biện pháp. Sai lầm này có thể dẫn đến chán ăn tâm thần - chứng bệnh nguy hiểm ít người biết.
Vì muốn giảm cân trong thời gian ngắn, Nguyễn Thị Quỳnh (sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội) chọn chế độ ăn kiêng khắc nghiệt. Chỉ sau một thời gian, cô lâm vào tình trạng chán ăn, nhìn thấy thức ăn là nôn và phải nhập viện.
Tiếp nhận bệnh nhân, PGS.TS.BS cao cấp Cao Tiến Đức, Chủ nhiệm bộ môn Tâm thần và Tâm lý y học, khoa Tâm thần, Học viện Quân y 103 cho hay, Quỳnh nhập viện trong tình trạng suy nhược cơ thể trầm trọng, nếu chậm trễ sẽ khó cứu sống.
Đây là một trong những ca bệnh cấp tính liên quan đến chứng chán ăn tâm thần - một bệnh lý nguy hiểm ít người để ý.
Chán ăn tâm thần là gì?
Theo bác sĩ Đức, Việt Nam tuy chưa có thống kê chính thức nhưng có thể khẳng định số lượng người mắc bệnh này không ít. Trước đây, bệnh lý này được nhắc đến nhiều ở giới người mẫu. Hiện tại, bệnh xuất hiện phổ biến trong giới trẻ, đặc biệt phụ nữ. Bên cạnh đó, nam giới và người lớn cũng thường xuyên mắc.
Chuyên gia mô tả, chán ăn tâm thần xuất phát từ một người bình thường về mọi mặt từ thể chất lẫn tâm thần nhưng sau đó do nhu cầu làm đẹp, sự hoàn mĩ về ngoại hình nên thực hiện ăn kiêng, dẫn đến không ăn được, người gầy sút, người giảm 30% trọng lượng cơ thể.
Bệnh nhân mắc chứng chán ăn tâm thần bị ám ảnh rằng ăn bất cứ loại thức ăn nào cũng sẽ làm tăng cân nên họ thường khó quyết định có nên ăn hay không ăn một loại thức ăn nào đó. Sau đó, họ không thể ăn gì, dẫn tới việc cơ thể bị thiếu chất trầm trọng, suy nhược, thiếu máu,… Trường hợp nặng, bệnh nhân tử vong do suy nhược.
Ngoài ra, bệnh nhân còn bị những rối loạn về tâm lý và cảm xúc như trầm cảm, thiếu tự tin, cô độc, tính cách thất thường… Căn bệnh này có tỷ lệ tử vong gần 6%, với khoảng một nửa số tử vong có nguyên nhân từ hành vi tự tử.
Dấu hiệu nhận biết
PGS Cao Tiến Đức khuyến cáo, dấu hiệu cảnh báo chán ăn tâm thần là luôn ám ảnh về cân nặng và lượng calo trong thức ăn, cân nặng giảm sút, hay mệt mỏi và ngủ không ngon, tập thể dục quá mức…
Về điều trị, PGS Đức cho hay, bước đầu tiên muốn điều trị chán ăn tâm thần cần điều trị về bệnh thể chất. Bệnh nhân nhanh chóng phải được truyền dịch, tăng cường ăn uống, trường hợp nặng phải đặt ống xông, bơm trực tiếp. Bên cạnh đó, người bệnh được kết hợp dùng thuốc trầm cảm. Tuy nhiên, quan trọng nhất là sự cảm thông và chia sẻ của người thân và gia đình để bệnh nhân tin tưởng vào việc điều trị của mình.
Chuyên gia cũng khuyến cáo, gia đình, người thân cần quan tâm, để ý đến các biểu hiện bất thường của con em mình để kịp thời chữa trị, tránh hậu quả xấu xảy ra.
Nguồn: Zing
Vì muốn giảm cân trong thời gian ngắn, Nguyễn Thị Quỳnh (sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội) chọn chế độ ăn kiêng khắc nghiệt. Chỉ sau một thời gian, cô lâm vào tình trạng chán ăn, nhìn thấy thức ăn là nôn và phải nhập viện.
Tiếp nhận bệnh nhân, PGS.TS.BS cao cấp Cao Tiến Đức, Chủ nhiệm bộ môn Tâm thần và Tâm lý y học, khoa Tâm thần, Học viện Quân y 103 cho hay, Quỳnh nhập viện trong tình trạng suy nhược cơ thể trầm trọng, nếu chậm trễ sẽ khó cứu sống.
Đây là một trong những ca bệnh cấp tính liên quan đến chứng chán ăn tâm thần - một bệnh lý nguy hiểm ít người để ý.
Chán ăn tâm thần là chứng bệnh phổ biến trong giới người mẫu do ép cân quá mức. Ảnh: CNN. |
Chán ăn tâm thần là gì?
Theo bác sĩ Đức, Việt Nam tuy chưa có thống kê chính thức nhưng có thể khẳng định số lượng người mắc bệnh này không ít. Trước đây, bệnh lý này được nhắc đến nhiều ở giới người mẫu. Hiện tại, bệnh xuất hiện phổ biến trong giới trẻ, đặc biệt phụ nữ. Bên cạnh đó, nam giới và người lớn cũng thường xuyên mắc.
Chuyên gia mô tả, chán ăn tâm thần xuất phát từ một người bình thường về mọi mặt từ thể chất lẫn tâm thần nhưng sau đó do nhu cầu làm đẹp, sự hoàn mĩ về ngoại hình nên thực hiện ăn kiêng, dẫn đến không ăn được, người gầy sút, người giảm 30% trọng lượng cơ thể.
Bệnh nhân mắc chứng chán ăn tâm thần bị ám ảnh rằng ăn bất cứ loại thức ăn nào cũng sẽ làm tăng cân nên họ thường khó quyết định có nên ăn hay không ăn một loại thức ăn nào đó. Sau đó, họ không thể ăn gì, dẫn tới việc cơ thể bị thiếu chất trầm trọng, suy nhược, thiếu máu,… Trường hợp nặng, bệnh nhân tử vong do suy nhược.
Ngoài ra, bệnh nhân còn bị những rối loạn về tâm lý và cảm xúc như trầm cảm, thiếu tự tin, cô độc, tính cách thất thường… Căn bệnh này có tỷ lệ tử vong gần 6%, với khoảng một nửa số tử vong có nguyên nhân từ hành vi tự tử.
Dấu hiệu nhận biết
PGS Cao Tiến Đức khuyến cáo, dấu hiệu cảnh báo chán ăn tâm thần là luôn ám ảnh về cân nặng và lượng calo trong thức ăn, cân nặng giảm sút, hay mệt mỏi và ngủ không ngon, tập thể dục quá mức…
Về điều trị, PGS Đức cho hay, bước đầu tiên muốn điều trị chán ăn tâm thần cần điều trị về bệnh thể chất. Bệnh nhân nhanh chóng phải được truyền dịch, tăng cường ăn uống, trường hợp nặng phải đặt ống xông, bơm trực tiếp. Bên cạnh đó, người bệnh được kết hợp dùng thuốc trầm cảm. Tuy nhiên, quan trọng nhất là sự cảm thông và chia sẻ của người thân và gia đình để bệnh nhân tin tưởng vào việc điều trị của mình.
Chuyên gia cũng khuyến cáo, gia đình, người thân cần quan tâm, để ý đến các biểu hiện bất thường của con em mình để kịp thời chữa trị, tránh hậu quả xấu xảy ra.
Nguồn: Zing
Bình luận