Có nhiều điển tích ở Trung Quốc về tầm quan trọng của quân lương. Theo quan niệm của các tướng lĩnh Trung Quốc, người lính được ăn ngon, ngủ kỹ mới có thể mang vác hành trang nặng nề mà hành quân. Đó là ý nghĩa của câu “thực túc, binh cường”. Trung Quốc mặc dù là một quốc gia có nền ẩm thực phong phú, nhưng những món ăn đa dạng đó là “độc quyền” của các gia đình giàu có và giới quý tộc. Những người lính bình thường không có cơ hội được ăn những món cao lương mỹ vị ấy. Thức ăn trong doanh trại gói gọn trong hai từ "đơn điệu".
Tổ tiên của người Hán ở Trung Quốc là những người bán du mục, đánh cá và săn bắn. Tuy nhiên, kể từ khi người Hán từ Thanh Hải, Cam Túc tiến vào vùng đồng bằng trung tâm, dân số dần dần tăng lên và họ bắt đầu phát triển nền nông nghiệp thời kỳ thô sơ.
Ăn một bát cháo, chạy ba quãng đồng
Săn bắn là một trong những nguồn cung cấp lương thực chính trong triều đại nhà Thương. Săn bắn thời kỳ này có quy mô rất lớn. Một số tài liệu của Trung Quốc ghi nhận rằng ở thời nhà Thương, người ta tiến hành săn bắn với hàng ngàn binh sỹ, chiến lợi phẩm thu về có thể là hàng trăm con dã thú
Theo bài trên trang 163 của Trung Quốc, người ta đã thu thập được các bản khắc trên xương (giáp cốt văn) tường thuật lại một cuộc săn quy mô lớn với kết quả là 451 con nai bị hạ sát.
Vào thời nhà Chu, quy mô săn bắn thậm chí còn lớn hơn. Chu Vũ vương của nhà Chu từng có lần săn được hàng chục ngàn động vật hoang dã. Chính nhờ việc này mà các triều đại Thương và Chu đã có thể tiếp tục mở rộng lãnh thổ đến Thiểm Tây, Hà Nam, Sơn Tây, Hà Bắc, Sơn Đông, An Huy và nhiều tỉnh khác.
Sau thời nửa nông nghiệp và nửa du mục ở các triều đại Hạ, Thương và Chu, dân tộc Hán chính thức trở thành một dân tộc nông nghiệp sau thời Chiến Quốc. Các loại ngũ cốc và một số loại rau trở thành đồ ăn chính của dân thường và binh lính.
Trước thời nhà Tống, người Trung Quốc thường ăn cháo rau nấu đặc. Chế độ ăn uống của quân đội Trung Quốc thời cổ đại nói chung là đơn giản và thô sơ, và người lính thường xuyên ăn không đủ no.
Binh sỹ Trung Quốc xưa nay thường nói đến cháo kê, như thứ thức ăn quen thuộc của quân đội từ ngàn đời. Quân lương, vũ khí bao giờ cũng có giáo mác đi kèm với những túi kê. Muốn quân đội mạnh thì phải tích trữ nhiều quân lương, cụ thể là hạt kê.
Có sách nói rằng nhà Tần giàu có, tích trữ kê như núi như đồi. Khắp nước Tần, đâu đâu cũng có những kho lượng với hàng vạn thạch, mỗi thạch tương đương 100 thăng (lít), thậm chí vựa lúa ở Hàm Dương còn chứa 100.000 thạch ngũ cốc. Với nguồn cung cấp hậu cần mạnh mẽ như vậy, quân đội nhà Tần mới có thể chinh phục nam bắc với hàng trăm ngàn quân thiết giáp và thống nhất thiên hạ.
Trong quân đội cổ đại Trung Quốc, cách chế biên thức ăn cho lính phổ biến nhất là nấu cháo. Trước thời nhà Tống, dụng cụ nấu nướng thông thường là đồ gốm, nồi sắt rất ít. Niêu đất dùng để nấu cháo là tốt nhất, không dùng để xào. Các triều đại Hạ, Thương, Chu luôn nấu cháo kê, có thêm rau củ. Cần thêm nhiều loại rau dại, trái cây dại, đậu và thậm chí cả thịt vào cháo. Binh sỹ cứ đến giờ ăn là bắc nồi sắt nấu cháo, rau. Loại cháo này rất đặc.
Cây giáo, túi kê
Kê đã được sử dụng làm thức ăn cho binh sỹ từ thời cổ đại cho đến thời nhà Đường. Lý do chính là các trung tâm chính trị và quân sự của Trung Quốc nằm ở phía bắc, đặc biệt là khu vực tây bắc, nơi kê phổ biến. Thứ hai, hạt kê rất dễ bảo quản. Theo tài liệu thời Đường, kê có thể bảo quản được 9 năm, trong khi gạo chỉ bảo quản được 5 năm. Trên thực tế, kê có thể được bảo quản trong một thời gian dài hơn. Hai mươi năm sau khi nhà Tùy sụp đổ, số ngũ cốc tích trữ ở Trường An vẫn có thể ăn được.
Trong thời cổ đại và cận đại ở Trung Quốc, nông nghiệp lạc hậu và sản lượng rất thấp.
Trước thời Đường, khẩu phần ăn của mỗi người lính là 1 túi kê/ngày. Thời hạn sử dụng lâu dài là khía cạnh quan trọng nhất của quân lương, hương vị ít được coi trọng.
Thực phẩm có thời hạn sử dụng dài cũng rất phù hợp với điều kiện giao thông rất lạc hậu vào thời cổ đại. Để tránh lãng phí, triều đình đưa ra nhiều chính sách. Ví dụ, nhà Tùy quy định rằng ai ăn cắp hơn 1 thăng (lít) lương thực ở khu vực biên giới sẽ bị chặt đầu. Lính mà bỏ lại lúa kê cũng bị chặt đầu. Quân đội phải lập các kho lương ở những vùng có khả năng xảy ra chiến sự, trên các tuyến đường hành quân. Các kho quân lương có thể giữ lương thực trong một thời gian dài, vì vậy không cần lo lắng về việc hết đát và hư hỏng, và kho cũng được bổ sung thường xuyên.
Làm thế nào mà quân đội Trung Quốc thời cổ đại phân phối khẩu phần ăn tới từng người lính? Tần vương quy định rằng đối với công việc cường độ cao, nửa đấu (1 đấu=10 thăng) kê cho bữa sáng và một phần ba đấu cho bữa tối. Đối với những công việc như đứng gác, một phần ba đấu kê sẽ được sử dụng vào buổi sáng và buổi tối. Quân đội nhà Hán quy định rằng những người lính tham gia các hoạt động thể chất nặng nhọc phải có 2 thạch, 9 đấu, 3 thăng ngũ cốc và 3 thăng muối mỗi tháng. Nhà Đường quy định rằng một người lính phải được cung cấp 2 thăng ngũ cốc mỗi ngày.
Các binh lính của cấm quân trong thời nhà Tống có khẩu phần ăn hàng tháng là 2,5 thạch. Thời kỳ sau, khẩu phần của cấm quân chỉ là 8 hoặc 9 đấu. Cho đến cuối thời Nam Tống, quân lương thường bị cắt xén. Với việc khẩu phần ăn liên tục bị cắt giảm, hiệu quả chiến đấu của quân Tống cũng có xu hướng đi xuống. Đó là chưa kể tình trạng luôn thiếu thốn các loại thực phẩm “không thiết yếu” như thịt và trứng. Ăn không đủ no, làm sao có thể mang mấy chục cân áo giáp để chống lại kỵ binh du mục tràn xuống từ phương Bắc?
Mãi sau này, những loại thực phẩm như bánh mì dẹt và bánh bao hấp mới trở thành thực phẩm trong quân đội Trung Quốc. Do chế biến bột gặp nhiều khó khăn và người dân thời xưa chưa biết đến công nghệ lên men nên tất cả lương khô làm ra đều là “bột chết” (bột được xay ra từ hạt ngũ cốc khô). Từ thời nhà Hán, người Trung Quốc đã ăn mì, lúc đó được gọi là bánh canh. Sau triều đại nhà Hán và nhà Ngụy, bột nhồi rồi luộc/hấp và mì trở thành cách ăn phổ biến nhất.
Cả bánh canh và bột nhồi đều bất tiện khi mang đi. Chỉ có thực phẩm khô là thực phẩm tiện lợi nhất. Tục ngữ Trung Quốc có câu “Phu thiên lý quỹ lương, sỹ hữu ky sắc, tiều tô hậu thoán, sư bất túc bão, huống thâm nhập địch cảnh, phi vãn bất thông”. (Chồng ngàn dặm kiếm ăn, học giả thì đói, tiều phu thấy bếp sau nhà thì khỏe lại, làm thầy thì không no, huống chi vào sâu trong lòng địch, không thể bay được). Một người đem theo ba thùng lương khô, có thể dùng mấy vạn ngày. Đó là cách tốt nhất để quân đội mang theo cái ăn trong chiến đấu.
Bình luận