Vẫn biết chuyện HLV Nguyễn Tuấn Anh quấy rối tuyển thủ Trương Thanh Hằng chỉ là "con sâu bỏ rầu nồi canh"; song từ đó dù muốn hay không cũng phải thừa nhận một thực tế ngay càng đáng báo động: thể thao đang có quá nhiều những "con sâu"... thầy.
Đến tháng 6/2007, có một phiên tòa đặc biệt xét xử "thầy" Phan Thanh Định (môn vật) tội hành hạ dã man học trò, nhận bản án 15 tháng tù treo, đền bù 9 triệu. Ngoài ra, nội dung mà không chỉ một học trò tố ông thầy này cưỡng bức tình dục chưa được làm rõ, dù những nạn nhân khẳng định sẵn sàng đi tới cùng.
Đầu năm 2009, HLV ĐT trẻ silat Nguyễn Trần Tấn Lực bị loại khỏi hàng ngũ, đình chỉ công việc vì hành vi mượn rượu sàm sỡ học trò nữ, rồi còn tìm mọi cách chạy tội. Và vừa mới đây chính là ông thầy Nguyễn Tuấn Anh với scandal quấy rối nhiều lần tuyển thủ điền kinh Trương Thanh Hằng.
Bên cạnh đó, còn có một vấn nạn khác của HLV đã và đang như tảng băng chìm tàn phá sự lành mạnh của TTVN: "ăn chặn" tiền thưởng, tiền công tập luyện thi đấu của VĐV. Dù rất nhiều vụ đã được "giải quyết nội bộ" song chỉ qua mấy vụ việc được phanh phui, như ban huấn luyện đội tuyển bóng ném nam QG tiêu cực 49 triệu đồng tiền thưởng của VĐV cho thành tích HCB Sea Games 24, giải vô địch Đông Nam Á 2007, hay sự nhập nhèm tài chính của ông trưởng bộ môn Wushu năm 20011 cũng đã đủ thấy tính chất nghiêm trọng.
Một câu hỏi nhức nhối đặt ra là vì sao "sâu thầy" lại ngày càng tăng nhanh cả về số lượng lẫn hình thức. Tất nhiên ở đây còn một phần quan trọng liên quan đến ý thức, phẩm chất và sự rèn luyện của những cá nhân cụ thể.
Tuy nhiên, gốc rễ của nó lại gắn với những lỗ hổng to tưởng của ngành thể thao trong việc đào tạo, sử dụng, quản lý đội ngũ HLV. Trong đó, điểm yếu chung "chết người" của cả quy trình này là tình trạng chạy theo về số lượng và thành tích thuần túy, theo kiểu "đốt cháy giai đoạn" mà thiếu hẳn hành trang về lý luận, khoa học- công nghệ, văn hóa trong huấn luyện đào tạo; phong cách ứng xử, tâm lý sư phạm...
Chưa kể, việc quản lý thường xuyên yếu kém, nhất là thái độ thiếu quyết liệt, thậm chí nương nhẹ và bao che trước những vi phạm, sai lệch của một số HLV cũng tạo ra những nguy cơ khó lường.
Cách nay 15 năm, việc HLV trưởng ĐT taekwondo Nguyễn Hữu Vạn chủ mưu vụ giết người, sau đó chịu án tử hình đã là cú sốc động trời với thể thao Việt Nam. Thậm chí, khi vụ trọng án xảy ra cả ngành không thể tin đó là sự thật. Thế nhưng trong vài năm trở lại đây, những hiện tượng vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp của các HLV không hề hiếm.
Điển hình như năm 2007, ngay giữa Thủ đô đã có tới 2 trường hợp gây xôn xao dư luận. Một cựu tuyển thủ quốc gia karatedo đang là HLV cấp quận đi cướp giật, kinh hãi hơn là một HLV đấu kiếm thuộc diện đầy triển vọng còn dùng dao đâm chết người yêu cũ vì mâu thuẫn. Cũng trong năm nay, 2 ông HLV bóng đá rơi vào vòng lao lý vì liên quan đến móc ngoặc, dàn xếp tỷ số trận đấu.
Các nữ VĐV là nạn nhân chính của hành vi quấy rối tình dục (Ảnh minh họa) |
Đến tháng 6/2007, có một phiên tòa đặc biệt xét xử "thầy" Phan Thanh Định (môn vật) tội hành hạ dã man học trò, nhận bản án 15 tháng tù treo, đền bù 9 triệu. Ngoài ra, nội dung mà không chỉ một học trò tố ông thầy này cưỡng bức tình dục chưa được làm rõ, dù những nạn nhân khẳng định sẵn sàng đi tới cùng.
Đầu năm 2009, HLV ĐT trẻ silat Nguyễn Trần Tấn Lực bị loại khỏi hàng ngũ, đình chỉ công việc vì hành vi mượn rượu sàm sỡ học trò nữ, rồi còn tìm mọi cách chạy tội. Và vừa mới đây chính là ông thầy Nguyễn Tuấn Anh với scandal quấy rối nhiều lần tuyển thủ điền kinh Trương Thanh Hằng.
Bên cạnh đó, còn có một vấn nạn khác của HLV đã và đang như tảng băng chìm tàn phá sự lành mạnh của TTVN: "ăn chặn" tiền thưởng, tiền công tập luyện thi đấu của VĐV. Dù rất nhiều vụ đã được "giải quyết nội bộ" song chỉ qua mấy vụ việc được phanh phui, như ban huấn luyện đội tuyển bóng ném nam QG tiêu cực 49 triệu đồng tiền thưởng của VĐV cho thành tích HCB Sea Games 24, giải vô địch Đông Nam Á 2007, hay sự nhập nhèm tài chính của ông trưởng bộ môn Wushu năm 20011 cũng đã đủ thấy tính chất nghiêm trọng.
Một câu hỏi nhức nhối đặt ra là vì sao "sâu thầy" lại ngày càng tăng nhanh cả về số lượng lẫn hình thức. Tất nhiên ở đây còn một phần quan trọng liên quan đến ý thức, phẩm chất và sự rèn luyện của những cá nhân cụ thể.
Trương Thanh Hằng là nạn nhân mới nhất của "sâu thầy" trong ngành thể thao |
Tuy nhiên, gốc rễ của nó lại gắn với những lỗ hổng to tưởng của ngành thể thao trong việc đào tạo, sử dụng, quản lý đội ngũ HLV. Trong đó, điểm yếu chung "chết người" của cả quy trình này là tình trạng chạy theo về số lượng và thành tích thuần túy, theo kiểu "đốt cháy giai đoạn" mà thiếu hẳn hành trang về lý luận, khoa học- công nghệ, văn hóa trong huấn luyện đào tạo; phong cách ứng xử, tâm lý sư phạm...
Chưa kể, việc quản lý thường xuyên yếu kém, nhất là thái độ thiếu quyết liệt, thậm chí nương nhẹ và bao che trước những vi phạm, sai lệch của một số HLV cũng tạo ra những nguy cơ khó lường.
Theo Sỹ Minh (TT24h)
Bình luận