• Zalo

Những cú 'phốt' của Coca Cola tại Việt Nam

Kinh tếThứ Hai, 21/09/2015 11:45:00 +07:00Google News

Coca Cola - thương hiệu trăm năm đã quen thuộc với hàng triệu người nhưng Coca Cola lại đang gặp phải nhiều cú "phốt" không thể tin nổi tại Việt Nam.

(VTC News) -  Coca Cola - thương hiệu trăm năm đã quen thuộc với hàng triệu người nhưng lại đang gặp phải nhiều cú "phốt" không thể tin nổi tại Việt Nam.

Trăm năm thương hiệu, hàng triệu người mê

Hơn 100 năm trước, dược sĩ John S. Pemberton “tình cờ” trộn lẫn hàng chục loại hương liệu khác nhau để tạo ra một thứ đồ uống “kỳ diệu” – không những cứu vớt sự nghiệp làm thuốc đang gặp bế tắc của ông mà còn khiến cả thế giới có thêm một loại nước giải khát mới mẻ.
 Chân dung dược sĩ John S. Pemberton – người tạo ra Coca Cola
Chân dung dược sĩ John S. Pemberton – người tạo ra Coca Cola 
Tuy nhiên, trước khi đến với thành công, Coca Cola từng gặp phải rất nhiều khó khăn khi vào thời điểm những năm 1880, nước Soda đang phát triển hưng thịnh và rất khó cho những loại nước giải khát khác có thể chen chân vào thị trường.

Thực tế là doanh số bán hàng của Coca Cola rất kém vào thời điểm này: chỉ khoảng 9 cốc/ ngày được bán ra từ cửa hàng duy nhất tại Atlanta, Hoa Kỳ và bán với giá 9 cent/ cốc.

John Pemberton không thể tìm ra cách nào để quảng bá sản phẩm của mình một cách hiệu quả và gần như bất lực trong việc phát triển nó. Đây chính là lúc ông cần tới một sự trợ giúp và “vị cứu tinh” Frank Robinson.

Khi Coca Cola đến tay của Robinson, ông đã đăng ký bản quyền sáng chế cho nó, tạo ra logo và cả câu slogan đầu tiên: “Tạm ngừng để sảng khoái”.
 
Vỏ chai Coca Cola đầu tiên trên thế giới
Vỏ chai Coca Cola đầu tiên trên thế giới 
Coca Cola bắt đầu có được tiếng vang trong thời điểm nay, tuy nhiên, người sáng tạo ra nó John Pemberton không thể chứng kiến được phần lớn những sự chuyển mình của “đứa con cưng” khi ông qua đời vào tháng 8/1888.

Người chủ tiếp theo của Coca Cola là Asa Griggs Candler đã mang lại diện mạo mới, hương vị mới và cả thành công mới cho thương hiệu này. Một trong những cải tiến nhất của Candler là ông cho phép các cửa hàng khác tích điểm để mua Coca Cola miễn phí.

Bên cạnh đó, phương pháp quảng cáo của Candler cũng mới lạ hơn nhiều với nhiều poster, sticker, thẻ đánh dấu và các sách vở … để khách hàng có thể nhìn thấy Coca Cola mọi lúc mọi nơi.
 

Asa Griggs Candler từng khiến cả thế giới ngỡ ngàng khi tuyên bố Coca Cola như một loại thuốc có thể ngăn ngừa mệt mỏi và những cơn đau đầu.

Thập niên 1890 chứng kiến bước chuyển mình mạnh mẽ của Coca Cola, từ một thương hiệu “sân sau” của thế giới trở thành thương hiệu nước giải khát bán chạy số một hành tinh.

Bước đi quan trọng nhất là việc thay đổi bề ngoài của chai nước, thực hiện bởi 3 nhà kinh doanh thiên tài Benjamin Thomas, Joseph Whitehead và John Lupton.

Năm 1916, mẫu mã Coca Cola được công nhận toàn cầu. Doanh số bán hàng ổn định dần. Đến năm 1977, những “đường cong” trên vỏ chai Coca được đăng ký độc quyền. Thời điểm này, Coca trở thành một thương hiệu kết nối bạn bè, người thân và mang tới những phút giây thoải mái.
Những thay đổi về vỏ chai  của Coca Cola
Những thay đổi về vỏ chai của Coca Cola 
 Những năm 1980, slogan của Coca Cola chuyển thành “Coke is it”, “Bắt sóng cảm xúc” hay “Không thể kiềm chế cảm xúc”. Vỏ chai cũng thay đổi theo từng slogan và mẫu vỏ chai năm 1915 được coi là huyền thoại gắn liền với thành công của thương hiệu này.
 Coca Cola đã có chiến dịch Marketing cực kỳ hiệu quả
Coca Cola đã có chiến dịch Marketing cực kỳ hiệu quả 
Hiện nay, sau hàng trăm năm phát triển và chiếm lĩnh thị trường, Coca Cola đang phục vụ khoảng 1,9 tỷ lượt khách mỗi ngày – trở thành thương hiệu đồ uống giải khát bán chạy hàng đầu thế giới.

Năm 2007, Coca-Cola đã trả cho các nhà cung cấp nguyên vật liệu là 11 tỷ USD và tiền lương cho 73.000 công nhân là gần 4 tỷ USD. Sản xuất tiêu thụ hết 36 triệu lít nước, 6 tỷ J (Joule/Jun) năng lượng.

Có khoảng 1.2 triệu các nhà phân phối sản phẩm của Coca-Cola, 2.4 triệu máy bán lẻ tự động, nộp 1.4 tỷ USD tiền thuế và đầu tư cho cộng đồng 31.5 triệu USD.

Chiếm lĩnh thị trường Việt Nam

Tháng 2/1994 – gần 100 năm sau khi thành lập, Coca Cola tiến vào Việt Nam với vị thế của một thương hiệu quốc tế hàng đầu. Bước vào một thị trường mới và gặp không nhiều đối thủ cạnh tranh, Coca Cola nhanh chong trở thành “ông chủ” trong lĩnh vực nước giải khát.
Coca Cola đang chiếm lĩnh thị trường Việt Nam
Coca Cola đang chiếm lĩnh thị trường Việt Nam 
Năm 1998, Chính phủ Việt Nam còn thực hiện một động thái được cho là ủng hộ đối với Coca Cola khi cho phép các công ty liên doanh trở thành công ty 100% vốn nước ngoài.

Theo đó, Coca Cola nhanh chóng mua lại 3 công ty ở Việt Nam – đặt thế “kiềng ba chân” vững chắc trong thị trường phát triển hàng đầu Đông Nam Á. Vốn đầu tư của họ tăng lên thành 350 triệu USD và các nhà máy cũng có khả năng sản xuất được 40 triệu lít/ tháng.
 
Doanh số bán hàng của Coca Cola tại đất nước hình chữ S tăng trưởng mạnh, đặc biệt là khoảng thời gian sau năm 2000. Mức tăng trưởng bình quân đều đặn mỗi năm của hãng nước giải khát này là 24% - con số đáng mơ ước với nhiều doanh nghiệp, Tập đoàn khác.
Doanh thu lỗ/lãi của Coca Cola trong thời gian ở Việt Nam
Doanh thu lỗ/lãi của Coca Cola trong thời gian ở Việt Nam 
Kết thúc thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, doanh thu của Coca Cola VN lên đến 2.500 tỷ đồng nhưng lại báo chi phí lên tới gần 2.700 tỷ đồng – lỗ khoảng gần 200 tỷ đồng.

Việc Coca Cola luôn báo lỗ khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi mức tăng trưởng của họ đạt mức kinh hoàng – trên 20% và sức mua của người dân Việt Nam không hề kém với các nước khác trong khu vực.
 Một nhà máy của Coca Cola Việt Nam
Một nhà máy của Coca Cola Việt Nam 
Cuối năm 2011, Coca Cola báo lỗ tới gần 3.800 tỷ đồng – vượt cả số vốn đầu tư ban đầu (2600 tỷ đồng) họ “ném vào” thị trường Việt Nam.

Và đây là lúc mà các nghi án trốn thuế bắt đầu được dư luận đặt ra khi báo lỗ đồng nghĩa với việc Coca Cola không phải nộp 1 đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào cho Chính Phủ Việt Nam mặc dù đã hoạt động trong suốt 20 năm qua.

Nghi án nối tiếp nghi án

Nghi án trốn thuế được đặt ra trước bản báo cáo năm 2011 của Coca Cola. Phó Chủ tịch Coca-Cola Irial Finan từng lên tiếng chê bai năng suất lao động, hiệu quả lao động ở Việt Nam không hề cao và khiến cho họ gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng, quản lý và doanh thu vì vậy không cao, dẫn đến thua lỗ. kéo dài.

Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác khiến cho Coca Cola chưa có lãi là số tiền họ bỏ ra đầu tư cho các nhà máy sản xuất là tương đối lớn và còn một số dự án mở rộng đang bỏ ngỏ nữa.

Kỳ lạ là Coca Cola vẫn đặt rất nhiều hy vọng vào một thị trường mà đã mang tới cho họ khoản lỗ gần 4.000 tỷ đồng khi lên kế hoạch rót vào thị trường đó 300 triệu USD cùng tầm nhìn tới năm 2020 là tăng gâp đôi doanh thu.?
Phiên tòa xử vỏ chai của hãng Coca Cola có dị vật
Phiên tòa xử vỏ chai của hãng Coca Cola có dị vật 
 Chưa khép lại nghi án về tài chính, Coca Cola lại gặp nhiều “phốt” khác cũng nặng nề không kém. Trước tiên là việc ăn gian trọng lượng. Nhiều người dùng phản ảnh, Coca lon luôn nhẹ hơn và cảm giác vơi hơn rất nhiều so với thời gian trước.

Trọng lượng chuẩn của một lon Coca Cola vào khoảng 350 gam trong khi đó theo lời của nhiều nhân chứng, những sản phẩm đóng lon của hãng chỉ đạt khoảng 100 gam.

Trả lời về vấn đề này, đại diện của doanh nghiệp cho biết có lẽ lon Coca Cola này đã bị oxy hóa dẫn đến tạo ra một lỗ thủng ở đáy lon và gây nên việc giảm trọng lượng.

Bên cạnh đó, không ít khách hàng phàn nàn về chất lượng của quy trình đóng lon Coca Cola khi đã có nhiều trường hợp gặp phải dị vật trong lúc thưởng thức đồ uống số một thế giới.

Những thông tin này luôn gặp được phản hồi đơn giản từ phía Coca Cola: “lỗi do sản phẩm chứ không phải do nhà máy sản xuất”.

Gần đây nhất, vụ kiện của khách hàng Nguyễn Thị Bình Minh với Coca Cola về dị vật mà chị tìm thấy trong chai nước do hãng sản xuất vẫn chưa đi đến hồi kết khi phía hãng nước giải khát khẳng định đây không phải sản phẩm của họ và chối bỏ trách nhiệm.

Người Việt Nam đã từng quá tin tưởng vào bốn chữ “Thương hiệu quốc tế” mà Coca Cola mang tới. Tuy nhiên, bốn chữ này chỉ đúng về nghĩa đen, thương hiệu quốc tế không thể đảm bảo cho chất lượng sản phẩm và sự chuyên nghiệp trong dịch vụ của doanh nghiệp.

Khánh Huy
Bình luận
vtcnews.vn