(VTC News) - Với những thành quả đã đạt được trong năm 2015, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục hồi phục, phát triển và có được những bước nhảy vọt bứt phá hơn nữa trong năm mới 2016.
Bức tranh kinh tế 2015 với nhiều gam sáng
Nhìn lại kinh tế Việt Nam năm 2015, nhiều chuyên gia nhận định rằng kinh tế vĩ mô Việt Nam tăng trưởng ổn định, lạm phát thấp, cơ cấu nền kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực.
Theo công bố mới nhất của Tổng cục Thống kê, GDP cả nước năm 2015 ước tính tăng 6,68% so với năm 2014, GDP bình quân đầu người năm 2015 ước tính đạt 45,7 triệu đồng, tương đương 2109 USD, tăng 57 USD so với năm 2014.
Với mức tăng trưởng này, các chuyên gia nhìn nhận, nền kinh tế của Việt Nam đã có những sự phục hồi rõ nét.
Ngay từ đầu tháng 12 năm nay, báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng khẳng định, kinh tế Việt Nam đã ứng phó tương đối tốt trước những biến động của môi trường kinh tế bên ngoài và triển vọng trung hạn được đánh giá là tích cực.
Thành quả này là minh chứng cho thấy, sự điều hành nền kinh tế vĩ mô của Chính phủ đang đi đúng hướng.
Còn theo số liệu mà Bloomberg đưa ra, Việt Nam trong năm 2015 đạt tốc độ tăng trưởng GDP 6,27% - cao thứ 6 trong số các nền kinh tế mới nổi trên thế giới, bên cạnh Ấn Độ (7,3%), Tanzania (7,2%), Trung Quốc (6,95%), Uganda (6,85%), và Dominica (6,35%).
Chỉ số lạm phát năm vừa qua cũng chỉ ở mức 0,6% - mức thấp nhất kể từ năm 2001 cho tới nay. Thông thường, CPI tăng thấp là dấu hiệu cho thấy tổng cầu suy giảm, tuy nhiên mức tăng thấp của năm nay được đánh giá là dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế.
Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, chỉ số CPI ở mức thấp và ổn định sẽ tạo điều kiện cho các chính sách tiền tệ tích cực, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển và tạo điều kiện cho giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý được tính đầy đủ theo cơ chế thị trường.
Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng, lạm phát thấp trong năm 2015 không phản ánh tổng cầu yếu khi tiêu dùng gia tăng do giá hàng hóa thế giới giảm mạnh.
Giá thế giới giảm đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá tiêu dùng trong nước, khiến lạm phát (tổng thể) thấp hơn lạm phát cơ bản (lạm phát cơ bản năm 2015 ở mức 2%, cao hơn 1,4 điểm % so với lạm phát).
Bên cạnh đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng (đã loại trừ yếu tố giá) tăng khoảng 10,6-10,8%, là mức cao nhất trong 5 năm qua.
Còn theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới WB tại Việt Nam, mức tăng trưởng kinh tế đáng kể đạt được trong năm nay phần nhiều là do tăng tổng cầu trong nước nhờ gia tăng đầu tư và tiêu dùng cá nhân.
Cầu nội địa mạnh hơn, xuất khẩu vẫn được duy trì, cùng với lạm phát thấp và niềm tin được củng cố đã tạo cơ sở vững chắc cho tăng trưởng trong trung hạn của Việt Nam.
Đây là thời điểm thích hợp để củng cố ổn định kinh tế vĩ mô, tạo thêm “khoảng đệm” chính sách thông qua những nỗ lực kiên quyết để kiềm chế sự mất cân đối tài khóa và giải quyết những vấn đề bất cập còn tồn tại của khu vực ngân hàng”.
Công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế cũng đạt những kết quả bước đầu, môi trường kinh doanh có sự cải thiện nhờ việc triển khai thực hiện các luật mới, như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư sửa đổi, và các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ.
Nhờ đó, năm 2015 là năm thứ hai liên tiếp xếp hạng về năng lực cạnh tranh và điều kiện kinh doanh của Việt Nam được cải thiện. Xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã tăng từ 75 (năm 2013) lên 70 (năm 2014) và 68 (năm 2015); xếp hạng điều kiện kinh doanh tăng từ 99 (năm 2013) lên 93 (năm 2014) và 90 (năm 2015).
Những kỳ vọng cho năm mới 2016
Theo nhận định của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, năm 2016 sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Trước hết, tăng trưởng kinh tế thế giới cao hơn, kinh tế vĩ mô trong nước ổn định, cơ hội từ việc kí kết TPP sẽ tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài.
Hơn nữa, TPP cũng tạo ra sức ép buộc Việt Nam phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cơ cấu lại nền kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao tính minh bạch trong quản lý của Nhà nước, từ đó nâng cao năng suất của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng dài hạn
Bên cạnh đó, Việc triển khai thực hiện các luật mới liên quan đến cải thiện môi trường kinh doanh, như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư sửa đổi; và các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh sẽ tiếp tục củng cố niềm tin kinh doanh, cải thiện năng suất tổng hợp của nền kinh tế.
Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cũng dự báo, xuất khẩu của Việt Nam năm 2016 sẽ tăng trưởng cao hơn so với năm 2015 nhờ kinh tế và thương mại thế giới được dự báo tăng trưởng cao hơn. Trong khi đó, các hiệp định thương mại có hiệu lực trong năm 2016 giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là đối với mặt hàng dệt may, giày dép, nông, lâm, thủy sản.
Về lạm phát, cơ quan này dự báo, năm 2016 lạm phát cơ bản sẽ không cao hơn nhiều năm 2015, ở khoảng 3% và lạm phát sẽ thấp hơn lạm phát cơ bản, ở khoảng 2-3%. So với mục tiêu lạm phát dưới 5% do Quốc hội đề ra, năm 2016 có nhiều dư địa cho việc chủ động điều chỉnh giá hàng hóa và dịch vụ cơ bản cũng như tỷ giá.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (giải ngân) được dự báo tăng từ 13,2 tỷ USD ước cho năm 2015 lên 13,5 tỷ USD trong năm 2016. Đầu tư gián tiếp nước ngoài dự báo cũng tăng trong năm 2016 do tăng trưởng tiếp tục cải thiện, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, cho dù việc Mỹ tăng lãi suất có thể ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư gián tiếp vào các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển.
Hơn nữa, đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán dự kiến sẽ tăng do tỷ lệ sở hữu nước ngoài được nâng lên theo quy định của Nghị định 60/2015/NĐ-CP và hoạt động M&A được đẩy mạnh. Kiều hối cũng được dự báo ước đạt 13 tỷ USD trong năm 2015 và dự báo tăng lên 14 tỷ USD trong năm 2016.
Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia cũng đã đưa ra một số kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2016. Theo đó, nền kinh tế tiếp tục được duy trì ổn định và tiếp đà phát triển, hiệu quả đầu tư trong nước tiếp tục cải thiện.
Nền kinh tế sẽ phục hồi và phát triển mạnh trong trung hạn nhờ những động lực phát triển kinh tế, hiệu quả đầu tư trong nước tiếp tục cải thiện, các chính sách hỗ trợ tăng trưởng, tham gia các hiệp định tự do thương mại,…
Còn theo khẳng định trong báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB), dự báo mức tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2016 sẽ đạt 6,6%, với động lực phần nhiều là do tăng tổng cầu trong nước nhờ gia tăng đầu tư và tiêu dùng cá nhân. Triển vọng đà tăng trưởng của Việt Nam là tích cực và lạm phát sẽ ở mức thấp.
Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016 với những mục tiêu đề ra cho năm tiếp theo đó là tốc độ tăng GDP đạt 6,7%, xuất khẩu tăng 10%, nhập siêu dưới 5% kim ngạch xuất khẩu, lạm phát dưới 5%, vốn đầu tư toàn xã hội bằng 31% GDP.
Với những thành quả đạt được trong năm 2015, hy vọng rằng năm 2016 nền kinh tế Việt Nam của Việt Nam sẽ còn tiếp tục hồi phục, phát triển và có được những bước nhảy vọt bứt phá hơn nữa.
Huyền Trân
Bức tranh kinh tế 2015 với nhiều gam sáng
Nhìn lại kinh tế Việt Nam năm 2015, nhiều chuyên gia nhận định rằng kinh tế vĩ mô Việt Nam tăng trưởng ổn định, lạm phát thấp, cơ cấu nền kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực.
Theo công bố mới nhất của Tổng cục Thống kê, GDP cả nước năm 2015 ước tính tăng 6,68% so với năm 2014, GDP bình quân đầu người năm 2015 ước tính đạt 45,7 triệu đồng, tương đương 2109 USD, tăng 57 USD so với năm 2014.
Với mức tăng trưởng này, các chuyên gia nhìn nhận, nền kinh tế của Việt Nam đã có những sự phục hồi rõ nét.
Thành quả này là minh chứng cho thấy, sự điều hành nền kinh tế vĩ mô của Chính phủ đang đi đúng hướng.
Còn theo số liệu mà Bloomberg đưa ra, Việt Nam trong năm 2015 đạt tốc độ tăng trưởng GDP 6,27% - cao thứ 6 trong số các nền kinh tế mới nổi trên thế giới, bên cạnh Ấn Độ (7,3%), Tanzania (7,2%), Trung Quốc (6,95%), Uganda (6,85%), và Dominica (6,35%).
Chỉ số lạm phát năm vừa qua cũng chỉ ở mức 0,6% - mức thấp nhất kể từ năm 2001 cho tới nay. Thông thường, CPI tăng thấp là dấu hiệu cho thấy tổng cầu suy giảm, tuy nhiên mức tăng thấp của năm nay được đánh giá là dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế.
Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, chỉ số CPI ở mức thấp và ổn định sẽ tạo điều kiện cho các chính sách tiền tệ tích cực, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển và tạo điều kiện cho giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý được tính đầy đủ theo cơ chế thị trường.
Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng, lạm phát thấp trong năm 2015 không phản ánh tổng cầu yếu khi tiêu dùng gia tăng do giá hàng hóa thế giới giảm mạnh.
Giá thế giới giảm đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá tiêu dùng trong nước, khiến lạm phát (tổng thể) thấp hơn lạm phát cơ bản (lạm phát cơ bản năm 2015 ở mức 2%, cao hơn 1,4 điểm % so với lạm phát).
Bên cạnh đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng (đã loại trừ yếu tố giá) tăng khoảng 10,6-10,8%, là mức cao nhất trong 5 năm qua.
Còn theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới WB tại Việt Nam, mức tăng trưởng kinh tế đáng kể đạt được trong năm nay phần nhiều là do tăng tổng cầu trong nước nhờ gia tăng đầu tư và tiêu dùng cá nhân.
Cầu nội địa mạnh hơn, xuất khẩu vẫn được duy trì, cùng với lạm phát thấp và niềm tin được củng cố đã tạo cơ sở vững chắc cho tăng trưởng trong trung hạn của Việt Nam.
Đây là thời điểm thích hợp để củng cố ổn định kinh tế vĩ mô, tạo thêm “khoảng đệm” chính sách thông qua những nỗ lực kiên quyết để kiềm chế sự mất cân đối tài khóa và giải quyết những vấn đề bất cập còn tồn tại của khu vực ngân hàng”.
Công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế cũng đạt những kết quả bước đầu, môi trường kinh doanh có sự cải thiện nhờ việc triển khai thực hiện các luật mới, như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư sửa đổi, và các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ.
Nhờ đó, năm 2015 là năm thứ hai liên tiếp xếp hạng về năng lực cạnh tranh và điều kiện kinh doanh của Việt Nam được cải thiện. Xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã tăng từ 75 (năm 2013) lên 70 (năm 2014) và 68 (năm 2015); xếp hạng điều kiện kinh doanh tăng từ 99 (năm 2013) lên 93 (năm 2014) và 90 (năm 2015).
Những kỳ vọng cho năm mới 2016
Theo nhận định của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, năm 2016 sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Trước hết, tăng trưởng kinh tế thế giới cao hơn, kinh tế vĩ mô trong nước ổn định, cơ hội từ việc kí kết TPP sẽ tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài.
Hơn nữa, TPP cũng tạo ra sức ép buộc Việt Nam phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cơ cấu lại nền kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao tính minh bạch trong quản lý của Nhà nước, từ đó nâng cao năng suất của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng dài hạn
Bên cạnh đó, Việc triển khai thực hiện các luật mới liên quan đến cải thiện môi trường kinh doanh, như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư sửa đổi; và các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh sẽ tiếp tục củng cố niềm tin kinh doanh, cải thiện năng suất tổng hợp của nền kinh tế.
Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cũng dự báo, xuất khẩu của Việt Nam năm 2016 sẽ tăng trưởng cao hơn so với năm 2015 nhờ kinh tế và thương mại thế giới được dự báo tăng trưởng cao hơn. Trong khi đó, các hiệp định thương mại có hiệu lực trong năm 2016 giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là đối với mặt hàng dệt may, giày dép, nông, lâm, thủy sản.
Về lạm phát, cơ quan này dự báo, năm 2016 lạm phát cơ bản sẽ không cao hơn nhiều năm 2015, ở khoảng 3% và lạm phát sẽ thấp hơn lạm phát cơ bản, ở khoảng 2-3%. So với mục tiêu lạm phát dưới 5% do Quốc hội đề ra, năm 2016 có nhiều dư địa cho việc chủ động điều chỉnh giá hàng hóa và dịch vụ cơ bản cũng như tỷ giá.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (giải ngân) được dự báo tăng từ 13,2 tỷ USD ước cho năm 2015 lên 13,5 tỷ USD trong năm 2016. Đầu tư gián tiếp nước ngoài dự báo cũng tăng trong năm 2016 do tăng trưởng tiếp tục cải thiện, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, cho dù việc Mỹ tăng lãi suất có thể ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư gián tiếp vào các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển.
Hơn nữa, đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán dự kiến sẽ tăng do tỷ lệ sở hữu nước ngoài được nâng lên theo quy định của Nghị định 60/2015/NĐ-CP và hoạt động M&A được đẩy mạnh. Kiều hối cũng được dự báo ước đạt 13 tỷ USD trong năm 2015 và dự báo tăng lên 14 tỷ USD trong năm 2016.
Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia cũng đã đưa ra một số kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2016. Theo đó, nền kinh tế tiếp tục được duy trì ổn định và tiếp đà phát triển, hiệu quả đầu tư trong nước tiếp tục cải thiện.
Nền kinh tế sẽ phục hồi và phát triển mạnh trong trung hạn nhờ những động lực phát triển kinh tế, hiệu quả đầu tư trong nước tiếp tục cải thiện, các chính sách hỗ trợ tăng trưởng, tham gia các hiệp định tự do thương mại,…
Còn theo khẳng định trong báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB), dự báo mức tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2016 sẽ đạt 6,6%, với động lực phần nhiều là do tăng tổng cầu trong nước nhờ gia tăng đầu tư và tiêu dùng cá nhân. Triển vọng đà tăng trưởng của Việt Nam là tích cực và lạm phát sẽ ở mức thấp.
Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016 với những mục tiêu đề ra cho năm tiếp theo đó là tốc độ tăng GDP đạt 6,7%, xuất khẩu tăng 10%, nhập siêu dưới 5% kim ngạch xuất khẩu, lạm phát dưới 5%, vốn đầu tư toàn xã hội bằng 31% GDP.
Với những thành quả đạt được trong năm 2015, hy vọng rằng năm 2016 nền kinh tế Việt Nam của Việt Nam sẽ còn tiếp tục hồi phục, phát triển và có được những bước nhảy vọt bứt phá hơn nữa.
Huyền Trân
Bình luận