• Zalo

Những mô tả kỳ bí về 'Ngày tận thế' trên thế giới

Thế giớiThứ Ba, 11/12/2012 09:10:00 +07:00Google News

Chu kỳ thiên nhiên – ngày và đêm, bốn mùa – đã từ lâu nuôi dưỡng nỗi sợ hãi của con người về việc sẽ bị rơi vào bóng tối vĩnh cửu hay mùa đông vô tận.

Bị một quả bí nuốt chửng, bị lũ lụt hay hỏa hoạn nhấn chìm, bị lạnh cóng trong kỷ băng hà mới, loài người đã nhìn Ngày tận thế với sự sợ hãi và cả niềm đam mê kể từ buổi bình minh của nhân loại.

Chu kỳ thiên nhiên – ngày và đêm, bốn mùa – đã từ lâu nuôi dưỡng nỗi sợ hãi của con người về việc sẽ bị rơi vào bóng tối vĩnh cửu hay mùa đông vô tận.

“Trước các tôn giáo một thần, các nền văn minh cổ đại sống trong nỗi sợ hãi rằng chu kỳ này một ngày nào đó sẽ ngừng lại,” nhà sử học Benard Sergent, tác giả của một cuốn sách gần đây về 13 huyền thoại khải huyền, giải thích.

Giới khoa học thế giới khẳng định 'ngày tận thế' không có thật 

Người Aztec tin rằng có một dịp nào đó – xảy ra 52 năm một lần – ánh sáng mặt trời sẽ không còn nữa, bởi vậy họ đã hiến tế nhiều người để đảm bảo ánh nắng vẫn tiếp tục.

Nhưng khác với việc Ngày tận thế là kết thúc tất cả mọi thứ, trong lịch sử, một huyền thoại khác lại cho rằng đó là một cách để thiết lập lại thời gian, phân chia giữa tốt và xấu và bắt đầu lại từ đầu.

Theo nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại, từ này có nghĩa là “khải huyền.” Được lựa chọn từ giả thiết trong Kinh Thánh, sách khải huyền về Thánh John, đây là một trong nhiều tình huống khi thế giới kết thúc, được truyền bá nhiều trong thời kỳ đầu của Thiên Chúa.

Cuốn sách về sự khải huyền, quyển cuối cùng trong bộ Tân Ước, mô tả một chuỗi các sự kiện đại hồng thủy tiêu diệt một phần sự sống trên Trái Đất, mà đỉnh điểm là sự trở lại lần thứ hai của chúa Jesus.

Đạo Hồi cũng có những câu chuyện về sự hủy diệt hàng loạt – bởi bão cát, xâm lược hoặc lửa.

Bệnh dịch, nạn đói và các cuộc chiến tranh tàn bạo  khiến châu Âu trong thời kỳ Trung cổ dường như đang tiến đến sự diệt vong – dẫn đến một thời kỳ hưng thịnh của những lời tiên tri rằng thế giới sẽ kết thúc vào năm 1000 sau công nguyên, như  những lời  tiên đoán về ngày Tận thế một thiên niên kỷ tới.


Vào thời kỳ đầu Phục hưng, các tín đồ Anabaptist (giáo phái rửa tội lại) đã bị thuyết phục rằng ngày kết thúc của thế giới đã gần kề, và điều quan trọng phải làm là “rửa tội lại” con người trước khi điều đó diễn ra.

“Điều thường đe dọa nhất là bị các vị thần hay thiên nhiên gọi đến, về việc bị trừng phạt do đã không tuân theo những yêu cầu từ những người cấp cao,” Jean-Noel Lafargue, tác giả về một nghiên cứu về huyền thoại ngày tận thế trong lịch sử, cho biết.

“Ngày nay chúng ta không còn cần đến các vị thần để khiến chúng ta run sợ. Các thảm họa nhân tạo đã đủ rồi. Đó là sự thay đổi trong thế kỷ 20.”

Trong hàng ngàn năm, nước được lựa chọn là vũ khí khải huyền.

Đối với Do thái-Kito giáo, lũ lụt gợi đến câu chuyện về chiếc thuyền Noah trong kinh thánh, nhưng mô tuýp về một trận đại hồng thủy do thần thánh giận dữ nhấn chìm loài người đã có từ lâu trong lịch sử.

Tại vùng Lưỡng Hà, huyền thoại về trận lụt lớn đến từ thời Sumer, giữa thiên niên kỷ thứ tư và thứ ba trước công nguyên, được kể lại trong sử thi Gilgamesh, một trong những tác phẩm văn học sớm nhất còn tồn tại cho đến ngày nay.

Hy Lạp cổ đại và La Mã cũng chia sẻ câu chuyện về trận lụt: Từ việc Ogyges – đặt tên theo một vị thần cai trị - bị nhấn chìm, cho đến Atlantic, lục địa huyền thoại bị biển cả vùi lấp, do nhà triết học Plato kể lại.

Tại buổi bình minh của nhân loại, một huyền thoại về nạn đại hồng thủy do một nhóm nhỏ những người đến từ vùng Cận Đông, người Do thái, đã trở thành huyền thoại nổi tiếng nhất.

Cuốn lịch đá nổi tiếng của người Maya 

Theo sách Sáng thế, Chúa quyết định giải thoát Trái Đất khỏi con người và loài vật, và chỉ bảo cho Noal, một người “chính trực,” đóng một chiếc tàu để cứu bản thân và một phần của sự sống.

Lửa thường đến trước, hoặc sau trận lụt.

Hy Lạp, Scandinavia, Ấn Độ và các nền văn hóa gốc châu Mỹ đều nói về sự hủy diệt của nhân loại thời kỳ đầu do ngọn lửa.

Châu Phi và Ai Cập cổ đại không có huyền thoại về đại hồng thủy, nhưng những câu chuyện dân gian Tây Phi kể về một “quả bầu nuốt,” hay một quả bí, nuốt chửng toàn bộ các khu làng, nhà cửa, gia súc, thậm chí một phần nhân loại.

“Tôi nghĩ rằng đó là một phần của sự cấu trúc lại loài người, một phần của tâm lý con người tại một nơi nào đó, những người có niềm say mê đối với sự kết thúc của nhân loại,” Jocelyn Bell Burnell, giáo sư vật lý học thiên thể tại Oxford cho AFP biết.

Trong thời kỳ toàn cầu hóa của thế kỷ 21, ngày tận thế -  trên màn ảnh – thường xuất hiện như một đại dịch hay do biến đổi khí hậu, nhưng lời tiên đoán được nhiều người chú ý nhất là ngày 21/12, đánh dấu từ lịch của người Maya, là ngày tận thế của thế giới.

Theo Vietnam+

Bình luận
vtcnews.vn