(VTC News) – Từ Nhật Bản, Đông Nam Á tới Mỹ, những người Hàn Quốc đã tạo dựng cho mình cơ nghiệp đồ sộ nơi đất khách quê người.
Tại Nhật
Một doanh nhân Hàn vô cùng thành đạt khi lập nghiệp trên đất nước mặt trời mọc là Han Chang-woo, chủ tịch Maruhan – công ty chuyên sản xuất máy chơi game pachinko. Pachinko là một trò chơi giải trí có thưởng rất được người dân Nhật yêu thích. Đây cũng là ngành công nghiệp giúp đem lại lợi nhuận khổng lồ.
Maruhan hiện nắm giữ 70% thị phần trong ngành công nghiệp game pachinko. Việc này giúp chủ tịch Han nằm trong danh sách những doanh nhân giàu có nhất Nhật Bản. Gia sản của Han Chang-woo ước tính khoảng 5,4 tỷ USD.
Han Chang-woo sinh năm 1931 tại Samcheonpo, nay là Sacheon, phía nam tỉnh Gyeongsang. Ông nhập cư vào Nhật năm 1947 và thành lập Maruhan vào năm 1972 sau quãng thời gian trải qua đói khổ, thiếu thốn và bị phân biệt đối xử nặng nề.
Sau đó, ông mở rộng kinh doanh sang ngân hàng, bảo hiểm, xây dựng, thực phẩm và một số lĩnh vực khác. Chủ tịch Maruhan còn quyên góp 5 triệu USD để thành lập Quỹ Văn hóa và Giáo dục Han Chang-woo Nakako tại thành phố quê hương Sacheon.
Một doanh nhân mang dòng máu Hàn rất nổi tiếng tại Nhật khác là Masahiro Miki, người sáng lập ABC Mart, chuỗi cửa hàng bán lẻ giày dép. Không nhiều người biết rằng Miki là con lai Hàn – Nhật. Tên tiếng Hàn của ông là Kang Jeong-ho.
Miki chuyển hướng sang kinh doanh giày dép sau khi khởi nghiệp kinh doanh quần áo bởi nhận thấy ngành công nghiệp giày dép ở Nhật không thực sự mang tính cạnh tranh. ABC Mart đã thành công trên đất Nhật và hiện đã mở rộng sang Hàn Quốc, Đài Loan. Tạp chí Forbes xếp Masahiro Miki ở vị trí 11 trong danh sách những người giàu nhất Nhật Bản.
Dù rất ít thể hiện bản thân mình trước công chúng nhưng ông được biết tới là một doanh nhân chừng mực, tính tình chu đáo, cẩn thận. Ông thường làm việc cùng các nhân viên trong cửa hàng của mình vào những dịp cuối tuần.
Tại Đông Nam Á
Có rất nhiều doanh nhân Hàn thành công tại khu vực này. Đa phần họ đến Đông Nam Á với vai trò nhân viên kinh doanh thường xuyên và rồi quyết định ở lại lập nghiệp khi nhận thấy thị trường tiềm năng tại đây.
Song Chang-keun, người được biết tới nhiều hơn với tên C.K. Song, là chủ tịch kiêm giám đốc điều hành KMK Global Sports Group ở Indonesia. Ông làm việc tại một nhà máy chuyên sản xuất giày Nike vào năm 1984. Khi ngành công nghiệp giày ở Hàn Quốc có dấu hiệu tăng trưởng chậm, ông chuyển tới Indonesia năm 1988 để đầu tư vào lĩnh vực giày dép tại địa phương nhưng bất thành.
Ông quyết định thử lại một lần nữa bằng cách thành lập công ty sản xuất các bộ phận của giày dép chỉ với số vốn 300 USD. Năm 1990, Song thu mua một nhà máy giày địa phương và bắt đầu sản xuất giày Nike vào năm 1993.
Hiện nay, KMK Global Sports Group đạt doanh thu năm khoảng 250 triệu USD nhờ sản xuất giày thông qua sản xuất các thiết bị gốc cho các nhãn hàng danh tiếng như Nike, Converse, đồng thời sở hữu thương hiệu của riêng mình mang tên Eagle. Trung bình có khoảng 3 triệu đôi giày Eagle được bán ra mỗi ngày và tập đoàn trở thành một trong những thương hiệu giày hàng đầu Indonesia.
Oh Sei-young, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành Kolao Group, được biết tới là doanh nhân đi lên từ bàn tay trắng. Ông từng làm việc cho Kolon Global năm 1987, tại bộ phận thương mại thuộc chi nhánh ở Việt Nam.
Luôn mơ ước sở hữu công ty của riêng mình, Oh đã thành lập công ty kinh doanh xe ô tô qua sử dụng năm 1990 nhưng bị phá sản khi chính phủ sở tại dừng nhập khẩu nguyên liệu đã qua sử dụng sau khi gia nhập ASEAN năm 1995.
Sau đó, ông đã tới Lào và nhận thấy thị trường xe hơi đã qua sử dụng đầy tiềm năng ở đây. Ông vay mượn 2 triệu won từ chị gái và bắt đầu xây dựng ngành bán lẻ xe hơi qua sử dụng ở Lào năm 1997. Đây chính là khởi đầu của Kolao Developing.
Cái tên Kolao được ghép từ tên hai nước “Korea – Hàn” và “Laos – Lào” và hiện tại, Kolao Group hoạt động trong lĩnh vực phân phối, xây dựng và tài chính. Doanh thu năm của tập đoàn đạt 400 triệu USD. Tài sản của Oh ước tính khoảng 428,5 triệu USD sau khi niêm yết cổ phiếu tại sàn chứng khoán. Ông xếp thứ 46 trong danh sách 50 người giàu nhất Hàn Quốc năm 2014 của tạp chí Forbes.
Tại Mỹ
Một trong số những người Hàn theo đuổi giấc mơ Mỹ nổi tiếng nhất là Do-won “Don” Chang, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành Forever 21. Từng làm nhân viên giao cà phê tại Seoul, Chang nhập cư vào Mỹ năm 1981 để tìm vận may.
Khi ông chứng kiến những người làm trong ngành công nghiệp dệt may “lái những chiếc xe đẹp nhất”, ông và vợ mình, bà Jin-sook, quyết định thành lập “Fashion 21” tại Los Angeles năm 1984, sau đổi tên thành “Forever 21”.
Công ty ngày càng phát triển và vượt ra khỏi phạm vi cộng đồng người Hàn – Mỹ tới phần còn lại của nước Mỹ và mở rộng ra thị trường nước ngoài, trong đó có cả quê hương Hàn Quốc của ông. Chang và vợ hiện sở hữu khối tài sản trị giá 6,1 tỷ USD. Trong danh sách Tỷ phú 2015 của tạp chí Forbes, ông xếp thứ 248.
Thomas Byung-tae Cho, chủ tịch Flexfit LLC cũng thành công trong việc tạo dựng đế chế của mình từ gian khó. Cho từng là huấn luyện viên cho đội tuyển bóng ném nữ năm 1974. Khi khởi nghiệp ở New York 1 năm sau, ông đang nợ khoản tiền lên tới 200.000 USD. Đã có thời ông cầm các mẫu mũ trong tay, tự mình đi tìm kiếm người mua.
Ban đầu, khách hàng không mặn mà gì với Cho vì vốn tiếng Anh hạn chế của ông nhưng họ cũng nhận thấy tiềm năng từ những chiếc mũ in logo các nhãn hiệu nổi tiếng mà Cho giới thiệu như Budweiser, Ford và GM. Các tập đoàn nhận thấy loại mũ này là một biển quản cáo di động hiệu quả và bắt đầu đặt hàng. Mũ Flexfit hiện cũng là hàng hot tại các câu lạc bộ thể thao tại các giải đầu đình đám như MBL, NBA, NFL.
Được làm từ vật liệu spandex có độ đàn hồi cực tốt, mũ Flexfit nhanh chóng trở nên phổ biến tới mức chúng đã trở thành mục tiêu của dân trộm cắp. Mỗi năm, Flexfit xuất xưởng khoảng 35 triệu chiếc mũ và đạt doanh thu 250 triệu USD.
Khánh Huyền (theo Korea Herald)
Tại Nhật
Một doanh nhân Hàn vô cùng thành đạt khi lập nghiệp trên đất nước mặt trời mọc là Han Chang-woo, chủ tịch Maruhan – công ty chuyên sản xuất máy chơi game pachinko. Pachinko là một trò chơi giải trí có thưởng rất được người dân Nhật yêu thích. Đây cũng là ngành công nghiệp giúp đem lại lợi nhuận khổng lồ.
Han Chang-woo sinh năm 1931 tại Samcheonpo, nay là Sacheon, phía nam tỉnh Gyeongsang. Ông nhập cư vào Nhật năm 1947 và thành lập Maruhan vào năm 1972 sau quãng thời gian trải qua đói khổ, thiếu thốn và bị phân biệt đối xử nặng nề.
Sau đó, ông mở rộng kinh doanh sang ngân hàng, bảo hiểm, xây dựng, thực phẩm và một số lĩnh vực khác. Chủ tịch Maruhan còn quyên góp 5 triệu USD để thành lập Quỹ Văn hóa và Giáo dục Han Chang-woo Nakako tại thành phố quê hương Sacheon.
Một doanh nhân mang dòng máu Hàn rất nổi tiếng tại Nhật khác là Masahiro Miki, người sáng lập ABC Mart, chuỗi cửa hàng bán lẻ giày dép. Không nhiều người biết rằng Miki là con lai Hàn – Nhật. Tên tiếng Hàn của ông là Kang Jeong-ho.
Dù rất ít thể hiện bản thân mình trước công chúng nhưng ông được biết tới là một doanh nhân chừng mực, tính tình chu đáo, cẩn thận. Ông thường làm việc cùng các nhân viên trong cửa hàng của mình vào những dịp cuối tuần.
Tại Đông Nam Á
Có rất nhiều doanh nhân Hàn thành công tại khu vực này. Đa phần họ đến Đông Nam Á với vai trò nhân viên kinh doanh thường xuyên và rồi quyết định ở lại lập nghiệp khi nhận thấy thị trường tiềm năng tại đây.
Song Chang-keun, người được biết tới nhiều hơn với tên C.K. Song, là chủ tịch kiêm giám đốc điều hành KMK Global Sports Group ở Indonesia. Ông làm việc tại một nhà máy chuyên sản xuất giày Nike vào năm 1984. Khi ngành công nghiệp giày ở Hàn Quốc có dấu hiệu tăng trưởng chậm, ông chuyển tới Indonesia năm 1988 để đầu tư vào lĩnh vực giày dép tại địa phương nhưng bất thành.
Hiện nay, KMK Global Sports Group đạt doanh thu năm khoảng 250 triệu USD nhờ sản xuất giày thông qua sản xuất các thiết bị gốc cho các nhãn hàng danh tiếng như Nike, Converse, đồng thời sở hữu thương hiệu của riêng mình mang tên Eagle. Trung bình có khoảng 3 triệu đôi giày Eagle được bán ra mỗi ngày và tập đoàn trở thành một trong những thương hiệu giày hàng đầu Indonesia.
Oh Sei-young, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành Kolao Group, được biết tới là doanh nhân đi lên từ bàn tay trắng. Ông từng làm việc cho Kolon Global năm 1987, tại bộ phận thương mại thuộc chi nhánh ở Việt Nam.
Sau đó, ông đã tới Lào và nhận thấy thị trường xe hơi đã qua sử dụng đầy tiềm năng ở đây. Ông vay mượn 2 triệu won từ chị gái và bắt đầu xây dựng ngành bán lẻ xe hơi qua sử dụng ở Lào năm 1997. Đây chính là khởi đầu của Kolao Developing.
Cái tên Kolao được ghép từ tên hai nước “Korea – Hàn” và “Laos – Lào” và hiện tại, Kolao Group hoạt động trong lĩnh vực phân phối, xây dựng và tài chính. Doanh thu năm của tập đoàn đạt 400 triệu USD. Tài sản của Oh ước tính khoảng 428,5 triệu USD sau khi niêm yết cổ phiếu tại sàn chứng khoán. Ông xếp thứ 46 trong danh sách 50 người giàu nhất Hàn Quốc năm 2014 của tạp chí Forbes.
Tại Mỹ
Một trong số những người Hàn theo đuổi giấc mơ Mỹ nổi tiếng nhất là Do-won “Don” Chang, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành Forever 21. Từng làm nhân viên giao cà phê tại Seoul, Chang nhập cư vào Mỹ năm 1981 để tìm vận may.
Công ty ngày càng phát triển và vượt ra khỏi phạm vi cộng đồng người Hàn – Mỹ tới phần còn lại của nước Mỹ và mở rộng ra thị trường nước ngoài, trong đó có cả quê hương Hàn Quốc của ông. Chang và vợ hiện sở hữu khối tài sản trị giá 6,1 tỷ USD. Trong danh sách Tỷ phú 2015 của tạp chí Forbes, ông xếp thứ 248.
Thomas Byung-tae Cho, chủ tịch Flexfit LLC cũng thành công trong việc tạo dựng đế chế của mình từ gian khó. Cho từng là huấn luyện viên cho đội tuyển bóng ném nữ năm 1974. Khi khởi nghiệp ở New York 1 năm sau, ông đang nợ khoản tiền lên tới 200.000 USD. Đã có thời ông cầm các mẫu mũ trong tay, tự mình đi tìm kiếm người mua.
Những chiếc mũ đình đám của Flexfit |
Được làm từ vật liệu spandex có độ đàn hồi cực tốt, mũ Flexfit nhanh chóng trở nên phổ biến tới mức chúng đã trở thành mục tiêu của dân trộm cắp. Mỗi năm, Flexfit xuất xưởng khoảng 35 triệu chiếc mũ và đạt doanh thu 250 triệu USD.
Khánh Huyền (theo Korea Herald)
Bình luận