• Zalo

Những 'cơn bão' của làng xe hơi trong năm 2014

Kinh tếThứ Bảy, 03/01/2015 11:29:00 +07:00Google News

Năm 2014 có thể coi là một năm ăn nên làm ra của ngành công nghiệp ô tô, nhưng lại chưa hẳn là một năm tốt đẹp trọn vẹn.

Năm 2014 có thể coi là một năm ăn nên làm ra của ngành công nghiệp ô tô, nhưng lại chưa hẳn là một năm tốt đẹp trọn vẹn.


Nếu như không có gì thay đổi trong những ngày cuối cùng của năm, ngành công nghiệp ôtô sẽ kết thúc năm 2014 với 60 triệu xe bị thu hồi chỉ tính riêng ở Mỹ.


1. Bê bối thu hồi làm hình ảnh GM méo mó

 
Mặc dù có một năm thành công về mặt tài chính, General Motors vẫn không có niềm vui trọn vẹn khi trở thành tâm điểm thu hồi xe của năm. Theo báo cáo của Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA), trong năm qua, GM đã thu hồi 26,8 triệu xe ở Mỹ - một con số kỷ lục đối với bất kỳ hãng xe nào.

ngành công nghiệp ô tô
 
Lỗi công tắc đánh lửa gây ra hiện tượng đột ngột dừng xe, vô hiệu hóa túi khí khi xảy ra tai nạn và cháy xe trên một số dòng sedan và crossover của hãng khiến ít nhất 42 người thiệt mạng và 58 người bị thương.

 
Sau hàng chục triệu xe bị thu hồi, GM phải đồng ý bồi thường cho hơn 40 trường hợp tử vong. Một khiếu nại tử vong đủ điều kiện sẽ nhận được 1 triệu USD, và có thể tăng tùy theo các yếu tố như người thiệt mạng phải nuôi người phụ thuộc trong gia đình.

Tuy nhiên, các vụ kiện vẫn tiếp tục đeo bám GM. Ngoài ra, lợi nhuận của hãng còn hao hụt thêm trước khoảng 2,5 tỷ USD vào công tác thu hồi chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm.

 
CEO Mary Barra đã ra điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ, thừa nhận sai lầm về an toàn và chất lượng của xe. Bên cạnh đó, Tập đoàn còn phải nộp 35 triệu USD tiền phạt hồi tháng năm sau một cuộc điều tra của NHTSA.

Không những vậy, GM vẫn đang nằm trong danh sách điều tra hình sự của Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, CEO Barra tin rằng bê bối cũng khiến GM nhận ra đã đến lúc phải thay đổi văn hóa quản lý cứng nhắc của công ty. Và việc chịu trách nhiệm chính là bước thay đổi đầu tiên của một tập đoàn từng phải cậy nhờ Chính phủ để sống sót này.

 
2. Khi sản phẩm của một hãng sản xuất đồ an toàn… không an toàn
 
Vấn đề của Takata - nhà cung cấp túi khí và đai an toàn lớn thứ hai trên thế giới - thậm chí có thể còn nghiêm trọng hơn, khi có tới 10 nhà sản xuất xe hơi lớn (Honda, Nissan, Subaru, Ford, Chrysler, BMW, Mitsubishi, Toyota, GM và Mazda với Honda là khách hàng lớn nhất) sử dụng túi khí bị lỗi của nhà cung ứng Nhật Bản này.

Túi khí bị lỗi có thể bung ra với lực quá lớn, làm văng các mảnh kim loại sắc nhọn vào người ngồi trên xe, có thể gây ra thương tích, thậm chí tử vong. Đã có ít nhất 5 trường hợp tử vong và khoảng 20 triệu xe toàn cầu bị thu hồi vì lỗi này.

 
Ban đầu, các đợt thu hồi xe chỉ diễn ra ở những vùng có khí hậu nóng ẩm có thể gây ra nguy cơ lớn nhất, như Puerto Rico, Hawaii, quần đảo Virgin của Mỹ, Guam, Saipan, American Samoa, Florida, các vùng giáp ranh ở nam Georgia, các bang nằm sát bờ biển như Alabama, Louisiana, Mississippi và Texas của nước Mỹ.

Nhưng sau đó, các hãng xe đã buộc phải mở rộng ra những vùng khác, nếu như không muốn bước theo vết xe đổ của GM. Chủ tịch Takata Stefan Stocker đã phải ra quyết định từ chức. Ngoài ra, Takata phải đối mặt với nguy cơ bị nhà chức trách phạt lên tới 7.000 USD cho mỗi chiếc xe lỗi túi khí.

 
3. Fiat và Chrysler “chung lưng đấu cật”
 
Ngày 1/8, các cổ đông của hãng xe Fiat (Italy) đã chính thức thông qua việc sáp nhập Fiat với nhà sản xuất xe hơi Chrysler của Mỹ. Sau khi tiếp quản Chrysler, hãng xe của Ý đã đổi tên thành Fiat Chrysler Automobiles (FCA), niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán New York và đóng đô ở Hà Lan. Cái tên Fiat và Chrysler chính thức biến mất, thay vào đó là FCA Mỹ và FCA Italy.
 
Đó là sự thay đổi đáng kể đối với một doanh nghiệp đang cận kề bờ vực giữa khủng hoảng kinh tế như Chrysler. Quyết định này cho phép nhà sản xuất ôtô lớn thứ bảy thế giới tiếp tục mở rộng thị phần và tầm ảnh hưởng quốc tế của mình.

FCA đang đặt cược hàng tỷ USD vào sự bùng nổ của các thương hiệu Alfa Romeo, Jeep và Maserati. Hãng dự kiến lượng tiêu thụ sẽ tăng gần 7 triệu chiếc trong năm 2018, từ mức 4,4 triệu chiếc năm 2013.

Clip: Hàng chục siêu xe Lamborghini náo loạn đường phố

Nguồn: jalopnik.com


Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, với một Tập đoàn không dễ dàng thuyết phục được giới đầu tư rằng hãng có thể vượt qua tình trạng nợ cao, thị trường bất ổn và sửa chữa những sai lầm trong quá khứ thì mục tiêu nêu trên là khá tham vọng. Nhất là khi tổng chi phí cho việc hồi sinh “ma ốm” Chrysler có thể lên đến 8 tỷ euro trong khi Tập đoàn còn đang “ôm” số nợ ròng lên tới 9,8 tỷ euro.

Nhà phân tích George Galliers của ISI Group nhận định: “Trong các mục tiêu đề ra, Jeep được xem là nhân tố có nhiều khả năng thành công nhất. Tuy nhiên, dù cơ hội rõ ràng song mục tiêu doanh số 1,9 triệu chiếc Jeep là hơi quá.”

 
4. “Cuộc nổi dậy” của “binh đoàn” SUV
 
Dòng xe thể thao đa dụng sau một vài năm khá điêu đứng trước hiện tượng giá xăng tăng nhanh chóng giờ đã quay trở lại làm mưa làm gió trên thị trường với một diện mạo phong cách hơn, gần gũi với xe con hơn là dáng dấp một chiếc xe tải như trước kia.
 
Giá xăng trong những tháng gần đây đã làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt kinh doanh của thị trường xe hơi. Dẫu vậy, không vì thế yếu tố trọng lượng nhẹ và tiêu thụ ít nhiên liệu của xe không được coi trọng.

Đoàn quân SUV trở lại với sức mạnh của dáng dấp nhỏ gọn hơn, phù hợp cho không gian đô thị ngày càng trở nên chật chội. Đối tượng nhắm đến chủ yếu của dòng SUV này là giới trẻ - những người đã không còn quá coi trọng việc sở hữu một chiếc xe bề thế nữa, mà đặt yếu tố tiện dụng, “lanh lợi” lên hàng đầu.

 
5. Giá xăng dầu bớt làm khó người tiêu dùng

 
Đây là một trong những thông tin đáng vui mừng nhất trong năm với người tiêu dùng. Giá xăng ở một số nơi trên nước Mỹ có lúc xuống dưới 2 USD/gallon (tương đương 0,5 USD/lít) xăng. Nhìn chung, giá xăng trung bình ở Mỹ ở khoảng 2,52 USD/gallon (0,68 USD/lít) xăng, trong khi một năm trước đây là vào khoảng 3,23 USD/gallon (0,87 USD/lít) xăng.

Còn ở Việt Nam, tính từ đầu năm tới nay, giá xăng dầu đã có tới 24 lần điều chỉnh, trong đó 5 lần điều chỉnh tăng và 19 lần điều chỉnh giảm. So với cuối năm 2013, giá xăng hiện rẻ hơn 6.330 đồng/lít song vẫn nằm ở mức cao so với nhiều nước khác.


  Xem clip: Siêu xe Ferrari gặp tai nạn bí ẩn ở cung đường 'ma ám'



Giá xăng dầu giảm khiến người tiêu dùng cảm thấy dường như tiền trong túi còn khá đầy. Điều đó thúc đẩy lượng tiêu thụ xe tăng nhanh chóng, trừ dòng hybrid. Những dòng xe được hưởng lợi nhất là SUV, xe bán tải và những sản phẩm động cơ mạnh mẽ mà hao xăng khác.

Đó cũng là tin tốt cho ngành công nghiệp ôtô. Nhưng niềm vui đó không đồng đều ở các nơi. Ít nhất một số nơi có ngành công nghiệp ôtô lộn xộn chưa được hưởng lợi gì lớn từ sự kiện đình đám này.

 
6. Google trở thành một “hãng xe hơi”
 
Năm 2014 đã chứng kiến những tiến bộ vượt trội về công nghệ với dòng xe tự lái của Google. Bên cạnh đó, các hãng công nghệ lớn như Apple, Microsoft... cũng đổ tiền lớn vào ngành công nghiệp xe hơi thông qua việc phát triển các phần mềm ứng dụng hay công nghệ xe không người lái. Các dòng xe điện, “xe xanh” ngày càng trở nên thân thuộc với người tiêu dùng.

Điều đó đồng thời cũng đặt ra một câu hỏi cho nền công nghiệp ôtô: khi bộ động cơ với tiếng rền quen thuộc trở nên ít thiết yếu hơn, các hãng xe có thể cạnh tranh nhau bằng gì?


» Bugatti 2015: Hứa hẹn một kiệt tác công nghệ và tốc độ
» Muôn kiểu siêu xe rước dâu của sao Việt
» Đám cưới Công Vinh - Thuỷ Tiên: Cận cảnh siêu xe 6 tỷ đón dâu

Theo Songmoi

Bình luận
vtcnews.vn