• Zalo

Những luận điệu giả dối nguy hiểm của Trung Quốc

Thế giớiThứ Tư, 21/05/2014 07:49:00 +07:00Google News

(VTC News) - Trung Quốc dùng mọi chiêu trò gây hấn với Việt Nam và các nước khác, trong khi luôn nói về 'hòa bình' ở Liên Hợp quốc.

(VTC News) - Trung Quốc dùng mọi chiêu trò khiêu khích với Việt Nam và các nước khác, trong khi luôn nói về 'hòa bình' ở Liên Hợp quốc.

Trong chuyến thăm Mỹ hồi cuối tuần trước, Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, tướng Phòng Phong Huy ngạo mạn nói: "Tây Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam) là lãnh thổ của chúng tôi, nhất định chúng tôi sẽ khoan thăm dò ở đó".

Trung Quốc huy động rất nhiều tàu lớn với chiến thuật dàn hàng ngang để bảo vệ việc hạ đặt trái phép giàn khoan HD- 981 trên vùng biển của Việt Nam 

Dư luận thế giới và ngay cả người phát ngôn Nhà Trắng cũng chỉ trích các hành động hung hãn của Trung Quốc ở Biển Đông, ngay cả khi tướng Phòng đang thăm Mỹ. 
Thế nhưng, người được cho là 'bộ não' của quân đội Bắc Kinh phát ngôn đầy hiếu chiến: "Trung Quốc không gây sự với ai, nhưng cũng không sợ hãi chuyện gì".
Phát ngôn mang đầy tính hăm dọa này sau đó được các tờ báo chính thống Trung Quốc như Tân Hoa Xã, Nhân dân nhật báo, Hoàn Cầu thời báo đăng tải.

Video: Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng, hung hãn đâm tàu Việt Nam

Trong lúc đặt giàn khoan trái phép Hải Dương 981 ở Hoàng Sa, tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc lại bị Philippines tố cáo qua việc di chuyển vật liệu xây dựng đến xây đường băng ở đảo Gạc Ma.
Đây là hòn đảo từng ghi nhận sự hy sinh của hàng chục chiến sỹ hải quân Việt Nam năm 1988 khi Trung Quốc bất ngờ huy động tàu chiến, lính thủy đánh bộ tấn công dã man các chiến sỹ Việt Nam đang cắm cờ trên đảo.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó tuyên bố trắng trợn rằng Bắc Kinh có quyền xây dựng các tòa nhà kiên cố trên quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam).

Công nhân Trung Quốc trên giàn khoan trái phép 

Trên mặt biển, lâu nay Trung Quốc luôn đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông, một âm mưu – hành động thâm hiểm nhằm thôn tính vùng đặc quyền kinh tế của nhiều nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Không chỉ dọa nạt Việt Nam và Philippines về tham vọng bành trướng của mình, Trung Quốc còn biến Indonesia từ vị thế là nước trung gian trong các tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á trở thành đối thủ của Trung Quốc.
Trong vòng chưa đầy vài tháng qua, Indonesia đã buộc tội Trung Quốc tuyên bố chủ quyền một cách trái phép trên đảo Natuna.
Điều này rõ ràng vượt quá cả 'sự trỗi dậy hòa bình' của Trung Quốc khi liên tục khiêu khích các nước láng giềng với tổng dân số chỉ hơn 400 triệu mà Trung Quốc cho là yếu hơn họ rất nhiều.

Video: Nhật ký hải trình Cảnh sát biển Việt Nam

Toàn bộ vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gói gọn trong đường chín đoạn của nước này kéo dài khoảng 1.000 dặm từ bờ biển Quảng Đông và Hải Nam đến gần sát đảo Borneo nơi Malaysia, Indonesia và Brunei cùng chia sẻ chủ quyền và bao gồm cả khu vực biển của Việt Nam và Philippines.
Dù Trung Quốc chỉ có 20% đường bờ biển trong khu vực biển Đông, những gì mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền chiếm tới 90% diện tích vùng biển này.

Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc

  • Kiên trì dùng lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư buộc rút giàn khoan
  • Kết hợp đấu tranh pháp lý và đấu tranh ngoại giao
  • Kiện ra tòa án quốc tế
  • Tuyên truyền cho người Trung Quốc hiểu thực chất vấn đề
  • Ý kiến khác (comment ở cuối bài)
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến

Mặc dù luôn vỗ ngực về cái gọi là ‘chủ quyền không thể tranh cãi’ nhưng Trung Quốc không muốn đưa vụ việc lên Tòa án Công lý Quốc tế, điều từng bị Philippines chỉ trích kịch liệt hồi năm ngoái. Manila khi đó đề nghị Bắc Kinh ra trước Tòa án Công lý Quốc tế về tranh chấp giữa hai nước nhưng Trung Quốc từ chối.
“Trung Quốc không dám ra tranh tụng trước tòa bởi họ đuối lý, nếu kiện nước này ra tòa, Việt Nam có đến 90% cơ hội thắng kiện”, Luật sư Hoàng Ngọc Giao - Viện trưởng Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Phát triển, nói với VTC News.

Bức ảnh khiến người dân Trung Quốc không tin vào giải thích của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc 

Ông Giao nói Trung Quốc cho thấy rõ sự sợ hãi, thiếu cơ sở pháp lý khi khăng khăng đòi giải quyết vấn đề Biển Đông qua đàm phán song phương, nhưng luôn né tránh khi đề cập tới Tòa án Công lý Quốc tế.
Điều này được thể hiện rõ rệt trong phát ngôn của Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị khi gặp Tổng thư ký Liên Hợp quốc Ban Ki-moon. Ông Vương nói “các nước châu Á có đủ khả năng duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực”, câu nói thể hiện Trung Quốc không hề muốn dư luận quốc tế can dự.
Trên các mặt báo Trung Quốc, không khó tìm thấy những cụm từ mỹ miều che đậy dã tâm nuốt trọn Biển Đông của nước này như: Con đường tơ lụa trên biển, Trung Quốc mộng, Trung Quốc trỗi dậy hòa bình v.v.

Video: Lễ chào cờ của Cảnh sát biển Việt Nam ở Hoàng Sa


Báo chí nước này cũng tự nhận rằng Trung Quốc “đạt được sự đồng thuận của nhiều nước trên thế giới” bất chấp thực tế các hãng thông tấn phương Tây đều chỉ trích kịch liệt Trung Quốc “hành xử nguy hiểm trên Biển Đông”.
Dựa trên thực tế Trung Quốc hung hãn xua tàu công vụ, tàu cá bọc vỏ sắt chủ động đâm, húc tàu Cảnh sát biển, tàu Kiểm ngư Việt Nam, nhiều tờ báo ở các nước nhận định Trung Quốc ngày càng ngạo mạn, sử dụng bạo lực khẳng định chủ quyền ở các hòn đảo không hề thuộc về mình.

Phương Mai
Bình luận
vtcnews.vn