(VTC News)- Ông Pỉn cắm thanh kiếm lên bát gạo đặt trên chiếc bàn bày giữa nhà, và thanh kiếm vẫn đứng vững, không đổ.
Kỳ 2 (kỳ cuối): Tận mắt thanh kiếm ma ám
Sau khi kể câu chuyện đầy huyễn hoặc quanh thanh kiếm báu truyền đời ở Điện Biên, ông Lò Văn Pỉn (Mường Luân, Điện Biên Đông, Điện Biên) dẫn tôi vào gian trong của ngôi nhà, mà không phải ai cũng dám bước vào.
Tôi nghĩ rằng, đó phải là một căn phòng nghi ngút khói hương, bốn bức tường dán đầy bùa ngải, nhưng hóa ra, căn phòng thật giản dị, chẳng có đồ đạc gì đáng giá, cũng không mang nhiều hình ảnh tâm linh, ma mị.
Ông Pỉn chỉ lên vách nhà. Phía sát mái có bàn thờ nhỏ bằng miếng gỗ, gồm bát hương và chai rượu. Thanh kiếm treo ngay dưới bàn thờ. Theo lời ông Pỉn, đây là gian phòng thờ ma xó. Hiện tại, con ma xó đang ẩn trong thanh kiếm, nên không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, ngoài ông ra, không ai dám bén mảng vào căn phòng này. Với người Lào, ma xó là thứ vô cùng đáng sợ hãi, không ai dám trêu ghẹo, chọc giận.
Trong văn hóa người Lào ở vùng đất xa xôi này, bệnh tật, ốm đau là do con ma, do vậy, người ta không tìm đến bệnh viện, mà nhờ vả vào thầy cúng cao tay. Chỗ dựa tâm linh ở vùng đất người Lào lẻ loi lạc phía này biên giới chính là ông Lò Văn Pỉn. Trong vùng, ai ốm đau, bệnh tật, tang ma, người ta đều nhờ vào pháp lực của ông thầy cúng Pỉn và con ma xó vô hình.
Theo lời ông Pỉn, khi ai đó bị ốm lâu ngày không khỏi, thì họ sẽ mời ông đến chữa bệnh. Ông Pỉn cúng bái, rước thanh kiếm và con ma xó đi theo. Ông còn mang theo một đoạn chỉ trắng, dùng để dệt vải.
Ông Pỉn kéo đoạn dây chỉ từ cuộn chỉ to bằng cổ tay cho tôi xem. Tôi kéo nhẹ thì đứt lìa. Tôi có cảm giác cuộn chỉ này đã nhiều năm, mục nát rồi. Ông Pỉn bảo, cuộn chỉ ấy đã ngót trăm năm, nên có phần mục, kéo nhẹ là đứt. Cuộn chỉ đó không phải để dệt vải, mà để làm phép.
Ngoài thanh kiếm, thì ông Pỉn mang đến nhà người ốm một đoạn dây chỉ dài 2-3m. Ông Pỉn rút thanh kiếm châm vào bếp than hồng rực. Làm lễ cúng, thỉnh con ma xó về, thì ông Pỉn sẽ yêu cầu 2 người trong gia đình người bệnh kéo nhẹ sợi chỉ, để sợi chỉ hơi căng.
Ông lôi thanh kiếm đỏ lừ, đặt lưỡi kiếm lên sợi chỉ. Nếu sợi chỉ đứt, thì ông bỏ về, không chữa trị cho người bệnh, bởi người đó đã hết mệnh, còn nếu sợi chỉ không bị đứt, dù bị thanh kiếm đỏ rực đè lưỡi lên, thì ông sẽ chữa trị và đảm bảo người bệnh sẽ sống.
Tất nhiên, hầu hết những lần thử, sợi chỉ đều không đứt. Câu chuyện này quả thực vô cùng khó tin.
Sau buổi gặp ông Pỉn, tôi ngược ra phía ngôi tháp, gặp ông Lò Văn Nố, 79 tuổi, người già hiểu biết và uy tín của bản người Lào, để hỏi về chuyện này.
Ông Nố cũng là thầy cúng, chuyên đi cúng ma, cúng chữa bệnh, và ông khẳng định chuyện thanh kiếm nung đỏ không cứa đứt được sợi chỉ là có thật, ông đã chứng kiến cả trăm lần. Ông Nố không chỉ xem ông Pỉn dùng thanh kiếm nung đỏ không làm đứt sợi chỉ, mà tận mắt cả những lần bố đẻ ông Nố làm việc đó.
Theo lời ông Pỉn, lý do sợi chỉ không đứt khi tiếp xúc với lưỡi kiếm nung đỏ, là vì con ma xó đã nhập vào sợi chỉ. Con ma xó đã thông báo cho thầy cúng rằng, người bệnh sẽ được cứu sống.
Để lễ cúng chữa bệnh diễn ra, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế mà gia chủ chuẩn bị lễ lạt. Nhà nghèo thì chỉ cần con gà, còn khá giả thì con dê.
Khi con ma xó xuất hiện, ông Pỉn như thể lên đồng, biến thành người khác. Ông rút thanh kiếm, chém đứt đầu con gà, hoặc rơi cổ con dê, lấy máu nhuộm kiếm.
Ông Pỉn vung kiếm, múa loạn xạ, trong khi bệnh nhân nằm bất động trên giường. Ông Pỉn vốn già nua, chậm chạp, nhưng lúc này như một võ sư, với đường kiếm uyển chuyển, lúc nhanh, lúc chậm, lúc xé gió vù vù khiến ai nấy đều khiếp đảm.
Múa kiếm một hồi, ông Pỉn chợt ngừng lại, lao đến chỗ bếp lửa cháy đùng đùng, lấy chiếc bát con, vục vào nồi mỡ sôi, chạy đến bên bệnh nhân, uống một hơi hết sạch bát mỡ nóng hàng trăm độ C.
Uống mỡ xong, ông lại múa kiếm. Múa kiếm một hồi, lại lao đến chỗ bếp lửa, rút con dao nung đỏ lừ, chạy đến chỗ bệnh nhân thè lưỡi liếm vào dao nung đỏ, khiến lưỡi cháy xèo xèo, khiến ai nấy sợ hãi, rùng mình, dựng cả tóc gáy.
Ai cũng tin rằng, conma xó đã nhập vào thầy cúng và đuổi con ma ám trong người bệnh, khiến người này bị ốm. Và thầy cúng biểu diễn những trò đó, để con ma thấy thầy cúng có năng lực phi phàm, sợ hãi mà bỏ đi.
Tuy nhiên, màn kinh dị nhất, không chỉ khiến người, mà cả quỷ ma đều sợ, đó là màn dùng thanh kiếm báu ngoáy mũi, ngoáy tai, cắm phập vào chân.
Thanh kiếm ấy vốn sắc lẹm, chém một hai nhát đứt đầu con dê, thế nhưng, ông Pỉn cứ cầm kiếm ngoáy lỗ mũi, mà máu không hề chảy ra. Ngoáy mũi xong, ông lại dùng lưỡi kiếm chọc vào lỗ tai và ngoáy liên tục.
Xong ông ngồi xuống ghế, cầm cầm kiếm chọc thật mạnh vào bàn chân. Kiếm chọc nhanh đến nối nhìn loang loáng. Thế nhưng, kỳ lạ thay, mũi kiếm xuyên đúng vào kẽ chân, giữa những ngón chân sin sít, mà rõ ràng không đâm vào chân.
Sau màn đâm kinh dị đó, ông đặt lưỡi kiếm vào kẽ tay, kẽ chân, rồi cò cưa như xẻ gỗ, thế mà thanh kiếm sắc lẹm cứ trơn tuồn tuột, không hề làm đứt tay, chân.
Màn biểu diễn kỳ lạ nhất, cũng là màn cuối cùng, là ông Pỉn cắm thanh kiếm lên bát gạo đặt trên chiếc bàn bày giữa nhà, và thanh kiếm vẫn đứng vững, không hề đổ. Thậm chí, ông đặt mũi thanh kiếm trên bàn, mũi kiếm nhọn hoắt không xuyên xuống mặt bàn, nhưng thanh kiếm cũng không đổ.
Nhiều người thấy lạ, còn thử treo áo lên chuôi kiếm, nhưng thanh kiếm vẫn đứng như có thế lực vô hình can thiệp. Lúc này, theo lời ông Pỉn, ma xó đã rời khỏi thân thể của ông, nhập vào thanh kiếm và tạo nên điều kỳ dị đó. Kể xong chuyện, ông Pỉn hẹn rằng, khi nào có lễ cúng ma, ông sẽ gọi tôi lên, để tận mắt và ghi hình.
Tôi trình bày ý tưởng muốn được xem thanh kiếm. Ông Pỉn chắp tay cúng, nói tiếng Lào, gieo đồng xu, rồi mang thanh kiếm cho tôi.
Thanh kiếm khá nặng. Tôi kéo nhẹ chuôi, thanh kiếm tụt ra khoảng chục cm, ông Pỉn hoảng hồn xông đến cướp lấy thanh kiếm. Mặt ông chợt tái dại. Ông Pỉn dặn tôi không được rút kiếm ra, nhưng tôi chỉ định kéo nhẹ một chút thôi, không ngờ ông sợ hãi đến vậy.
Sợ tôi rút kiếm ra, ông Pỉn mang kiếm cất kỹ, rồi mới trò chuyện tiếp. Theo lời ông Pỉn, ma xó ẩn trong thanh kiếm, nên ai rút kiếm ra, sẽ gặp họa.
Theo lời ông Pỉn, từ đời bố ông, đến đời ông, đã có 5 người tự tiện rút kiếm ra nghịch, đều nổi điên. Bố ông và ông phải cúng bái rất nhiều, những người đó mới trở lại bình thường. Tôi chẳng tin chuyện rút thanh kiếm ra mà hóa điên, nhưng quả thực, nỗi sợ hãi thực sự hiện trên khuôn mặt ông Pỉn, cũng khiến chùn tay.
Tạm biệt ông Pỉn và bản người Lào giữa rừng thẳm, mong một ngày sớm được trở lại, để chứng kiến buổi cúng ma, tật mắt những chuyện kỳ dị quanh thanh kiếm ma ám.
Phạm Ngọc Dương
Kỳ 2 (kỳ cuối): Tận mắt thanh kiếm ma ám
Sau khi kể câu chuyện đầy huyễn hoặc quanh thanh kiếm báu truyền đời ở Điện Biên, ông Lò Văn Pỉn (Mường Luân, Điện Biên Đông, Điện Biên) dẫn tôi vào gian trong của ngôi nhà, mà không phải ai cũng dám bước vào.
Tôi nghĩ rằng, đó phải là một căn phòng nghi ngút khói hương, bốn bức tường dán đầy bùa ngải, nhưng hóa ra, căn phòng thật giản dị, chẳng có đồ đạc gì đáng giá, cũng không mang nhiều hình ảnh tâm linh, ma mị.
Ông Pỉn chỉ lên vách nhà. Phía sát mái có bàn thờ nhỏ bằng miếng gỗ, gồm bát hương và chai rượu. Thanh kiếm treo ngay dưới bàn thờ. Theo lời ông Pỉn, đây là gian phòng thờ ma xó. Hiện tại, con ma xó đang ẩn trong thanh kiếm, nên không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, ngoài ông ra, không ai dám bén mảng vào căn phòng này. Với người Lào, ma xó là thứ vô cùng đáng sợ hãi, không ai dám trêu ghẹo, chọc giận.
Trong văn hóa người Lào ở vùng đất xa xôi này, bệnh tật, ốm đau là do con ma, do vậy, người ta không tìm đến bệnh viện, mà nhờ vả vào thầy cúng cao tay. Chỗ dựa tâm linh ở vùng đất người Lào lẻ loi lạc phía này biên giới chính là ông Lò Văn Pỉn. Trong vùng, ai ốm đau, bệnh tật, tang ma, người ta đều nhờ vào pháp lực của ông thầy cúng Pỉn và con ma xó vô hình.
Bản người Lào ở Mường Luân, bên bờ sông Mã |
Ông Pỉn kéo đoạn dây chỉ từ cuộn chỉ to bằng cổ tay cho tôi xem. Tôi kéo nhẹ thì đứt lìa. Tôi có cảm giác cuộn chỉ này đã nhiều năm, mục nát rồi. Ông Pỉn bảo, cuộn chỉ ấy đã ngót trăm năm, nên có phần mục, kéo nhẹ là đứt. Cuộn chỉ đó không phải để dệt vải, mà để làm phép.
Ngoài thanh kiếm, thì ông Pỉn mang đến nhà người ốm một đoạn dây chỉ dài 2-3m. Ông Pỉn rút thanh kiếm châm vào bếp than hồng rực. Làm lễ cúng, thỉnh con ma xó về, thì ông Pỉn sẽ yêu cầu 2 người trong gia đình người bệnh kéo nhẹ sợi chỉ, để sợi chỉ hơi căng.
Ông lôi thanh kiếm đỏ lừ, đặt lưỡi kiếm lên sợi chỉ. Nếu sợi chỉ đứt, thì ông bỏ về, không chữa trị cho người bệnh, bởi người đó đã hết mệnh, còn nếu sợi chỉ không bị đứt, dù bị thanh kiếm đỏ rực đè lưỡi lên, thì ông sẽ chữa trị và đảm bảo người bệnh sẽ sống.
Tất nhiên, hầu hết những lần thử, sợi chỉ đều không đứt. Câu chuyện này quả thực vô cùng khó tin.
Nơi ông Pỉn thờ ma xó và cất giữ kiếm báu |
Ông Nố cũng là thầy cúng, chuyên đi cúng ma, cúng chữa bệnh, và ông khẳng định chuyện thanh kiếm nung đỏ không cứa đứt được sợi chỉ là có thật, ông đã chứng kiến cả trăm lần. Ông Nố không chỉ xem ông Pỉn dùng thanh kiếm nung đỏ không làm đứt sợi chỉ, mà tận mắt cả những lần bố đẻ ông Nố làm việc đó.
Theo lời ông Pỉn, lý do sợi chỉ không đứt khi tiếp xúc với lưỡi kiếm nung đỏ, là vì con ma xó đã nhập vào sợi chỉ. Con ma xó đã thông báo cho thầy cúng rằng, người bệnh sẽ được cứu sống.
Để lễ cúng chữa bệnh diễn ra, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế mà gia chủ chuẩn bị lễ lạt. Nhà nghèo thì chỉ cần con gà, còn khá giả thì con dê.
Khi con ma xó xuất hiện, ông Pỉn như thể lên đồng, biến thành người khác. Ông rút thanh kiếm, chém đứt đầu con gà, hoặc rơi cổ con dê, lấy máu nhuộm kiếm.
Sợi chỉ mỏng manh thế này, nhưng khi ma xó nhập vào, thì lưỡi kiếm nung nỏ cũng không cứa đứt được |
Ông Pỉn và thanh kiếm mà theo ông là nơi ma xó trú ngụ |
Múa kiếm một hồi, ông Pỉn chợt ngừng lại, lao đến chỗ bếp lửa cháy đùng đùng, lấy chiếc bát con, vục vào nồi mỡ sôi, chạy đến bên bệnh nhân, uống một hơi hết sạch bát mỡ nóng hàng trăm độ C.
Uống mỡ xong, ông lại múa kiếm. Múa kiếm một hồi, lại lao đến chỗ bếp lửa, rút con dao nung đỏ lừ, chạy đến chỗ bệnh nhân thè lưỡi liếm vào dao nung đỏ, khiến lưỡi cháy xèo xèo, khiến ai nấy sợ hãi, rùng mình, dựng cả tóc gáy.
Ai cũng tin rằng, conma xó đã nhập vào thầy cúng và đuổi con ma ám trong người bệnh, khiến người này bị ốm. Và thầy cúng biểu diễn những trò đó, để con ma thấy thầy cúng có năng lực phi phàm, sợ hãi mà bỏ đi.
Tuy nhiên, màn kinh dị nhất, không chỉ khiến người, mà cả quỷ ma đều sợ, đó là màn dùng thanh kiếm báu ngoáy mũi, ngoáy tai, cắm phập vào chân.
Thanh kiếm ấy vốn sắc lẹm, chém một hai nhát đứt đầu con dê, thế nhưng, ông Pỉn cứ cầm kiếm ngoáy lỗ mũi, mà máu không hề chảy ra. Ngoáy mũi xong, ông lại dùng lưỡi kiếm chọc vào lỗ tai và ngoáy liên tục.
Xong ông ngồi xuống ghế, cầm cầm kiếm chọc thật mạnh vào bàn chân. Kiếm chọc nhanh đến nối nhìn loang loáng. Thế nhưng, kỳ lạ thay, mũi kiếm xuyên đúng vào kẽ chân, giữa những ngón chân sin sít, mà rõ ràng không đâm vào chân.
Sau màn đâm kinh dị đó, ông đặt lưỡi kiếm vào kẽ tay, kẽ chân, rồi cò cưa như xẻ gỗ, thế mà thanh kiếm sắc lẹm cứ trơn tuồn tuột, không hề làm đứt tay, chân.
Màn biểu diễn kỳ lạ nhất, cũng là màn cuối cùng, là ông Pỉn cắm thanh kiếm lên bát gạo đặt trên chiếc bàn bày giữa nhà, và thanh kiếm vẫn đứng vững, không hề đổ. Thậm chí, ông đặt mũi thanh kiếm trên bàn, mũi kiếm nhọn hoắt không xuyên xuống mặt bàn, nhưng thanh kiếm cũng không đổ.
Nhiều người thấy lạ, còn thử treo áo lên chuôi kiếm, nhưng thanh kiếm vẫn đứng như có thế lực vô hình can thiệp. Lúc này, theo lời ông Pỉn, ma xó đã rời khỏi thân thể của ông, nhập vào thanh kiếm và tạo nên điều kỳ dị đó. Kể xong chuyện, ông Pỉn hẹn rằng, khi nào có lễ cúng ma, ông sẽ gọi tôi lên, để tận mắt và ghi hình.
Tôi trình bày ý tưởng muốn được xem thanh kiếm. Ông Pỉn chắp tay cúng, nói tiếng Lào, gieo đồng xu, rồi mang thanh kiếm cho tôi.
Thanh kiếm khá nặng. Tôi kéo nhẹ chuôi, thanh kiếm tụt ra khoảng chục cm, ông Pỉn hoảng hồn xông đến cướp lấy thanh kiếm. Mặt ông chợt tái dại. Ông Pỉn dặn tôi không được rút kiếm ra, nhưng tôi chỉ định kéo nhẹ một chút thôi, không ngờ ông sợ hãi đến vậy.
Sợ tôi rút kiếm ra, ông Pỉn mang kiếm cất kỹ, rồi mới trò chuyện tiếp. Theo lời ông Pỉn, ma xó ẩn trong thanh kiếm, nên ai rút kiếm ra, sẽ gặp họa.
Theo lời ông Pỉn, từ đời bố ông, đến đời ông, đã có 5 người tự tiện rút kiếm ra nghịch, đều nổi điên. Bố ông và ông phải cúng bái rất nhiều, những người đó mới trở lại bình thường. Tôi chẳng tin chuyện rút thanh kiếm ra mà hóa điên, nhưng quả thực, nỗi sợ hãi thực sự hiện trên khuôn mặt ông Pỉn, cũng khiến chùn tay.
Tạm biệt ông Pỉn và bản người Lào giữa rừng thẳm, mong một ngày sớm được trở lại, để chứng kiến buổi cúng ma, tật mắt những chuyện kỳ dị quanh thanh kiếm ma ám.
Phạm Ngọc Dương
Bình luận