Việc Đức hủy diệt Brazil với tỷ số 7-1 trong trận bán kết World Cup 2014 là bất ngờ kinh điển mới nhất của bóng đá thế giới nhiều năm qua.
Hãy cùng điểm lại những cú sốc không tưởng được ghi nhận ở giải bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh này.
Mỹ thắng Anh 1-0 (năm 1950)
Đến với vòng chung kết World Cup đầu tiên của mình, tuyển Anh được ca ngợi là ứng cử viên vô địch khi mới chỉ gục ngã có 4 lần sau 30 trận đấu. Vì cho rằng đối thủ của mình chỉ là một đội bóng gồm các cầu thủ nghiệp dư, Ban huấn luyện đội tuyển Anh đã cho ngôi sao Stanley Matthews nghỉ dưỡng sức. Song, hóa ra đó lại là một sai lầm chết người.
Do lúc đó luật thay cầu thủ dự bị chưa được áp dụng nên Matthews buộc phải bất lực ngồi ngoài sân nhìn Joe Gaetjens - cầu thủ gốc Haiti của Mỹ vốn là một người rửa bát đĩa nhà hàng - ghi bàn duy nhất của trận đấu, ấn định chiến thắng cho “Chú Sam.”
Uruguay thắng Brazil 2-1 (1950)
Ngay ở lần đầu tiên đăng cai tổ chức vòng chung kết World Cup, người Brazil đã phải chứng kiến một thảm kịch đau đớn mang tên “Maracanazo” (tên theo tiếng Bồ Đào Nha của sân vận động huyền thoại Maracana - nơi diễn ra trận đấu cuối cùng của giải).
Đội chủ nhà đang giành được kết quả hòa 1-1 với Uruguay, và theo thể thức thi đấu tính điểm vòng tròn kiểu cũ, chỉ còn 10 phút nữa là "Selecao" sẽ được nâng cao chiếc cúp vàng Jules Rimet.
Thế nhưng hy vọng của cả một quốc gia đã sụp đổ, khi cầu thủ Alcides Ghiggia của Uruguay dứt điểm thành công, nâng tỷ số lên 2-1. Cựu cầu thủ Alcides Ghiggia hiện đã 87 tuổi và là thành viên còn sống duy nhất của cả hai đội.
Ông cho biết bàn thắng của ông đã khiến hơn 200.000 người hâm mộ chen kín cầu trường lúc đó ngập chìm trong câm lặng.
Triều Tiên thắng Italy 1-0 (1966)
Pak Do-Ik đã đi vào lịch sử World Cup bằng pha dứt điểm ghi bàn thắng duy nhất của trận đấu, mang lại chiến thắng 1-0 đầy kinh ngạc cho đội bóng Đông Bắc Á trước Italy trong trận cầu vòng bảng.
Tuy nhiên, thành tích đó không báo trước cho một kỷ nguyên vàng của bóng đá Triều Tiên vì họ phải đợi chờ tới tận năm 2010 mới có lần góp mặt thứ hai ở vòng chung kết World Cup. Tuy thế, nó đã mở ra cả một thế giới mới cho Pak.
Phát biểu vào năm 2002 khi quay trở lại thành phố Middlesbrough ở Đông Bắc nước Anh, nơi đã diễn ra trận đấu đó nửa thế kỷ trước, ông đã nói: “Tôi học được rằng bóng đá có thể cải thiện quan hệ ngoại giao và thúc đẩy hòa bình.” Ở World Cup năm đó, Triều Tiên đã thất bại 3-5 dưới tay của Bồ Đào Nha ở trận tứ kết.
Đông Đức thắng Tây Đức 1-0 (1974)
Đây là một trong những trận đấu bị ảnh hưởng về chính trị nhiều nhất trong lịch sử World Cup, khi Chiến tranh Lạnh đang căng thẳng và sự kình địch giữa hai nước đã đạt đỉnh vào lúc Tây Đức tổ chức vòng chung kết năm 1974.
Hai nước cạnh tranh nhau liên tục trong lĩnh vực thể thao nhưng đây là lần giáp mặt đáng kể nhất. Tuyển Tây Đức có rất nhiều hảo thủ nhưng người Đông Đức cũng đến với giải bằng chiến thắng cúp C2 của Magdeburg trước đó.
Tiền đạo Jurgen Sparwasser thực hiện pha lập công duy nhất của trận đấu cho Đông Đức và khiến cả khu vực này cuồng nhiệt mở tiệc ăn mừng. Mặc dù vậy, người mỉm cười cuối cùng lại là Tây Đức, vì họ rốt cuộc là nhà vô địch tại giải năm đó, còn Đông Đức bị loại ở vòng sau.
Algeria thắng Tây Đức 2-1 (1982)
Các cầu thủ đến từ Bắc Phi lần đầu được góp mặt ở vòng chung kết World Cup và không có nhiều cơ hội trước những nhà vô địch châu Âu trong cuộc chạm trán trên đất Tây Ban Nha.
Tuyển Đức nghĩ rằng chiến thắng là điều đương nhiên. “Một cầu thủ thậm chí còn nói rằng anh ta sẽ chơi với điều xì gà trên môi khi đá với chúng tôi”, hậu vệ cánh Chaabane Merzekane của Algeria kể lại về người Đức.
Sự tự tin quá mức của Đức đã quay lại làm hại họ khi Algeria ca khúc khải hoàn bằng kết quả 2-1, với bàn thắng của Rabah Madjer mở tỷ số 9 phút sau khi hiệp 2 bắt đầu. Karl-Heinz Rummenigge gỡ hòa cho đội bóng châu Âu nhưng Lakhdar Belloumi sau đó đã ghi bàn nâng tỷ số để hiện thực hóa giấc mơ tưởng như không bao giờ thành hiện thực cho “Cáo sa mạc.”
Cameroon thắng Argentina 1-0 (1990)
Nhà đương kim vô địch Argentina mở đầu giải năm 1990 ở Italy trước một Cameroon không có mấy ngôi sao đáng nói. Tuy thế, được "giúp sức" bởi sai lầm của thủ môn Nery Pumpido, Francois Omam-Biyik đã đánh đầu lập công để đưa “Những chú sư tử bất khuất” đến với thắng lợi ngỡ ngàng.
Đáng nói là trong trận đó, lối chơi rắn thô ráp của Cameroon đã khiến họ phải kết thúc trận đấu với chỉ 9 người. Biyik phát biểu sau trận đấu: “Chúng tôi không thích khi các phóng viên châu Âu hỏi chúng tôi có ăn thịt khỉ không và có vị pháp sư nào không. Chúng tôi là những cầu thủ bóng đá thực sự và đã chứng minh điều đó đêm nay.”
Đội bóng của châu Phi phải rời giải ở vòng tứ kết với cái đầu ngẩng cao và là một trong những điểm sáng của Italy 1990.
Theo VN+
Hãy cùng điểm lại những cú sốc không tưởng được ghi nhận ở giải bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh này.
Mỹ thắng Anh 1-0 (năm 1950)
Đến với vòng chung kết World Cup đầu tiên của mình, tuyển Anh được ca ngợi là ứng cử viên vô địch khi mới chỉ gục ngã có 4 lần sau 30 trận đấu. Vì cho rằng đối thủ của mình chỉ là một đội bóng gồm các cầu thủ nghiệp dư, Ban huấn luyện đội tuyển Anh đã cho ngôi sao Stanley Matthews nghỉ dưỡng sức. Song, hóa ra đó lại là một sai lầm chết người.
Uruguay thắng Brazil 2-1 (1950)
Ngay ở lần đầu tiên đăng cai tổ chức vòng chung kết World Cup, người Brazil đã phải chứng kiến một thảm kịch đau đớn mang tên “Maracanazo” (tên theo tiếng Bồ Đào Nha của sân vận động huyền thoại Maracana - nơi diễn ra trận đấu cuối cùng của giải).
Đội chủ nhà đang giành được kết quả hòa 1-1 với Uruguay, và theo thể thức thi đấu tính điểm vòng tròn kiểu cũ, chỉ còn 10 phút nữa là "Selecao" sẽ được nâng cao chiếc cúp vàng Jules Rimet.
Thế nhưng hy vọng của cả một quốc gia đã sụp đổ, khi cầu thủ Alcides Ghiggia của Uruguay dứt điểm thành công, nâng tỷ số lên 2-1. Cựu cầu thủ Alcides Ghiggia hiện đã 87 tuổi và là thành viên còn sống duy nhất của cả hai đội.
Ông cho biết bàn thắng của ông đã khiến hơn 200.000 người hâm mộ chen kín cầu trường lúc đó ngập chìm trong câm lặng.
Triều Tiên thắng Italy 1-0 (1966)
Pak Do-Ik đã đi vào lịch sử World Cup bằng pha dứt điểm ghi bàn thắng duy nhất của trận đấu, mang lại chiến thắng 1-0 đầy kinh ngạc cho đội bóng Đông Bắc Á trước Italy trong trận cầu vòng bảng.
Tuy nhiên, thành tích đó không báo trước cho một kỷ nguyên vàng của bóng đá Triều Tiên vì họ phải đợi chờ tới tận năm 2010 mới có lần góp mặt thứ hai ở vòng chung kết World Cup. Tuy thế, nó đã mở ra cả một thế giới mới cho Pak.
Phát biểu vào năm 2002 khi quay trở lại thành phố Middlesbrough ở Đông Bắc nước Anh, nơi đã diễn ra trận đấu đó nửa thế kỷ trước, ông đã nói: “Tôi học được rằng bóng đá có thể cải thiện quan hệ ngoại giao và thúc đẩy hòa bình.” Ở World Cup năm đó, Triều Tiên đã thất bại 3-5 dưới tay của Bồ Đào Nha ở trận tứ kết.
Đông Đức thắng Tây Đức 1-0 (1974)
Đây là một trong những trận đấu bị ảnh hưởng về chính trị nhiều nhất trong lịch sử World Cup, khi Chiến tranh Lạnh đang căng thẳng và sự kình địch giữa hai nước đã đạt đỉnh vào lúc Tây Đức tổ chức vòng chung kết năm 1974.
Hai nước cạnh tranh nhau liên tục trong lĩnh vực thể thao nhưng đây là lần giáp mặt đáng kể nhất. Tuyển Tây Đức có rất nhiều hảo thủ nhưng người Đông Đức cũng đến với giải bằng chiến thắng cúp C2 của Magdeburg trước đó.
Tiền đạo Jurgen Sparwasser thực hiện pha lập công duy nhất của trận đấu cho Đông Đức và khiến cả khu vực này cuồng nhiệt mở tiệc ăn mừng. Mặc dù vậy, người mỉm cười cuối cùng lại là Tây Đức, vì họ rốt cuộc là nhà vô địch tại giải năm đó, còn Đông Đức bị loại ở vòng sau.
Algeria thắng Tây Đức 2-1 (1982)
Các cầu thủ đến từ Bắc Phi lần đầu được góp mặt ở vòng chung kết World Cup và không có nhiều cơ hội trước những nhà vô địch châu Âu trong cuộc chạm trán trên đất Tây Ban Nha.
Tuyển Đức nghĩ rằng chiến thắng là điều đương nhiên. “Một cầu thủ thậm chí còn nói rằng anh ta sẽ chơi với điều xì gà trên môi khi đá với chúng tôi”, hậu vệ cánh Chaabane Merzekane của Algeria kể lại về người Đức.
Sự tự tin quá mức của Đức đã quay lại làm hại họ khi Algeria ca khúc khải hoàn bằng kết quả 2-1, với bàn thắng của Rabah Madjer mở tỷ số 9 phút sau khi hiệp 2 bắt đầu. Karl-Heinz Rummenigge gỡ hòa cho đội bóng châu Âu nhưng Lakhdar Belloumi sau đó đã ghi bàn nâng tỷ số để hiện thực hóa giấc mơ tưởng như không bao giờ thành hiện thực cho “Cáo sa mạc.”
Cameroon thắng Argentina 1-0 (1990)
Nhà đương kim vô địch Argentina mở đầu giải năm 1990 ở Italy trước một Cameroon không có mấy ngôi sao đáng nói. Tuy thế, được "giúp sức" bởi sai lầm của thủ môn Nery Pumpido, Francois Omam-Biyik đã đánh đầu lập công để đưa “Những chú sư tử bất khuất” đến với thắng lợi ngỡ ngàng.
Đáng nói là trong trận đó, lối chơi rắn thô ráp của Cameroon đã khiến họ phải kết thúc trận đấu với chỉ 9 người. Biyik phát biểu sau trận đấu: “Chúng tôi không thích khi các phóng viên châu Âu hỏi chúng tôi có ăn thịt khỉ không và có vị pháp sư nào không. Chúng tôi là những cầu thủ bóng đá thực sự và đã chứng minh điều đó đêm nay.”
Đội bóng của châu Phi phải rời giải ở vòng tứ kết với cái đầu ngẩng cao và là một trong những điểm sáng của Italy 1990.
Theo VN+
Bình luận