(VTC News) - Ông Đoàn Văn Diệp đã tiết lộ cuộc trộm xương người bị sét đánh 30 năm trước ở nghĩa địa ven TP. Điện Biên Phủ.
Kỳ 2: Vụ trộm xương cốt
Ông Đoàn Văn Diệp (Phường Noong Bua, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) từng đi bộ đội. Ra quân, ông về Điện Biên, làm công nhân tại Nông trường Điện Biên, rồi lập gia đình, sống luôn tại đất của nông trường.
Nhà ông cách Bệnh viện Nhân dân không xa lắm. Biết ông là người bạo gan, nên cán bộ trong bệnh viện thường thuê ông chôn cất cho những tử thi chết vì nhiều nguyên do đặc biệt, mà không tìm được thân nhân, hoặc thân nhân không nhận. Người dân trong vùng cũng an táng người chết ở sau bệnh viện, nên quả đồi biến thành nghĩa địa lớn, tên là nghĩa địa Hòa Bình, hoặc nghĩa địa Noong Bua.
Lâu dần, ông Diệp coi đó là công việc kiếm thêm. Ông cũng làm luôn việc bốc mộ, sang cát cho nhân dân quanh vùng tại nghĩa địa sau bệnh viện này.
Cô gái bất hạnh
Một hôm, vào ngày giữa tháng âm lịch, đầu thu năm 1987, khi ông Diệp đang uống nước chè ở nhà hàng xóm, là ông Chu Minh Chiến, thì hai người, là Trần Văn Điền và Nguyễn Văn Tài, ở xã cạnh kéo đến bàn chuyện bí mật.
Ông Điền tỏ vẻ bí ẩn: "Có vụ này, hai ông đi làm không? Chỉ mất nửa buổi thôi, mà được 500 ngàn đồng chia nhau".
Thời điểm đó, nhà ông Diệp rất nghèo, con cái nheo nhóc, đói ăn, nên nghe thấy chuyện kiếm tiền, thì hào hứng lắm. Lúc ấy, 500 ngàn đồng giá trị bằng mấy tấn thóc, nên dù chia làm 4, thì cũng cứu đói cho cả nhà được cả năm. Ông Tài nhẩn nha kể câu chuyện kiếm tiền dễ dàng mà bí hiểm này.
Ngày đó, ông Tài làm thuê cho Trần S. Gã là cán bộ nhà nước, nhưng kiếm sống bằng công việc đánh hàng từ Lào về Việt Nam. Trong lần giải lao, ngồi uống trà, hút thuốc lào, Trần S. mới lôi chuyện xương người bị sét đánh ra nói chuyện. Anh ta kể nhiều chuyện thần bí về những bộ xương của người bị sét đánh, nào là làm bùa rất hiệu nghiệm, nào là lấy may trong việc làm ăn…
Huyên thuyên chán chê những chuyện thần bí, thì anh ta mới bảo hai ông Tài và Điền rằng, thử đi tìm kiếm xem ở Lai Châu có ai bị sét đánh chết trong thời gian gần đây không. Nếu kiếm được, thì sẽ trả hậu hĩ.
Nghe Trần S. nói vậy, ông Tài và ông Điền mới lần mò đi dò hỏi. Trong một lần trò chuyện, thì người đàn ông tên Chính kể rằng, mấy năm trước, có nghe bà Thanh Mai, là y tá ở một bệnh xá, kể rằng, có một cô gái bị sét đánh, lúc đưa vào Bệnh viện Nhân dân, thì đã chết còng queo rồi. Sét đánh cô gái cháy đen thui, nhìn rất thương tâm. Đi tìm hiểu kỹ, thì nhóm người này biết được đôi dòng về thân phận người con gái kia.
Chuyện xảy ra vào năm 1983. Đêm ấy mưa to gió lớn, cô y tá Vũ Thị L. đang đạp xe ở trước sân bay Mường Thanh, thì bị sét đánh trúng. Luồng điện sáng lòa phóng xuống đất, kèm tiếng nổ long trời, đã cướp đi mạng sống của cô gái.
Không biết người thân là ai, nên người dân đưa thi thể cô vào bệnh viện. Lục lại giấy tờ mang theo, người ta mới biết, cô L. là người Tuyên Quang. Cô lên vùng đất tận cùng tây bắc học trường Trung cấp y tỉnh Lai Châu (khi đó chưa tách tỉnh thành Điện Biên và Lai Châu).
Học xong, cô về công tác ở huyện Điện Biên, cách thành phố không xa. Người thân ở mãi Tuyên Quang, nhà lại nghèo, đường sá thời điểm đó vô cùng khó khăn, không có điều kiện đưa thi thể người con gái xấu số này về quê, nên đã chôn chị L. ở nghĩa địa Hòa Bình.
Người thân cho đào mộ cô rất sâu, chôn chặt, rồi ở lại trông nom hơn 1 tháng trời. Người ta tin rằng, 1 tháng sau khi người bị sét đánh chết, thì năng lượng không còn tích tụ trong xương nữa, nên bộ xương vô giá trị.
Chính vì thế, chỉ cần trông nom mộ khoảng 1 tháng từ khi người đó qua đời vì lưỡi tầm sét. Thế nhưng, chẳng ai có thể ngờ, nữ y tá này đã bị chôn 4 năm rồi, còn bị đám người đào mồ cuốc mả để trộm cốt.
Tưởng rằng buôn ma túy, hay vũ khí, chứ đào ngôi mộ, móc bộ xương lên, mà được những 500 ngàn đồng, bằng hàng tấn thóc, hoặc hai con lợn béo, thì là việc quá hời, nên sau khi ông Tài và Điền trình bày, thì ông Diệp và Chiến gật đầu ngay. Kế hoạch đào mộ được nhóm người này vẽ ra chi tiết, chọn ngày giờ đẹp để xâm nhập nghĩa địa và trộm xương cốt.
Đêm trộm xương
Như hẹn, đúng 9 giờ đêm, nhóm người này có mặt ở nghĩa địa Hòa Bình. Ông Điền còn vác theo một đống quần áo mưa, găng tay da, ủng. Bình thường, mấy ông chỉ dùng tay không, lội chân đất xuống huyệt mò xương, róc thịt người để cải táng, nên đều ngạc nhiên, vì được trang bị hiện đại.
Theo ông Điền, thì Trần S. đã mua những thứ đó trang bị cho mọi người. Sau khi bàn bạc, thì ông Tài được phân công cảnh giới từ chân đồi. Nếu có người vào nghĩa địa, thì ông Tài sẽ kêu tiếng tắc kè, và mọi người tắt đèn dầu, ẩn nấp.
Biết có thêm 2 người tham gia đào mộ, nên Trần S. đã đưa trước 20 ngàn đồng, cùng 1kg thịt ba chỉ, nửa nạc nửa mỡ. Nhóm người này đã chia nhau, mỗi người 5 ngàn đồng.
Miếng thịt thì cắt làm 4, nhưng miếng to nhất chia cho ông Chiến, vì nhà nghèo, con đông, cả năm chẳng biết đến miếng thịt. Số tiền 5 ngàn đồng chia nhau, ông Diệp trích một phần mua hoa quả, nén hương, đem theo để làm lễ đàng hoàng.
Ông Diệp bày hoa quả, thắp hương, rồi khấn vái: "Anh nhà nghèo, đông con cái, nên mới làm cái việc này. Thằng S. nó thuê anh, thì anh cứ biết đưa em lên, tắm rửa cho em. Còn nó mang em đi đâu, làm gì thì anh không biết, kệ nó thôi. Có gì, em thông cảm cho anh. Cũng vì nghèo đói mà làm liều em ạ. Em có vật, thì cứ tìm thằng S. ở chợ Điện Biên mà vật nó, vì nó mới là chủ mưu".
Nghịa địa nằm trên quả đồi đá sỏi gan trâu, mộ người con gái này lại chôn rất sâu, nên phải đào suốt 3 giờ đồng hồ, đến 12 giờ đêm, mới thấy quan tài.
Bật nắp áo quan, thì thấy bên trong lõng bõng nước. Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, khiến ông Diệp phải nhảy lên, chờ cho mùi bay đi hết đã. Thế nhưng, ông Chu Minh Chiến thì chẳng sợ, cởi trần nhảy xuống lội nước, mò xương cốt cho vào chiếc túi vải mà ông Điền đã chuẩn bị từ trước.
Cầm chiếc đèn dầu soi gần, mọi người thấy rõ những mẩu xương của cô L. đều đen sì. Dòng điện cực mạnh của sét đã đốt cháy cả xương của cô, khiến xương chuyển thành màu đen, không giống xương cốt của người chết bình thường.
Vớt hết xương, ông Điệp và ông Chiến giao chiếc túi vải cho ông Điền. Ông Điền buộc vào gác ba ga xe đẹp, mang về nhà, rửa ráy xương cốt một lần nữa.
Tối hôm sau, ông Điền mang đến cho Trần S. Theo lời ông Điền, thì S. nhận cái túi vải đầy xương, nhưng không mở ra xem, mà bảo cứ vứt cạnh giếng nước, rồi bảo ông về luôn. Ông Điền hỏi chuyện tiền nong như đã hứa, thì anh bảo cứ về, để kiểm tra, xem xét, rồi thanh toán sau.
Thế nhưng, suốt 3 ngày sau, không thấy Trần S. đả động gì đến chuyện trả tiền công trộm mồ mả, nên cả nhóm 4 người cùng đạp xe đến nhà Trần S. để đòi tiền. Đến nơi, anh ta tỏ ra khó chịu, và nói không thể thanh toán được, vì thiếu mất cái xương quan trọng nhất, đó là xương bánh chè. Trần S. còn đặt câu hỏi vu vơ, rằng lúc đem xương lên, mọi người có kiểm tra lại không, rồi thì ai là người trông nom, bảo quản bộ xương…
Sau này, mọi người mới hiểu, Trần S. đặt câu hỏi, tung tin để gây mâu thuẫn trong nhóm, rằng ai đó đã trộm mất xương bánh chè, nên bộ xương không còn nhiều giá trị nữa. Kiểu như bộ xương hổ, mà thiếu xương bánh chè, thì mất hết giá trị.
Khi đó, mọi người chưa hiểu ý của Trần S., nên ngay đêm hôm đó lại mò ra nghĩa địa, rồi thay nhau nhảy xuống mò mẫm trong quan tài lõng bõng nước tìm xương bánh chè. Tuy nhiên, bới móc mãi cũng không lấy thêm được đốt xương nào, mà chỉ lấy được chiếc gương và cái lược.
Vì thông tin Trần S. bảo thiếu xương bánh chè, nên mọi người bực lắm, vẫn không thể nghĩ ra cách nào đòi tiền. Việc làm của nhóm ông Diệp cũng sai trái, nên càng không dám làm to, bởi lộ ra, thì chết cả lũ. Nhóm ông Diệp đành phải nuốt nỗi bực vào bụng.
Còn tiếp...
Phong Bình
Kỳ 2: Vụ trộm xương cốt
Ông Đoàn Văn Diệp (Phường Noong Bua, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) từng đi bộ đội. Ra quân, ông về Điện Biên, làm công nhân tại Nông trường Điện Biên, rồi lập gia đình, sống luôn tại đất của nông trường.
Nhà ông cách Bệnh viện Nhân dân không xa lắm. Biết ông là người bạo gan, nên cán bộ trong bệnh viện thường thuê ông chôn cất cho những tử thi chết vì nhiều nguyên do đặc biệt, mà không tìm được thân nhân, hoặc thân nhân không nhận. Người dân trong vùng cũng an táng người chết ở sau bệnh viện, nên quả đồi biến thành nghĩa địa lớn, tên là nghĩa địa Hòa Bình, hoặc nghĩa địa Noong Bua.
Lâu dần, ông Diệp coi đó là công việc kiếm thêm. Ông cũng làm luôn việc bốc mộ, sang cát cho nhân dân quanh vùng tại nghĩa địa sau bệnh viện này.
Cô gái bất hạnh
Một hôm, vào ngày giữa tháng âm lịch, đầu thu năm 1987, khi ông Diệp đang uống nước chè ở nhà hàng xóm, là ông Chu Minh Chiến, thì hai người, là Trần Văn Điền và Nguyễn Văn Tài, ở xã cạnh kéo đến bàn chuyện bí mật.
Ông Điền tỏ vẻ bí ẩn: "Có vụ này, hai ông đi làm không? Chỉ mất nửa buổi thôi, mà được 500 ngàn đồng chia nhau".
Thời điểm đó, nhà ông Diệp rất nghèo, con cái nheo nhóc, đói ăn, nên nghe thấy chuyện kiếm tiền, thì hào hứng lắm. Lúc ấy, 500 ngàn đồng giá trị bằng mấy tấn thóc, nên dù chia làm 4, thì cũng cứu đói cho cả nhà được cả năm. Ông Tài nhẩn nha kể câu chuyện kiếm tiền dễ dàng mà bí hiểm này.
Ông Đoàn Văn Diệp |
Ngày đó, ông Tài làm thuê cho Trần S. Gã là cán bộ nhà nước, nhưng kiếm sống bằng công việc đánh hàng từ Lào về Việt Nam. Trong lần giải lao, ngồi uống trà, hút thuốc lào, Trần S. mới lôi chuyện xương người bị sét đánh ra nói chuyện. Anh ta kể nhiều chuyện thần bí về những bộ xương của người bị sét đánh, nào là làm bùa rất hiệu nghiệm, nào là lấy may trong việc làm ăn…
Huyên thuyên chán chê những chuyện thần bí, thì anh ta mới bảo hai ông Tài và Điền rằng, thử đi tìm kiếm xem ở Lai Châu có ai bị sét đánh chết trong thời gian gần đây không. Nếu kiếm được, thì sẽ trả hậu hĩ.
Nghe Trần S. nói vậy, ông Tài và ông Điền mới lần mò đi dò hỏi. Trong một lần trò chuyện, thì người đàn ông tên Chính kể rằng, mấy năm trước, có nghe bà Thanh Mai, là y tá ở một bệnh xá, kể rằng, có một cô gái bị sét đánh, lúc đưa vào Bệnh viện Nhân dân, thì đã chết còng queo rồi. Sét đánh cô gái cháy đen thui, nhìn rất thương tâm. Đi tìm hiểu kỹ, thì nhóm người này biết được đôi dòng về thân phận người con gái kia.
Chuyện xảy ra vào năm 1983. Đêm ấy mưa to gió lớn, cô y tá Vũ Thị L. đang đạp xe ở trước sân bay Mường Thanh, thì bị sét đánh trúng. Luồng điện sáng lòa phóng xuống đất, kèm tiếng nổ long trời, đã cướp đi mạng sống của cô gái.
Không biết người thân là ai, nên người dân đưa thi thể cô vào bệnh viện. Lục lại giấy tờ mang theo, người ta mới biết, cô L. là người Tuyên Quang. Cô lên vùng đất tận cùng tây bắc học trường Trung cấp y tỉnh Lai Châu (khi đó chưa tách tỉnh thành Điện Biên và Lai Châu).
Nghĩa địa Noong Bua, nơi chôn xác cô Vũ Thị L. bị sét đánh |
Học xong, cô về công tác ở huyện Điện Biên, cách thành phố không xa. Người thân ở mãi Tuyên Quang, nhà lại nghèo, đường sá thời điểm đó vô cùng khó khăn, không có điều kiện đưa thi thể người con gái xấu số này về quê, nên đã chôn chị L. ở nghĩa địa Hòa Bình.
Người thân cho đào mộ cô rất sâu, chôn chặt, rồi ở lại trông nom hơn 1 tháng trời. Người ta tin rằng, 1 tháng sau khi người bị sét đánh chết, thì năng lượng không còn tích tụ trong xương nữa, nên bộ xương vô giá trị.
Chính vì thế, chỉ cần trông nom mộ khoảng 1 tháng từ khi người đó qua đời vì lưỡi tầm sét. Thế nhưng, chẳng ai có thể ngờ, nữ y tá này đã bị chôn 4 năm rồi, còn bị đám người đào mồ cuốc mả để trộm cốt.
Tưởng rằng buôn ma túy, hay vũ khí, chứ đào ngôi mộ, móc bộ xương lên, mà được những 500 ngàn đồng, bằng hàng tấn thóc, hoặc hai con lợn béo, thì là việc quá hời, nên sau khi ông Tài và Điền trình bày, thì ông Diệp và Chiến gật đầu ngay. Kế hoạch đào mộ được nhóm người này vẽ ra chi tiết, chọn ngày giờ đẹp để xâm nhập nghĩa địa và trộm xương cốt.
Đêm trộm xương
Như hẹn, đúng 9 giờ đêm, nhóm người này có mặt ở nghĩa địa Hòa Bình. Ông Điền còn vác theo một đống quần áo mưa, găng tay da, ủng. Bình thường, mấy ông chỉ dùng tay không, lội chân đất xuống huyệt mò xương, róc thịt người để cải táng, nên đều ngạc nhiên, vì được trang bị hiện đại.
Theo ông Điền, thì Trần S. đã mua những thứ đó trang bị cho mọi người. Sau khi bàn bạc, thì ông Tài được phân công cảnh giới từ chân đồi. Nếu có người vào nghĩa địa, thì ông Tài sẽ kêu tiếng tắc kè, và mọi người tắt đèn dầu, ẩn nấp.
Biết có thêm 2 người tham gia đào mộ, nên Trần S. đã đưa trước 20 ngàn đồng, cùng 1kg thịt ba chỉ, nửa nạc nửa mỡ. Nhóm người này đã chia nhau, mỗi người 5 ngàn đồng.
Vị trí chôn xác cô gái Vũ Thị L. |
Miếng thịt thì cắt làm 4, nhưng miếng to nhất chia cho ông Chiến, vì nhà nghèo, con đông, cả năm chẳng biết đến miếng thịt. Số tiền 5 ngàn đồng chia nhau, ông Diệp trích một phần mua hoa quả, nén hương, đem theo để làm lễ đàng hoàng.
Ông Diệp bày hoa quả, thắp hương, rồi khấn vái: "Anh nhà nghèo, đông con cái, nên mới làm cái việc này. Thằng S. nó thuê anh, thì anh cứ biết đưa em lên, tắm rửa cho em. Còn nó mang em đi đâu, làm gì thì anh không biết, kệ nó thôi. Có gì, em thông cảm cho anh. Cũng vì nghèo đói mà làm liều em ạ. Em có vật, thì cứ tìm thằng S. ở chợ Điện Biên mà vật nó, vì nó mới là chủ mưu".
Nghịa địa nằm trên quả đồi đá sỏi gan trâu, mộ người con gái này lại chôn rất sâu, nên phải đào suốt 3 giờ đồng hồ, đến 12 giờ đêm, mới thấy quan tài.
Bật nắp áo quan, thì thấy bên trong lõng bõng nước. Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, khiến ông Diệp phải nhảy lên, chờ cho mùi bay đi hết đã. Thế nhưng, ông Chu Minh Chiến thì chẳng sợ, cởi trần nhảy xuống lội nước, mò xương cốt cho vào chiếc túi vải mà ông Điền đã chuẩn bị từ trước.
Cầm chiếc đèn dầu soi gần, mọi người thấy rõ những mẩu xương của cô L. đều đen sì. Dòng điện cực mạnh của sét đã đốt cháy cả xương của cô, khiến xương chuyển thành màu đen, không giống xương cốt của người chết bình thường.
Video: Thú vị cảnh sét đánh quay chậm
Vớt hết xương, ông Điệp và ông Chiến giao chiếc túi vải cho ông Điền. Ông Điền buộc vào gác ba ga xe đẹp, mang về nhà, rửa ráy xương cốt một lần nữa.
Tối hôm sau, ông Điền mang đến cho Trần S. Theo lời ông Điền, thì S. nhận cái túi vải đầy xương, nhưng không mở ra xem, mà bảo cứ vứt cạnh giếng nước, rồi bảo ông về luôn. Ông Điền hỏi chuyện tiền nong như đã hứa, thì anh bảo cứ về, để kiểm tra, xem xét, rồi thanh toán sau.
Thế nhưng, suốt 3 ngày sau, không thấy Trần S. đả động gì đến chuyện trả tiền công trộm mồ mả, nên cả nhóm 4 người cùng đạp xe đến nhà Trần S. để đòi tiền. Đến nơi, anh ta tỏ ra khó chịu, và nói không thể thanh toán được, vì thiếu mất cái xương quan trọng nhất, đó là xương bánh chè. Trần S. còn đặt câu hỏi vu vơ, rằng lúc đem xương lên, mọi người có kiểm tra lại không, rồi thì ai là người trông nom, bảo quản bộ xương…
Sau này, mọi người mới hiểu, Trần S. đặt câu hỏi, tung tin để gây mâu thuẫn trong nhóm, rằng ai đó đã trộm mất xương bánh chè, nên bộ xương không còn nhiều giá trị nữa. Kiểu như bộ xương hổ, mà thiếu xương bánh chè, thì mất hết giá trị.
Khi đó, mọi người chưa hiểu ý của Trần S., nên ngay đêm hôm đó lại mò ra nghĩa địa, rồi thay nhau nhảy xuống mò mẫm trong quan tài lõng bõng nước tìm xương bánh chè. Tuy nhiên, bới móc mãi cũng không lấy thêm được đốt xương nào, mà chỉ lấy được chiếc gương và cái lược.
Vì thông tin Trần S. bảo thiếu xương bánh chè, nên mọi người bực lắm, vẫn không thể nghĩ ra cách nào đòi tiền. Việc làm của nhóm ông Diệp cũng sai trái, nên càng không dám làm to, bởi lộ ra, thì chết cả lũ. Nhóm ông Diệp đành phải nuốt nỗi bực vào bụng.
Còn tiếp...
Phong Bình
Bình luận