(VTC News) - Những câu chuyện kỳ lạ về thực phẩm khiến bạn kinh ngạc.
1. Ma trận gà bất tỉnh
Năm 2012, Ande Ford, một sinh viên kiến trúc đến từ trường đại học Mỹ Thuật Hoàng Gia, Vương Quốc Anh đã đưa ra một giải pháp làm sao để công việc giết mổ và chế biến thịt gà trở nên nhân đạo hơn.
Mục tiêu của Ford là vẫn duy trì được nguồn cung cấp thực phầm giàu dinh dưỡng từ thịt gà mà lại vừa có tính nhân đạo.
Muốn làm được điều đó chúng ta phải loại bỏ phần vỏ não của con gà, điều này giúp chúng không cảm nhận được đau đớn nữa. Ý tưởng của Ford là rất nhân đạo tuy nhiên nó có phần trái với tự nhiên.
Muốn làm được điều đó chúng ta phải loại bỏ phần vỏ não của con gà, điều này giúp chúng không cảm nhận được đau đớn nữa. Ý tưởng của Ford là rất nhân đạo tuy nhiên nó có phần trái với tự nhiên.
Để cho năng suất thịt cao nhất thì Ford cho rằng nên loại đôi chân của gà vì nó không cần thiết. Để cho gà phát triển, bình thường được thì phần thân não sẽ được giữ nguyên, và sử dụng những cú sốc điện thường xuyên sẽ kích thích phần cơ của gà phát triển bình thường.
Những con gà sau khi đã được xử lý não thì sẽ được kết hợp chặt chẽ với nhau giống như ma trận. Sau đó thức ăn sẽ được đưa qua một hệ thống các ống đến từng con gà.
Trong hệ thống này, sẽ không có gì để lãng phí, ngay cả chất thải của gà cũng được sử dụng làm phân bón cho cây. Tuy nhiên ý tưởng của Ford chưa nhận được nhiều ý kiến đồng thuận từ dư luận vì nó quá mới mẻ. Nhưng Ford vẫn tin tưởng rằng ý tưởng đó sẽ sớm đi vào hiện thực trong một tương lai không xa.
Trong hệ thống này, sẽ không có gì để lãng phí, ngay cả chất thải của gà cũng được sử dụng làm phân bón cho cây. Tuy nhiên ý tưởng của Ford chưa nhận được nhiều ý kiến đồng thuận từ dư luận vì nó quá mới mẻ. Nhưng Ford vẫn tin tưởng rằng ý tưởng đó sẽ sớm đi vào hiện thực trong một tương lai không xa.
2. Thực phẩm sẽ được gửi thông qua bản vá da
Hiện nay, việc đưa thuốc và thức ăn vào cơ thể con người bằng con đường thẩm thấu qua da với các bản vá da không còn là việc gì xa lạ. Tuy nhiên, nó vẫn chưa cho hiệu quả như mong muốn của con người.
Mới đây thì một nhóm các nhà khoa học đang lên kế hoạch phát triển hơn nữa phương pháp này với tên gọi là hệ thống giao hàng dinh dưỡng qua da gọi tắt là (TDNDS).
Bản vá thực phẩm này có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết và có thể được sử dụng bởi những người lính đóng quân ở nơi có điều kiện khắc nghiệt. Các bản vá đó có một bộ xử lý vi mạch nên nó có thể tính toán chính xác nhu cầu dinh dưỡng của một người lính và sản xuất ra các chất dinh dưỡng tương ứng.
Bản vá thực phẩm này có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết và có thể được sử dụng bởi những người lính đóng quân ở nơi có điều kiện khắc nghiệt. Các bản vá đó có một bộ xử lý vi mạch nên nó có thể tính toán chính xác nhu cầu dinh dưỡng của một người lính và sản xuất ra các chất dinh dưỡng tương ứng.
Nó không thể thay thế hoàn toàn thực phẩm nhưng nó cũng giúp những người lính sống sót cho đến khi họ có điều kiện ăn một bữa ăn thực sự. Người ta ước tính rằng công nghệ này sẽ có mặt vào năm 2025.
Tiến sĩ C. Patrick Dunne tin rằng sự đổi mới cũng sẽ hữu ích cho người dân làm việc trong các ngành nghề áp suất cao, chẳng hạn như thợ mỏ và phi hành gia.
3. Chất thải của con người sẽ được xử lý để có thể sử dụng lại lần nữa
Năm 2009, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) thông báo rằng họ đang bắt tay vào việc cải thiện một hệ thống mà họ tin rằng một ngày nào đó sẽ được sử dụng hữu ích giúp các phi hành gia có thể sống lâu hơn ở môi trường ngoài trái đất trong điều kiện vật chất thiếu thốn.
Động thái này diễn ra sau khi NASA đã phát triển thành công một hệ thống tương tự trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS có thể biến nước tiểu con người thành nước có thể uống được.
Động thái này diễn ra sau khi NASA đã phát triển thành công một hệ thống tương tự trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS có thể biến nước tiểu con người thành nước có thể uống được.
Chương trình của ESA, được gọi là Micro-sinh thái, nó giống như một hệ thống hỗ trợ thay thế (Melissa). Nó được thiết kế để tái chế tất cả các chất thải của người thành oxy, thực phẩm, và nước.
Các nhà máy thí điểm Melissa đầu tiên được xây dựng vào năm 1995, và các nhà nghiên cứu nói rằng họ hy vọng rằng nhà máy thế hệ thứ hai sẽ hoạt động đầy đủ vào năm 2014.
Các nhà máy thí điểm Melissa đầu tiên được xây dựng vào năm 1995, và các nhà nghiên cứu nói rằng họ hy vọng rằng nhà máy thế hệ thứ hai sẽ hoạt động đầy đủ vào năm 2014.
4. Thêm một chút âm nhạc để tăng mùi vị cho món ăn.
Một nghiên cứu gần đây được tiến hành bởi trường Đại học Oxford đã phát hiện một điều hết sức thú vị đó là nghe nhạc trong lúc ăn sẽ ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận mùi vị của chúng ta.
Ví dụ như trong lúc ăn ta nghe thấy một âm thanh the thé thì ta sẽ cảm thấy món ăn có vị ngọt ngào hơn. Cũng như vậy nghe âm thanh trầm bổng sẻ làm cho món ăn có vẻ đắng hơn.
Ví dụ như trong lúc ăn ta nghe thấy một âm thanh the thé thì ta sẽ cảm thấy món ăn có vị ngọt ngào hơn. Cũng như vậy nghe âm thanh trầm bổng sẻ làm cho món ăn có vẻ đắng hơn.
Russel Jones một người tham gia cuộc thử nghiệm đã phải thốt lên rằng, phát hiện này thực sự thú vị và nó sẽ sớm được phát triển rộng rãi.
Ông chỉ ra rằng phương pháp này có thể giúp chúng ta tạo ra các món ăn tốt cho sức khỏe mà vẫn đánh lừa được vị giác của người thưởng thức. Chẳng hạn như những người bị bệnh tiểu đường vẫn có thể vừa nghe nhạc vừa thưởng thức món ăn mình yêu thích nhưng thực chất món ăn đó không hề có đường.
Ông chỉ ra rằng phương pháp này có thể giúp chúng ta tạo ra các món ăn tốt cho sức khỏe mà vẫn đánh lừa được vị giác của người thưởng thức. Chẳng hạn như những người bị bệnh tiểu đường vẫn có thể vừa nghe nhạc vừa thưởng thức món ăn mình yêu thích nhưng thực chất món ăn đó không hề có đường.
5. Thực phẩm ở dạng khí có thể hít thay vì phải ăn như hiện nay.
Có vẻ xã hội hiện đại quá bận rộn nên con người không có nhiều thời gian để ăn mà người ta chỉ muốn làm sao để có thể đưa thức ăn vào một cách nhanh nhất có thể. Nên mới đây đã xuất hiện một xu hướng hết sức kỳ lạ đó là người ta thích hít thực phẩm thay vì phải ăn như trước kia.
Nó bắt đầu khi giáo sư trường đại học Harvard David Edwards đã phát minh ra một thiết bị gọi là Le Whif, thiết bị này có khả năng phun ra sô cô la đen sương mù. Sản phẩm này đã trở thành một sản phẩm bán chạy nhất cho người ăn kiêng châu Âu, vì nó làm giảm ham muốn của họ đối với sô cô la đen.
Xu hướng này kể từ khi đạt được một chỗ đứng trên đất Bắc Mỹ nơi mà đầu bếp người Canada Norman Aitken cải tiến và hoàn thiện Lê Whaf.
Thiết bị của anh ta cơ bản chỉ là một chiếc bình với một máy siêu âm cấy ở dưới. Thực phẩm được đặt bên trong bình và được rung động siêu âm cho đến khi nó trở thành một đám mây, lúc này khách hàng sử dụng một ống hút để hít.
Một khách hàng đã thử nó và mô tả lại những kinh nghiệm như "một cảm giác hương vị mà không một cái gì đó trong miệng của bạn."
Thiết bị của anh ta cơ bản chỉ là một chiếc bình với một máy siêu âm cấy ở dưới. Thực phẩm được đặt bên trong bình và được rung động siêu âm cho đến khi nó trở thành một đám mây, lúc này khách hàng sử dụng một ống hút để hít.
Một khách hàng đã thử nó và mô tả lại những kinh nghiệm như "một cảm giác hương vị mà không một cái gì đó trong miệng của bạn."
6. Hạt giống không gian – Bred
Từ những năm 1980, Trung Quốc đã gửi hạt giống vào không gian bên ngoài, và các nhà khoa học đã tuyên bố kết quả tuyệt vời. Những hạt giống này họ sinh trưởng và phát triển nhanh hơn các loại hạt cùng loại khi được gieo trồng trên trái đất.
Giáo sư Liu Luxiang, người đứng đầu chương trình, nói rằng công việc của họ đã cho phép tạo ra các giống hạt giống mạnh mẽ hơn bất kỳ một loại hạt giống nào đang được sử dụng trên toàn quốc.
Giáo sư Liu Luxiang, người đứng đầu chương trình, nói rằng công việc của họ đã cho phép tạo ra các giống hạt giống mạnh mẽ hơn bất kỳ một loại hạt giống nào đang được sử dụng trên toàn quốc.
Tuy nhiên, thật khó để xác định tính chính xác của kết luận trên do chương trình này là chương trình nghiên cứu bí mật quốc gia của Trung Quốc. Cùng thời kỳ đó NASA cũng tiến hành những nghiên cứu tương tự. Tuy nhiên, kết quả lại không được như mong muốn.
Những hạt đem phát triển ngoài không gian cho sản phẩm với kích thước rất lớn. Một số nhà khoa học lo ngại bức xạ vũ trụ sẽ ảnh hưởng xấu đến những hạt đó có thể làm cho nó bị đột biến.
7. Bơ đậu phộng và bánh mì sứa
Tổ chức Nông Lương của Liên Hợp Quốc cảnh báo về sự suy giảm quần thể cá trên thế giới thay vào đó là sự phát triển bùng nổ của các loài sứa. Và họ cũng đưa ra một số gợi ý nhằm giải quyết vấn đề nêu trên.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc kiểm soát sinh học và lưới bắt, họ đề xuất việc sử dụng các con sứa trong thực phẩm và các sản phẩm y tế.
Bản báo cáo chỉ ra rằng một số loài sứa là một phần trong chế độ ăn uống của người Trung Quốc trong một thời gian dài. Hơn nữa, cũng nên khuyến khích nghiên cứu các đặc tính chữa bệnh của con sứa, mà họ tin rằng có thể có tiềm năng sinh học và công nghiệp rất lớn.
Bản báo cáo chỉ ra rằng một số loài sứa là một phần trong chế độ ăn uống của người Trung Quốc trong một thời gian dài. Hơn nữa, cũng nên khuyến khích nghiên cứu các đặc tính chữa bệnh của con sứa, mà họ tin rằng có thể có tiềm năng sinh học và công nghiệp rất lớn.
8. Nhựa dùng để đóng gói và có thể ăn được
Năm 2012, một nhà hàng bánh burger Brazil tên là Bob thu hút được nhiều sự chú ý khi bán bánh burger của nó được bọc trong giấy ăn được.
Mọi người không cần phải bóc vỏ bọc bánh ra mà có thể ăn luôn cả vỏ bọc.
Mọi người không cần phải bóc vỏ bọc bánh ra mà có thể ăn luôn cả vỏ bọc.
Một năm sau, Giáo sư David Edwards giới thiệu phát minh mới của mình có tên là Wikicells, Ông sử dụng nguyên liệu là da tự nhiên và được thiết kế để không hòa tan để ngăn chặn vi khuẩn và các hạt khác vào. Chúng có thể được sử dụng để bọc các loại thực phẩm và đồ uống của bất cứ loại nào.
Edwards hy vọng rằng phát minh của ông sẽ chuyển việc sử dụng nhựa thông thường (túi ni lông) và giấy gói bằng vỏ bọc bằng da tự nhiên nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông như hiện nay.
9.Thức ăn là các loài côn trùng
Để giải quyết nạn đói tại nhiều quốc gia trên thế giới như hiện nay thì LHQ đã đề xuất chúng ta có thể chế biến côn trùng làm thực phẩm thay thế các loại thực phẩm truyền thống.
Theo các quan chức của Liên Hợp Quốc, ít nhất là hai tỷ người ở châu Á và châu Phi thường xuyên ăn 1.900 loại côn trùng khác nhau.
Theo các quan chức của Liên Hợp Quốc, ít nhất là hai tỷ người ở châu Á và châu Phi thường xuyên ăn 1.900 loại côn trùng khác nhau.
Đứng đầu danh sách này là các loại côn trùng thuộc cánh cứng, tiếp sau là sâu bướm và ong. LHQ lưu ý rằng trước thách thức lớn như hiện thì sẽ làm phương Tây có cái nhìn thiện cảm hơn với việc sử dụng côn trùng làm thức ăn. Việc tiêu thụ côn trùng sẽ có lợi ích trên phạm vi rộng.
Côn trùng rất giàu protein và khoáng chất, không gây tổn hại cho môi trường như nhiều như nhiều loài vật nuôi truyền thống. Bên cạnh đó, một ngành công nghiệp côn trùng nông nghiệp có thể tạo ra cơ hội kinh doanh hấp dẫn, đặc biệt là cho những người sống ở các nước nghèo.
Minh Hiếu
Bình luận