• Zalo

Những địa điểm đi lễ cầu may ngày Mùng 1 Tết ở Hà Nội

Thời sựThứ Năm, 19/02/2015 08:42:00 +07:00Google News

Gợi ý một số điểm đến tâm linh dành cho người dân khu vực Hà Nội và lân cận trong ngày xuất hành đầu năm mới Ất Mùi 2015.

Gợi ý một số điểm đến tâm linh dành cho người dân khu vực Hà Nội và lân cận trong ngày xuất hành đầu năm mới Ất Mùi 2015.

Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ cách trung tâm Hà Nội khoảng 4km về phía Tây, thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Phủ Tây Hồ
 

Ở ngay đầu làng có một ngôi đền thờ bà chúa Liễu Hạnh, một người đàn bà tài hoa, giỏi đàn ca, thơ phú, đức độ nên đã được dân gian thần thánh hoá tôn làm Thánh Mẫu (Thánh Mẹ).

Hàng năm cứ sau thời khắc giao thừa, khách hành hương về đây rất đông, vừa đi lễ Mẫu ban cho điều lành và mọi sự may mắn, vừa đi thưởng ngoạn cảnh đẹp Hồ Tây.

Phủ Tây Hồ đã được Bộ văn hóa cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa ngày 13/2/1996.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Văn Miếu - Quốc Tử Giám (quận Ba Đình, Hà Nội) là một di tích gắn liền với sự thành lập của kinh đô Thăng Long dưới triều Lý, đã có lịch sử gần nghìn năm, với quy mô khang trang bề thế nhất, tiêu biểu nhất cho Hà Nội và cũng là nơi được coi là biểu tượng cho văn hóa, lịch sử Việt Nam.
 Văn Miếu - Quốc Tử Giám
 

Là tổ hợp gồm hai di tích chính: Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam; và Quốc Tử Giám trường Quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam, với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước.

Vào ngày đầu năm, Văn Miếu - Quốc Tử Giám thu hút rất đông, chủ yếu là các bậc phụ huynh và con cái tới xin chữ.

Chùa Hà


Chùa Hà thuộc địa bàn phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội là một trong những quần thể chùa đẹp và thu hút rất nhiều phật tử, du khách và ngay cả các bạn trẻ Hà Thành.
chùa hà
 

Không biết từ bao giờ người Hà Thành lại gắn cho chùa Hà một niềm tin tha thiết vào hai chữ “tình duyên”.Nếu như các ngôi chùa khác thì người đến thắp hương đông nhất là các cụ cao niên và trung niên thì ở chùa Hà, đông nhất lại là các bạn trẻ, các nam thanh nữ tú đến đây cầu duyên.

Người đi chùa Hà cũng không sắp lễ nhiều như ở những chùa khác chỉ đơn giản là một ít tiền vàng, hoa, trầu cau đựng trong một chiếc khay nhỏ và một thứ không thể thiếu là tiền lẻ.

Tổ đình Phúc Khánh

Tổ đình Phúc Khánh nằm ngay dưới chân cầu vượt Ngã Tư Sở, Thanh Xuân, Hà Nội.
Tổ đình Phúc Khánh
 

Người dân đến đây mong tìm được sự thanh tịnh và hướng những việc cần phải làm cho năm mới.

Tổ đình Phúc Khánh, được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1988.

Chùa Trấn Quốc

Chùa tọa lạc phía Nam hồ Tây, đường Thanh Niên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Chùa Trấn Quốc
 

Chùa là công trình lịch sử thứ 10 trong Toàn xứ Đông Dương và đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.

Chùa Trấn Quốc ngày nay không chỉ nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử đến hành lễ mà còn là điểm thu hút khách tham quan, du lịch trong và ngoài nước.

Đền Quán Thánh

Trấn Vũ Quán hay còn gọi là đền Quán Thánh, từ xưa đã nổi danh trấn Bắc trong “Thăng Long tứ trấn” của đất kinh kỳ. Đền Quán Thánh là nơi thờ Huyền Thiên Trấn Vũ – một vị thần trấn giữ hướng Bắc kinh thành Thăng Long.
quán thánh
 

Đền Quán Thánh ngày nay nằm ở ngã tư đường Thanh Niên và đường Quán Thánh, Hà Nội, trên đất phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, phía Nam Hồ Tây và gần cửa Bắc Thành Hà Nội.

Không chỉ là một công trình có giá trị về mặt lịch sử và kiến trúc, đền Quán Thánh còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa nổi tiếng của người dân Hà Nội xưa và nay.

Đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc và khu vực hồ Hoàn Kiếm là điểm đến không thể bỏ qua của bất kỳ du khách nào khi tới Thủ đô Hà Nội.
Đền Ngọc Sơn
 

Đây là nơi linh thiêng, khi xưa các sĩ tử Bắc Hà đến cầu xin việc học hành.

Đền Ngọc Sơn nằm trong quần thể di tích Hồ Gươm đã được công nhận di tích lịch sử - văn hóa năm 1980.

Bảo Bình (tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn