(VTC News) – Những “vị khách” đến từ ngoài hành tinh luôn mang đến nhiều điều bí ẩn mà các nhà khoa học chưa thể đưa ra lời giải thích xác đáng.
Tháng 2/2013: Thiên thạch mang virus và chất lạ bầy nhầy hậu nổ thiên thạch
Các nhà khoa học lo ngại thiên thạch phát nổ trên bầu trời Chelyabinsk (Nga) có thể mang một số loại virút và bệnh mới tới Trái đất. Hình dạng của hòn đá rất đặc biệt và dường như chứa chất hóa học vofam cacbua, một loại hợp kim được sử dụng để chế tạo sợi đốt trong bóng đèn.
Không những vậy, vào thời điểm đó, một thiên thạch khổng lồ đã nổ tung khi đang ở gần bầu khí quyển Trái đất và kéo theo một vụ mưa thiên thạch trên vùng trời nước Nga.
Và ngay sau đó, mọi người phát hiện một chất nhầy dày khoảng 10cm và có màu trong đục này được phát hiện ở khu bảo tồn thiên nhiên Ham Wall, thuộc tỉnh Somerset, miền Nam nước Anh.
Một vài du khách phát hiện thứ chất lỏng chỉ ít lâu sau vụ nổ thiên thạch khổng lồ. Ngay lập tức rất nhiều người đã đưa ra đủ loại giả thuyết về xuất xứ của nó. Người dân địa phương cho biết, theo ghi chép để lại trước đây, nơi này từng xuất hiện những chất lỏng, nhầy kỳ lạ đó từ hồi thế kỷ 14.
Theo đó, trong thế kỷ 14, chất nhầy bí ẩn trên được cho là xuất hiện sau một trận mưa thiên thạch. Người dân địa phương gọi đó là chất lỏng từ các vì sao.
Tháng 6/2013: Thiên thạch “kỳ lạ nhất” lịch sử
Các nhà thiên văn thuộc trạm quan sát Arecibo, Puerto Rico, Mỹ, cho biết thiên thạch 1998 QE2 là “viên đá” kỳ lạ nhất trong lịch sử. Nó thuộc một lớp thiên thạch hoàn toàn mới mà hiện giờ chúng ta chưa hề có mẫu nghiệm và thông tin.
Họ cũng cho rằng thiên thạch này không giống bất cứ thiên thạch nào được tìm thấy trên Trái đất.
“Thiên thạch QE2 là một thiên thạch tối, màu đỏ và còn nguyên sơ, nghĩa là nó chưa hề bị nung nóng hay nung chảy như phần lớn các thiên thạch mà chúng ta biết”- tiến sỹ Ellen Howell, hiện làm việc tại trạm quan sát Arecibo cho biết.
Tháng 8/2014: Thiên thạch xoay cực nhanh tiến về Trái đất
Hồi năm 2014, các nhà nghiên cứu của Đại học Tennessee tại Mỹ phát hiện một thiên thạch xoay cực nhanh và đang bay về phía trái đất. Tên của nó là 1950 DA và có đường kính khoảng 1.000m.
Điều đặc biệt chưa từng thấy ở thiên thạch này là nó xoay một vòng trong 126 phút. Đây là một vận tốc không tưởng đối với thiên thạch lớn như 1950 DA, theo như Nature đưa tin.
Tốc độ xoay “khủng” như vậy thường sẽ phá hủy kết cấu bên trong của thiên thạch trong một thời gian ngắn nhưng điều này không hề đúng với 1950 DA.
Tuy nhiên, điêu đáng sợ hơn là nó đang bay thẳng tới trái đất. Nhưng quan trọng là thiên thạch này không sớm “ghé thăm” địa cầu ngay mà sẽ là vào ngày 16/3/2880.
Tháng 6/2015: Thiên thạch có chứa kim cương
Thực tế thì thiên thạch này đã rơi vào bầu khí quyển Trái đất và nổ tung tại sa mạc Nubian, Sudan từ 7 năm trước, năm 2008. Nó được đăt tên là Almahata Sitta.
Thông tin BBC cho biết, người ta phát hiện kim cương trong các mảnh vỡ được thu hồi. Đây là thiên thạch chứa kim cương lớn nhất từ trước tới nay và các mảnh vỡ kim cương của nó cũng thuộc dạng “khổng lồ”.
Hiện có 2 giả thuyết về việc hình thành kim cương. Đầu tiên là giả thuyết thứ nhất là các nguyên tử cacbon tự lắng đọng dần dần trong môi trường khí loãng ngoài không gian, tạo ra kim cương.
Giả thuyết thứ hai, có thể đúng hơn là những viên kim cương này được tạo ra trong lòng một “planetestimal”, vật thể có kích thước trung gian giữa một tiểu hành tinh và một hành tinh thực sự.
Tháng 7/2015: Thiên thạch trị giá 5,4 nghìn tỷ USD “chào lướt” Trái đất
Lõi của UW-158, tiểu hành tinh được cho là chứa khoảng 90 triệu tấn bạch kim bên trong này sẽ đến gần Trái đất gấp 30 lần so với hành tinh từng đạt khoảng cách gần nhất với chúng ta vào khoảng 10 giờ tối Chủ nhật (giờ địa phương tại Anh).
Nhà thiên văn Bob Berman cho biết: "Sẽ luôn là điều tuyệt vời khi có một tiểu hành tinh lướt qua thế giới của chúng ta.
Các tiểu hành tinh như UW-158 được công ty thăm dò Planetary Resources gọi là tiểu hành tinh "loại X", những nơi chứa nhiều loại quặng quý có thể được khai thác trong tương lai.
Hôm qua, công ty đã trình làng A3R, mẫu xe thử nghiệm đầu tiên giúp kiểm tra các công nghệ khai thác quặng từ các tiểu hành tinh tại Trạm Vũ trụ Quốc tế.
Công ty hiện đã lên một danh sách gồm hàng chục tiểu hành tinh "loại X" trên khắp hệ mặt trời.
Linh Trần
Tháng 2/2013: Thiên thạch mang virus và chất lạ bầy nhầy hậu nổ thiên thạch
Các nhà khoa học lo ngại thiên thạch phát nổ trên bầu trời Chelyabinsk (Nga) có thể mang một số loại virút và bệnh mới tới Trái đất. Hình dạng của hòn đá rất đặc biệt và dường như chứa chất hóa học vofam cacbua, một loại hợp kim được sử dụng để chế tạo sợi đốt trong bóng đèn.
Không những vậy, vào thời điểm đó, một thiên thạch khổng lồ đã nổ tung khi đang ở gần bầu khí quyển Trái đất và kéo theo một vụ mưa thiên thạch trên vùng trời nước Nga.
Chất bầy nhầy kỳ lạ xuất hiện sau trận mưa thiên thạch |
Một vài du khách phát hiện thứ chất lỏng chỉ ít lâu sau vụ nổ thiên thạch khổng lồ. Ngay lập tức rất nhiều người đã đưa ra đủ loại giả thuyết về xuất xứ của nó. Người dân địa phương cho biết, theo ghi chép để lại trước đây, nơi này từng xuất hiện những chất lỏng, nhầy kỳ lạ đó từ hồi thế kỷ 14.
Theo đó, trong thế kỷ 14, chất nhầy bí ẩn trên được cho là xuất hiện sau một trận mưa thiên thạch. Người dân địa phương gọi đó là chất lỏng từ các vì sao.
Tháng 6/2013: Thiên thạch “kỳ lạ nhất” lịch sử
Các nhà thiên văn thuộc trạm quan sát Arecibo, Puerto Rico, Mỹ, cho biết thiên thạch 1998 QE2 là “viên đá” kỳ lạ nhất trong lịch sử. Nó thuộc một lớp thiên thạch hoàn toàn mới mà hiện giờ chúng ta chưa hề có mẫu nghiệm và thông tin.
Thiên thạch 1998 QE2 là “viên đá” kỳ lạ nhất trong lịch sử |
“Thiên thạch QE2 là một thiên thạch tối, màu đỏ và còn nguyên sơ, nghĩa là nó chưa hề bị nung nóng hay nung chảy như phần lớn các thiên thạch mà chúng ta biết”- tiến sỹ Ellen Howell, hiện làm việc tại trạm quan sát Arecibo cho biết.
Tháng 8/2014: Thiên thạch xoay cực nhanh tiến về Trái đất
Hồi năm 2014, các nhà nghiên cứu của Đại học Tennessee tại Mỹ phát hiện một thiên thạch xoay cực nhanh và đang bay về phía trái đất. Tên của nó là 1950 DA và có đường kính khoảng 1.000m.
Thiên thạch xoay với vận tốc cực nhanh và sẽ đe dọa Trái đất vào năm 2880 |
Tốc độ xoay “khủng” như vậy thường sẽ phá hủy kết cấu bên trong của thiên thạch trong một thời gian ngắn nhưng điều này không hề đúng với 1950 DA.
Tuy nhiên, điêu đáng sợ hơn là nó đang bay thẳng tới trái đất. Nhưng quan trọng là thiên thạch này không sớm “ghé thăm” địa cầu ngay mà sẽ là vào ngày 16/3/2880.
Tháng 6/2015: Thiên thạch có chứa kim cương
Thực tế thì thiên thạch này đã rơi vào bầu khí quyển Trái đất và nổ tung tại sa mạc Nubian, Sudan từ 7 năm trước, năm 2008. Nó được đăt tên là Almahata Sitta.
Các hạt kim cương hình thành trong không gian |
Thông tin BBC cho biết, người ta phát hiện kim cương trong các mảnh vỡ được thu hồi. Đây là thiên thạch chứa kim cương lớn nhất từ trước tới nay và các mảnh vỡ kim cương của nó cũng thuộc dạng “khổng lồ”.
Hiện có 2 giả thuyết về việc hình thành kim cương. Đầu tiên là giả thuyết thứ nhất là các nguyên tử cacbon tự lắng đọng dần dần trong môi trường khí loãng ngoài không gian, tạo ra kim cương.
Giả thuyết thứ hai, có thể đúng hơn là những viên kim cương này được tạo ra trong lòng một “planetestimal”, vật thể có kích thước trung gian giữa một tiểu hành tinh và một hành tinh thực sự.
Tháng 7/2015: Thiên thạch trị giá 5,4 nghìn tỷ USD “chào lướt” Trái đất
Lõi của UW-158, tiểu hành tinh được cho là chứa khoảng 90 triệu tấn bạch kim bên trong này sẽ đến gần Trái đất gấp 30 lần so với hành tinh từng đạt khoảng cách gần nhất với chúng ta vào khoảng 10 giờ tối Chủ nhật (giờ địa phương tại Anh).
Thiên thạch chứa hàng tấn bạch kim với giá trị lớn ngang qua Trái đất |
Các tiểu hành tinh như UW-158 được công ty thăm dò Planetary Resources gọi là tiểu hành tinh "loại X", những nơi chứa nhiều loại quặng quý có thể được khai thác trong tương lai.
Hôm qua, công ty đã trình làng A3R, mẫu xe thử nghiệm đầu tiên giúp kiểm tra các công nghệ khai thác quặng từ các tiểu hành tinh tại Trạm Vũ trụ Quốc tế.
Công ty hiện đã lên một danh sách gồm hàng chục tiểu hành tinh "loại X" trên khắp hệ mặt trời.
Linh Trần
Bình luận