Chúng ta có thể đã nghe nhiều về câu nói: "Một người bị đột quy, cả nhà đau khổ". Có thể thấy, đột quỵ (tai biến mạch máu não) gây ra tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe của mỗi người cũng như cuộc sống gia đình. Vậy đột quỵ nguy hiểm như thế nào? Những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ là gì?
Đột quỵ nguy hiểm như thế nào?
Đột quỵ vô cùng nguy hại. Đột quỵ là tình trạng não bộ đột ngột bị tổn thương khi mạch máu nuôi dưỡng phần não đó bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ, dẫn đến thiếu máu cục bộ và xuất huyết. Về lâm sàng tình trạng này xảy ra rất nhiều, trong đó nhồi máu não là triệu chứng thường gặp, chiếm đến 80%, còn xuất huyết não chiếm 20%.
Khi các mạch máu lên não bị tắc nghẽn có thể gây ra hiện tượng thiếu máu não (người ta hay gọi là nhồi máu não), hình thành huyết khối động mạch, tạo ra các mảng xơ vữa động mạch, từ đó gây ra một số rối loạn vận động.
Bị hôn mê
Khi bị đột quỵ, người bệnh có thể rơi vào tình trạng bị mất ý thức, bất tỉnh trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, đây chính là triệu chứng hôn mê.
Bị tê liệt
Đột quỵ gây ra những tổn thương lớn cho não, có thể ảnh hưởng đến chức năng não, dẫn đến các mức độ tổn thương chức năng não khác nhau như làm cho người bệnh không nói được, nói ngọng, mất khả năng vận động cơ bản, v.v.
Một số dấu hiệu cảnh báo đột quỵ
1. Ngáy ngủ và mệt mỏi
Trong cấu tạo cơ thể, não được cung cấp máu để duy trì sức khỏe của toàn cơ thể, nếu lượng máu cung cấp không đủ thì sẽ khiến cho các động mạch não nhỏ lại, làm ảnh hưởng đến trung khu hô hấp và gây thiếu máu cục bộ ở hệ thần kinh trung ương, làm chúng ta có biểu hiện ngáy ngủ và mệt mỏi liên miên.
2. Không thể nói rõ ràng, chảy nước dãi
Nếu một người bình thường vốn nói năng rất rõ ràng, nhưng đột nhiên trở nên khó nói, thậm chí chảy nước dãi thì nên đề phòng tai biến mạch máu não, trường hợp nặng có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
3. Trọng tâm cơ thể dịch chuyển sang một bên
Trong cuộc sống, nếu cơ thể của chúng ta xuất hiện tình trạng lệch trọng tâm sang một bên, khiến hoạt động chân tay trở nên bất thường, không linh hoạt, sức lực bị giảm sút, không thể cầm nắm đồ vật một cách chính xác, thì đây cũng là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ.
Làm thế nào để ngăn ngừa đột quỵ?
1. Kiểm soát lượng đường trong máu và các chỉ số sức khỏe
Trong cuộc sống hàng ngày, việc kiểm soát đường huyết, huyết áp, lipid máu (mỡ máu) là rất quan trọng để phòng ngừa đột quỵ.
2. Áp dụng chế độ ăn uống hợp lý
Về chế độ ăn uống, hãy cố gắng ăn nhạt hết mức có thể, lượng muối khuyến cáo là 5g/ngày, đừng ăn quá nhiều thịt cá, một chế độ ăn lành mạnh, ít sử dụng muối rất tốt cho việc điều hòa cơ thể.
3, Thực hiện việc chăm sóc sức khỏe chủ động, vận động đúng và đủ
Khi chúng ta có sức khỏe tốt nhờ việc chăm sóc bản thân chu đáo, thường xuyên và vận động đầy đủ, đúng cách, thì không chỉ đột quỵ, mà nhiều bệnh khác cũng sớm được ngăn ngừa và đẩy lùi. Do vậy, việc duy trì lối sống tốt cho sức khỏe là điều hết sức cần thiết, nên làm hàng ngày, hàng giờ.
Trên đây là một số dấu hiệu và cách phòng ngừa đột quỵ. Đột quỵ là bệnh lý nếu gặp phải sẽ gây ra hậu quả khôn lường, vì vậy chúng ta cần chú ý chăm sóc sức khỏe một cách hợp lý và khoa học để phòng tránh đột quỵ và giữ được một cơ thể khỏe mạnh.
Bình luận