Nhà máy thủy điện Sơn La được Trung ương quyết định giải phóng mặt bằng xây dựng Nhà máy năm 2003, khởi công năm 2004.
Công trình được khánh thành vào năm 2012 với dung tích hồ chứa thủy điện 9,26 tỷ m3 nước, tổng công suất lắp máy 2.400MW, sản lượng điện bình quân hàng năm khoảng 10 tỷ kwh; tổng sản lượng điện từ năm 2010 đến 2017 là 56,2 tỷ kwh.
Để xây dựng công trình Thủy điện Sơn La, 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu phải di chuyển hơn 20.000 hộ dân; trong đó tỉnh Sơn La di chuyển hơn 12.500 hộ.
Tại quyết định của Thủ tướng năm 2012 về việc tạm phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh thì dự án Thủy điện Sơn La có chi phí gần 60.200 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách gần 16.900 tỷ đồng, chủ yếu phục vụ di dân tái định cư, giao cho các địa phương thực hiện.
Còn lại, số vốn hơn 43.000 tỷ đồng là vốn góp của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN); trong đó, kinh phí để xây dựng nhà máy thủy điện là hơn 34.800 tỷ đồng; và một phần cho giải phóng mặt bằng.
"Đội vốn" đầu tư gần 60%
So với mức vốn dự kiến ban đầu trong khoảng 31.000 - 37.000 tỷ đồng, tổng mức vốn đầu tư cho Nhà máy Thủy điện Sơn La đến thời điểm hoàn thành đã lên tới 58.483,412 tỷ đồng, tăng gần 60%.
Thủ tướng Chính phủ giao vốn đầu tư thực hiện Dự án di dân, tái định cư Thủy điện Sơn La từ nguồn vốn do Tập đoàn Điện lực Việt Nam đảm bảo theo Quyết định số 2009/QĐ-TTg ngày 04/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ số tiền 2.909,746 tỷ đồng cho các tỉnh như sau: Sơn La 2.052 tỷ đồng; Điện Biên 675 tỷ đồng; Lai Châu: 182,746 tỷ đồng.
600 hộ dân bị khai khống diện tích
Để xây dựng dự án thủy điện Sơn La, các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu phải di chuyển tổng cộng hơn 20.000 hộ với hơn 92.000 nhân khẩu ra khỏi vùng ngập (trong đó, tỉnh Sơn La chiếm hơn 61% số hộ) đến tái định cư tại 70 khu với 276 điểm tái định cư trong tỉnh.
Video: Sơn La - Người dân đua nhau xây dựng trái phép chờ đền bù
Liên quan vụ 2 Phó Giám đốc Sở và hàng loạt cán bộ ở tỉnh Sơn La vừa bị khởi tố, nhiều khuất tất đã được chỉ ra.
Theo tìm hiểu của phóng viên Tiền Phong, tính đến năm 2015, chi phí xây dựng nhà máy Thủy điện Sơn La ở mức gần 35.000 tỷ đồng (giữ nguyên so với dự toán); xây dựng công trình giao thông 4.400 tỷ đồng (giảm 662 tỷ đồng). Tuy nhiên, hạng mục di dân tái định cư lại tăng hơn 6.100 tỷ đồng, trong đó riêng tỉnh Sơn La được duyệt khoảng 11.100 tỷ đồng nhưng tăng lên 16.300 tỷ đồng...
Về tình trạng khai khống đất để chiếm đoạt tiền đền bù, theo thông tin ban đầu từ báo Người Lao Động, địa bàn huyện Mường La có tới hơn 600 hộ dân trong tình trạng hồ sơ đất đai được lập khống.
Trong đó, có hộ tăng khống diện tích đất, hộ không đúng loại đất so với thực tế như đất rừng phòng hộ được "biến" thành đất rừng sản xuất để nhận tiền bồi thường cao hơn.
Bình luận