• Zalo

Những công trình giao thông khiến dân 'nức lòng' năm 2015

Thời sựThứ Bảy, 02/01/2016 09:38:00 +07:00Google News

Năm 2015 ngành giao thông vận tải khá thành công với việc đưa nhiều công trình trọng điểm quốc gia vào khai thác, sử dụng.

(VTC News) - Năm 2015 ngành giao thông vận tải nước nhà khá thành công với việc đưa nhiều công trình trọng điểm quốc gia vào khai thác, sử dụng.
Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
Ngày 5/12 vừa qua, tuyến cao tốc hiện đại nhất Việt Nam đã chính thức thông xe toàn tuyến, rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Hải Phòng chỉ còn 1 giờ đồng hồ.

Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng dài 105km, điểm đầu giao cắt với vành đai 3 (cách cầu Thanh Trì 1 km về phía Bắc Ninh) thuộc phường Thạch Bàn (quận Long Biên, Hà Nội); điểm cuối dự án tại cảng Ðình Vũ (quận Hải An, TP Hải Phòng); có tổng vốn đầu tư 45.487 tỷ đồng (hơn 2 tỷ USD) do Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam đầu tư.
Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã thông xe vào đầu tháng 12/2015
Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã thông xe vào đầu tháng 12/2015 
Tuyến cao tốc được khởi công vào năm 2008, chủ đầu tư đã giải phóng 1.430 ha đất, bao gồm 115 hđa đất thổ cư, còn lại là đất nông nghiệp liên quan 47.000 hộ dân; xây dựng 39 khu tái định cư cho 2.600 hộ dân.

Đây là tuyến cao tốc đầu tiên trong cả nước có 6 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, với nhiều trang thiết bị công nghệ mới hiện đại. Trên tuyến có 39 vị trí giao cắt là cầu vượt hoặc hầm chui, 106 cống dân sinh và 164 km đường gom hai bên để kết nối các đường dân sinh địa phương. 9 cầu lớn vượt sông với tổng chiều dài 4,5 km, trong đó có cầu Lạch Tray dài 1,2km, cầu Thái Bình dài 822 m, cầu Thanh An dài 963m. Cao tốc đi qua 4 khu vực dân cư có bố trí hệ thống cách âm để giảm tiếng ồn.
Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1
Trong năm 2015, Bộ GTVT cũng đã triển khai nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 đoạn từ Thanh Hóa đến Cần Thơ.

Ngày 26/12, đoạn quốc lộ 1 qua tỉnh Ninh Thuận dài 40 km đã được thông xe. Đây là đoạn cuối cùng của dự án mở rộng quốc lộ 1 từ Thanh Hóa đến Cần Thơ dài 1.342 km đã được triển khai trong 3 năm. 
Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lôj 1
Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1
Trước đó đoạn Hà Nội - Thanh Hóa dài 133 km đưa vào khai thác năm 2013. Đi qua 20 tỉnh, thành phố, quốc lộ 1 từ Hà Nội đến Cần Thơ có quy mô 4 làn xe cơ giới, 2 làn hỗn hợp với chiều rộng nền đường 20,5 m, có dải phân cách cứng giữa 2 chiều xe chạy, đạt tốc độ lưu thông 60-80 km/h. 
Đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên
Tháng 6/2015, 420 km đường Hồ Chí Minh (quốc lộ 14 cũ) đã được đưa vào khai thác toàn tuyến với chất lượng đảm bảo về mọi mặt.
Theo thiết kế, đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên đạt tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng, mặt đường rộng 11 m, tốc độ lưu thông phương tiện trên tuyến đạt 80 km/h, một số đoạn qua đô thị giới hạn tốc độ 60 km/h.
Đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên đã hoàn thành
Đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên đã hoàn thành 
Lưu thông trên tuyến đường mới, một số lái xe tải đường dài cho biết, thời gian xe tải vận chuyển hàng hóa từ Buôn Ma Thuột về TP HCM đã được rút ngắn từ 12 giờ xuống còn 9 giờ, lượng dầu xe tiêu thụ cũng giảm xuống gần 1/3. Ngoài ra, xe ít bị hỏng hơn trước. 
Theo kế hoạch, toàn tuyến đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên sẽ thiết lập 5 trạm thu phí BOT để hoàn vốn đầu tư, trong đó có một trạm đã thu phí, còn 4 trạm hoạt động từ tháng 9. Mới đây, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho biết, nhà nước có thể mua lại một số dự án BOT để giãn thời gian nộp phí đường bộ. 
Đường Hồ Chí Minh là tuyến huyết mạch kết nối các tỉnh Tây Nguyên và giữa Tây Nguyên với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và miền Trung. Đây từng được mệnh danh là "con đường đau khổ" vì bị hư hỏng nặng, gây khó khăn cho các phương tiện lưu thông. Tuyến đường đã được nêu ra nhiều lần trong các diễn đàn chất vấn Bộ trưởng Giao thông Vận tải tại Quốc hội.
Đến năm 2013, 419 km trên tuyến này được khởi động đầu tư mở rộng. Ngành giao thông đã huy động xã hội hóa 6.000 tỷ đồng với 5 dự án BOT, chiều dài 208 km. Ngoài ra có 212 km được đầu tư bằng trái phiếu Chính phủ với tổng mức đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng.
Cầu Cổ Chiên nối hai tỉnh Bến Tre và Trà Vinh
Ngày 16/5/2015, Cầu Cổ Chiên nối hai tỉnh Bến Tre và Trà Vinh đã chính thức thông xe. Đây là công trình có ý nghĩa hết sức quan trọng về kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh đối với hai tỉnh nói riêng, khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung và có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược hợp tác tiểu vùng sông MeKong. 
Cầu Cổ Chiên là một trong những điểm kết nối quan trọng giữa Quốc lộ 60 với các tuyến Quốc lộ thuộc hành lang duyên hải phía Đông đồng bằng sông Cửu Long (gồm các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng).
Cầu Cổ Chiên khánh thành trong niềm mong đợi của người dân hai tỉnh Bến Tre và Trà Vinh
Cầu Cổ Chiên khánh thành trong niềm mong đợi của người dân hai tỉnh Bến Tre và Trà Vinh 
Dự án cầu vượt sông Cổ Chiên được khởi công từ tháng 8/2013 bao gồm Dự án thành phần 1 (Cầu Cổ Chiên có tổng chiều dài gần 1600m) đầu tư theo hình thức BOT với tổng mức đầu tư trên 2.300 tỷ đồng và dự án thành phần 2 (đường dẫn vào cầu) đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước với tổng mức đầu tư gần 1000 tỷ đồng.
Cầu Cổ Chiên đưa vào sử dụng sẽ rút ngắn khoảng cách từ TP.HCM đến Trà Vinh, tạo kết nối chặt chẽ giữa Quốc lộ 60 và Quốc lộ 1, giảm áp lực giao thông trên Quốc lộ 1, góp phần hình thành một tuyến giao thông hoàn chỉnh và hiện đại, đáp ứng nhu cầu giao thông ngày càng tăng trong khu vực và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của các tỉnh phía Đông cũng như toàn vùng Tây Nam Bộ.
Video: Trải nghiệm cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Hà Minh
Bình luận
vtcnews.vn