(VTC News) - Thương lái Trung Quốc ồ ạt thu mua những thứ lạ đời với giá cao, nhằm đạt được những mục đích đáng sợ như tận diệt loài giống, gia tăng dịch bệnh, giảm năng suất cây trồng và năng suất lao động...
Mua những thứ không có giá trị sử dụng
Lá điều, lá vải... là một trong những mặt hàng lạ đời được thương lái Trung Quốc thu mua ở Việt Nam.
Vào cuối năm 2012, ở Bình Phước xuất hiện khá nhiều thương lái Trung Quốc thu mua lá điều với giá 500-1.000 đồng/kg. Đây là mức giá hấp dẫn với người dân vì từ trước tới nay, lá điều khô chỉ là thứ bỏ đi, không ai nhặt.
Vì vậy mà người dân cứ đổ xô đi gom, phơi khô lá điều để bán. Thậm chí nhiều hộ còn "tận diệt" lá điều bằng cách phun thuốc để lá rụng khô - một việc làm mà theo người chuyên trồng điều cảnh báo sẽ gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây vào các vụ năm sau.
Ban đầu, mục đích thu mua lá điều khô của thương lái Trung Quốc không được tiết lộ nhưng theo nhiều nguồn tin thì họ thu gom về để... đốt. Cho đến khi chính quyền địa phương cảnh báo bà con thì các đầu nậu thu gom lá điều khô đồng loạt "biến mất", còn những người đã gom lá để chuẩn bị giao hàng thì dở khóc dở cười với số lá đã "găm".
Hay như vào giữa năm 2013, người dân tại các huyện Tây Hòa, Đồng Xuân, Sơn Hòa, Tuy An của tỉnh Phú Yên cho biết, nhiều thương lái Trung Quốc đổ về hỏi mua ngọn, thân cây sắn với giá mỗi bó cây sắn (20 cây) là 6.000 đồng.
Bản thân những người nông dân chặt sắn để bán cũng không biết thương lái mua cây sắn để làm gì bởi sắn vốn được trồng để lấy củ, còn phần thân ngọn gần như không có giá trị sử dụng.
Có những ngày, có người thu về 150.000 đồng đến 200.000 đồng, tương đương với trên dưới 30 bó cây sắn (khoảng 600 cây). Vì thế mà không ít người dân đổ xô đi chặt sắn để bán, khiến cho loài cây này bị tàn phá một cách không thương tiếc.
Mua những thứ gây ảnh hưởng tới năng suất
Đầu năm 2014, chính quyền tỉnh Vĩnh Long phát đi thông báo cảnh báo việc xuất hiện các thương lái đến từ Trung Quốc đi thu mua lá khoai lang non với giá 10.000-20.000 đồng/kg. Điều kiện các thương lái đặt ra khi thu mua là lá khoai tươi khi chưa thu hoạch củ, còn lá sau thu hoạch không mua.
Theo phân tích của chủ nhiệm hợp tác xã rau an toàn, cắt lá khoai non khi chưa thu hoạch củ có thể khiến cho năng suất vụ khoai đó giảm tới 50%.
Cũng trong năm 2014, trên địa bàn xã Ia Blang (huyện Chư Sê) xuất hiện một số người tự ý đứng ra thu gom gốc, rễ tiêu rồi về bán lại cho đầu mối tại TP Pleiku và cho thương lái người Trung Quốc. Giá mua rễ tiêu dao động quanh mức 45.000 đồng/kg. Nhiều người nghèo ham lợi đã đào bới trộm rễ tiêu đem bán ,khiến hàng chục ha tiêu có nguy cơ bị hủy hoại.
Nhận thấy có dấu hiệu bất thường, chính quyền tỉnh đã cảnh báo bà con việc thương lái Trung Quốc ồ ạt thu mua rễ tiêu là để làm cây tiêu mất sức, năng suất giảm mạnh, mất mùa, và đó chính là cơ hội để tiêu độc Trung Quốc thâm nhập vào thị trường Việt Nam.
Còn cách đó 10 năm, vào những năm 2004, phong trào “giết trâu lấy móng” bán cho thương lái Trung Quốc diễn ra rầm rộ ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam, vì lúc bấy giờ giá của bốn cái móng có khi bằng giá của cả một con trâu, nên một số người không ngần ngại chặt móng trâu để đem đi bán
Chưa kể vì cái lời làm "tối mắt" mà nhiều kẻ đã trở thành "trâu tặc", chuyên đi rình bắt trộm trâu để chặt móng đem bán. Phong trào này diễn ra trong một thời gian ngắn, nhưng đã làm cho số lượng trâu tại các vùng trồng trọt giảm rất mạnh. Về sau những năm 2012 còn xuất hiện cả những hộ dân chặt đuôi trâu, bò để bán cho thương lái Trung Quốc với giá cao. Người nông dân vì đó mà mất đi sức kéo và giảm hẳn đi năng suất lao động.
Những thứ gây mất cân bằng hệ sinh thái, làm gia tăng dịch bệnh
Một thời gian dài từ năm 2011 đến năm 2012, các lái buôn đổ xô mua đỉa khiến cho người dân săn lùng, thậm chí nuôi loài sinh vật này. Không ai hiểu tại sao mặt hàng lạ đời này được thương lái Trung Quốc thu mua.
Từ các tỉnh vùng ven như Vĩnh Phúc, Phú Thọ..., hàng chục người dân kéo về cánh đồng ngoại thành Hà Nội để bắt đỉa. Theo những người chuyên săn đỉa, giá mỗi kg đỉa do thương lái Trung Quốc thu mua lên tới 500.000 - 600.000 đồng, thậm chí có thời điểm lên tới cả triệu đồng/kg.
Do đó, việc săn đỉa hàng ngày đem lại lợi nhuận lớn hơn rất nhiều so với làm ruộng, khiến nông dân các vùng miền ráo riết săn đỉa đem bán, bỏ cả làng để lên phố tìm bắt đỉa.
Có những gia đình thậm chí còn nuôi loài sinh vật này, nhưng chỉ sau đó một thời gian, đầu nậu thu mua đã bỏ đi, để lại hàng tạ đỉa do người dân nuôi. Đến khi không bán được cho ai, một số người vứt cả bao tải chứa đỉa xuống ruộng khiến cho hệ sinh thái tại khu vực này bị ảnh hưởng.
Một loại "mặt hàng" khác phải kể đến đó là ốc bươu vàng. Do được giá nên nhiều năm trở lại đây, vào mùa lũ là nông dân ở ĐBSCL đổ xô đi bắt ốc bươu vàng. Lúc cao điểm, nhiều người thu nhập từ 150.000 - 200.000 đồng/ngày.
Tại khu vực Quốc Oai, Hà Nội cũng từng có nhiều thương lái đến thu mua ruột ốc bươu vàng với giá từ 18.000 đến 23.000 đồng/kg, có người còn kiếm được từ 500.000 – 600.000 đồng/ngày. Do đó, nhiều người còn sang tận Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam… để thu gom.
Tuy nhiên, những hậu quả có thể thấy được từ việc thu này đó là môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng vì xác vỏ ốc chất đống không được xử lý. Chưa kể người dân có thể đổ xô đào ao nuôi ốc bươu vàng, khi thương lái ngừng thu mua, ốc bươu vàng sẽ trở thành hiểm họa cho người trồng lúa và các loại hoa màu.
Mua những thứ quý hiếm để tận diệt tận gốc
Vào tháng 11/2012, hàng trăm người dân xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông và các xã Măng Cành, Măng Bút, Hiếu, huyện Kon Plông - Kon Tum đã đổ xô lên rừng tìm bứt cây kim cương về bán cho thương lái Trung Quốc với giá 1 triệu đồng/kg.
Người dân không quản nguy hiểm vào rừng để "săn lùng" cây kim cương và chỉ sau một thời gian ngắn, loại cây này có nguy cơ bị tiêu diệt và bị liệt vào danh sách thực vật nguy cấp quý hiếm thuộc nhóm IA.
Đó là một trong những vụ mua bán để tận diệt tận gốc những loại cây quý hiếm có giá trị của Việt Nam. Mấy năm trước, thương lái Trung Quốc còn phao tin rằng sưa - một loại gỗ quý của Việt Nam có thể chữa được bách bệnh nên muốn thu mua với giá cao.
Thấy lãi, không chỉ người dân mà "sưa tặc" bắt thi nhau chặt trộm gỗ sưa quý hiếm lâu đời trong rừng bán cho người Trung Quốc, khiến lượng gỗ quý này hiện giờ chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay.
Hay những tháng đầu năm 2014, ở Nghệ An, thương lái Trung Quốc xuất hành và tiến hành thu gom lá chua ke với giá 7.000-8.000 đồng/kg. Hàng trăm người đã đổ xô vào rừng tìm kiếm và nhổ sạch loài cây quý này.
Sau khi triệt thu một số loại cây khác như máu chó, hoàng đằng, củ ba mươi, cây khúc khắc (thổ phục linh)…các thương lái lại săn lùng mua thân cây cu li tươi với giá 2.500-4.000 đồng/kg. Ban đầu, người dân chỉ khai thác ở những bìa rừng, nhưng sau đó thì đào xới mọi nơi để bán. Cho đến nay, rất hiếm khi người ta thấy được bóng dáng của những loại cây này.
Mua những thứ thực sự không hiểu để làm gì
Vào giữa năm 2014, tình trạng khai thác, vận chuyển trắc dây trở nên rầm rộ hơn bao giờ trên tại địa bàn Thị xã Ninh Hòa và Huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Dân khai thác trắc dây không chỉ có người địa phương mà còn đến từ các huyện khác của tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Phú Yên, chủ yếu để bán cho thương lái Trung Quốc với giá 10.000 - 12.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa xác định rõ thương lái Trung Quốc thu mua trắc dây vì mục đích gì, chỉ biết là người dân khai thác theo kiểu “đào tận gốc, lấy tận ngọn”, rồi cắt gỗ thành khúc ngắn khoảng 30 cm - 1 m để cân ký bán.
Phân trâu
Phân trâu khô cũng là một mặt hàng lạ đời được thương lái Trung Quốc thu mua ở biên giới ba nước Việt-Trung-Lào.
Trong những năm 2012, 2013, tình trạng thu gom, mua bán phân trâu khô của thương lái Trung Quốc tại biên giới giữa ba nước Việt-Trung-Lào ở Apachair, Mường Né, Điện Biên cũng được diễn ra rất nhộn nhịp.
Vào các buổi sáng, có hàng chục lượt xe công nông chất đầy các bao phân trâu khô của bà con các bản giáp biên giới lại tấp nập nối đuôi nhau mang bán cho tư thương Trung Quốc.
Phân trâu mà bà con thu gom ở các đồi núi, khu chăn thả gia súc trong vùng được bán với giá 60.000 đồng/ bao 15kg. Tính ra mỗi kg phân trâu khô có giá chỉ có 4000 đồng, con số này không lớn nhưng đã thu hút được rất nhiều người dân ở các bản giáp biên giới Apachai tham gia.
Thực sự nhiều người khi nghe thông tin này đã không khỏi băn khoăn rằng không hiểu các tư thương Trung Quốc mua phân khô của loài gia súc này về làm gì. Khi được hỏi bất cứ thương lái nào thì họ đều có câu trả lời y hệt nhau là để bón cho các diện tích sản xuất nông nghiệp ở địa phương và gia đình.
Huyền Trân
Mua những thứ không có giá trị sử dụng
Lá điều, lá vải... là một trong những mặt hàng lạ đời được thương lái Trung Quốc thu mua ở Việt Nam.
Vào cuối năm 2012, ở Bình Phước xuất hiện khá nhiều thương lái Trung Quốc thu mua lá điều với giá 500-1.000 đồng/kg. Đây là mức giá hấp dẫn với người dân vì từ trước tới nay, lá điều khô chỉ là thứ bỏ đi, không ai nhặt.
Vì vậy mà người dân cứ đổ xô đi gom, phơi khô lá điều để bán. Thậm chí nhiều hộ còn "tận diệt" lá điều bằng cách phun thuốc để lá rụng khô - một việc làm mà theo người chuyên trồng điều cảnh báo sẽ gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây vào các vụ năm sau.
Mục đích thu mua lá điều khô của thương lái Trung Quốc không được tiết lộ nhưng theo nhiều nguồn tin thì họ thu gom về để... đốt - Ảnh minh họa |
Hay như vào giữa năm 2013, người dân tại các huyện Tây Hòa, Đồng Xuân, Sơn Hòa, Tuy An của tỉnh Phú Yên cho biết, nhiều thương lái Trung Quốc đổ về hỏi mua ngọn, thân cây sắn với giá mỗi bó cây sắn (20 cây) là 6.000 đồng.
Bản thân những người nông dân chặt sắn để bán cũng không biết thương lái mua cây sắn để làm gì bởi sắn vốn được trồng để lấy củ, còn phần thân ngọn gần như không có giá trị sử dụng.
Có những ngày, có người thu về 150.000 đồng đến 200.000 đồng, tương đương với trên dưới 30 bó cây sắn (khoảng 600 cây). Vì thế mà không ít người dân đổ xô đi chặt sắn để bán, khiến cho loài cây này bị tàn phá một cách không thương tiếc.
Mua những thứ gây ảnh hưởng tới năng suất
Đầu năm 2014, chính quyền tỉnh Vĩnh Long phát đi thông báo cảnh báo việc xuất hiện các thương lái đến từ Trung Quốc đi thu mua lá khoai lang non với giá 10.000-20.000 đồng/kg. Điều kiện các thương lái đặt ra khi thu mua là lá khoai tươi khi chưa thu hoạch củ, còn lá sau thu hoạch không mua.
Theo phân tích của chủ nhiệm hợp tác xã rau an toàn, cắt lá khoai non khi chưa thu hoạch củ có thể khiến cho năng suất vụ khoai đó giảm tới 50%.
Nhiều người dân sẵn sàng cắt lá non cả vườn khoai lang bán cho thương lái Trung Quốc - Ảnh minh họa |
Nhận thấy có dấu hiệu bất thường, chính quyền tỉnh đã cảnh báo bà con việc thương lái Trung Quốc ồ ạt thu mua rễ tiêu là để làm cây tiêu mất sức, năng suất giảm mạnh, mất mùa, và đó chính là cơ hội để tiêu độc Trung Quốc thâm nhập vào thị trường Việt Nam.
Còn cách đó 10 năm, vào những năm 2004, phong trào “giết trâu lấy móng” bán cho thương lái Trung Quốc diễn ra rầm rộ ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam, vì lúc bấy giờ giá của bốn cái móng có khi bằng giá của cả một con trâu, nên một số người không ngần ngại chặt móng trâu để đem đi bán
Móng trâu một thời là mặt hàng được thương lái Trung Quốc ồ ạt mua với giá rất cao - Ảnh minh họa |
Những thứ gây mất cân bằng hệ sinh thái, làm gia tăng dịch bệnh
Một thời gian dài từ năm 2011 đến năm 2012, các lái buôn đổ xô mua đỉa khiến cho người dân săn lùng, thậm chí nuôi loài sinh vật này. Không ai hiểu tại sao mặt hàng lạ đời này được thương lái Trung Quốc thu mua.
Từ các tỉnh vùng ven như Vĩnh Phúc, Phú Thọ..., hàng chục người dân kéo về cánh đồng ngoại thành Hà Nội để bắt đỉa. Theo những người chuyên săn đỉa, giá mỗi kg đỉa do thương lái Trung Quốc thu mua lên tới 500.000 - 600.000 đồng, thậm chí có thời điểm lên tới cả triệu đồng/kg.
Các lái buôn Trung Quốc đổ xô mua đỉa khiến cho người dân săn lùng, thậm chí nuôi loài sinh vật này - Ảnh minh họa |
Có những gia đình thậm chí còn nuôi loài sinh vật này, nhưng chỉ sau đó một thời gian, đầu nậu thu mua đã bỏ đi, để lại hàng tạ đỉa do người dân nuôi. Đến khi không bán được cho ai, một số người vứt cả bao tải chứa đỉa xuống ruộng khiến cho hệ sinh thái tại khu vực này bị ảnh hưởng.
Một loại "mặt hàng" khác phải kể đến đó là ốc bươu vàng. Do được giá nên nhiều năm trở lại đây, vào mùa lũ là nông dân ở ĐBSCL đổ xô đi bắt ốc bươu vàng. Lúc cao điểm, nhiều người thu nhập từ 150.000 - 200.000 đồng/ngày.
Tại khu vực Quốc Oai, Hà Nội cũng từng có nhiều thương lái đến thu mua ruột ốc bươu vàng với giá từ 18.000 đến 23.000 đồng/kg, có người còn kiếm được từ 500.000 – 600.000 đồng/ngày. Do đó, nhiều người còn sang tận Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam… để thu gom.
Tuy nhiên, những hậu quả có thể thấy được từ việc thu này đó là môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng vì xác vỏ ốc chất đống không được xử lý. Chưa kể người dân có thể đổ xô đào ao nuôi ốc bươu vàng, khi thương lái ngừng thu mua, ốc bươu vàng sẽ trở thành hiểm họa cho người trồng lúa và các loại hoa màu.
Mua những thứ quý hiếm để tận diệt tận gốc
Vào tháng 11/2012, hàng trăm người dân xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông và các xã Măng Cành, Măng Bút, Hiếu, huyện Kon Plông - Kon Tum đã đổ xô lên rừng tìm bứt cây kim cương về bán cho thương lái Trung Quốc với giá 1 triệu đồng/kg.
Người dân không quản nguy hiểm vào rừng để "săn lùng" cây kim cương và chỉ sau một thời gian ngắn, loại cây này có nguy cơ bị tiêu diệt và bị liệt vào danh sách thực vật nguy cấp quý hiếm thuộc nhóm IA.
Bà con nông dân không ngại nguy hiểm "xới tung" rừng hoang để tìm được cây kim cương - Ảnh minh họa |
Thấy lãi, không chỉ người dân mà "sưa tặc" bắt thi nhau chặt trộm gỗ sưa quý hiếm lâu đời trong rừng bán cho người Trung Quốc, khiến lượng gỗ quý này hiện giờ chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay.
Hay những tháng đầu năm 2014, ở Nghệ An, thương lái Trung Quốc xuất hành và tiến hành thu gom lá chua ke với giá 7.000-8.000 đồng/kg. Hàng trăm người đã đổ xô vào rừng tìm kiếm và nhổ sạch loài cây quý này.
Sau khi triệt thu một số loại cây khác như máu chó, hoàng đằng, củ ba mươi, cây khúc khắc (thổ phục linh)…các thương lái lại săn lùng mua thân cây cu li tươi với giá 2.500-4.000 đồng/kg. Ban đầu, người dân chỉ khai thác ở những bìa rừng, nhưng sau đó thì đào xới mọi nơi để bán. Cho đến nay, rất hiếm khi người ta thấy được bóng dáng của những loại cây này.
Mua những thứ thực sự không hiểu để làm gì
Vào giữa năm 2014, tình trạng khai thác, vận chuyển trắc dây trở nên rầm rộ hơn bao giờ trên tại địa bàn Thị xã Ninh Hòa và Huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Dân khai thác trắc dây không chỉ có người địa phương mà còn đến từ các huyện khác của tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Phú Yên, chủ yếu để bán cho thương lái Trung Quốc với giá 10.000 - 12.000 đồng/kg.
Đến nay vẫn không ai hiểu các thương lái Trung Quốc thu mua cây gỗ trắc làm gì - Ảnh minh họa |
Phân trâu
Phân trâu khô cũng là một mặt hàng lạ đời được thương lái Trung Quốc thu mua ở biên giới ba nước Việt-Trung-Lào.
Trong những năm 2012, 2013, tình trạng thu gom, mua bán phân trâu khô của thương lái Trung Quốc tại biên giới giữa ba nước Việt-Trung-Lào ở Apachair, Mường Né, Điện Biên cũng được diễn ra rất nhộn nhịp.
Vào các buổi sáng, có hàng chục lượt xe công nông chất đầy các bao phân trâu khô của bà con các bản giáp biên giới lại tấp nập nối đuôi nhau mang bán cho tư thương Trung Quốc.
Phân trâu mà bà con thu gom ở các đồi núi, khu chăn thả gia súc trong vùng được bán với giá 60.000 đồng/ bao 15kg. Tính ra mỗi kg phân trâu khô có giá chỉ có 4000 đồng, con số này không lớn nhưng đã thu hút được rất nhiều người dân ở các bản giáp biên giới Apachai tham gia.
Thực sự nhiều người khi nghe thông tin này đã không khỏi băn khoăn rằng không hiểu các tư thương Trung Quốc mua phân khô của loài gia súc này về làm gì. Khi được hỏi bất cứ thương lái nào thì họ đều có câu trả lời y hệt nhau là để bón cho các diện tích sản xuất nông nghiệp ở địa phương và gia đình.
Huyền Trân
Bình luận