(VTC News) - Núi non Việt Nam rất nhiều loại sâm quý, nhưng sự hiểu biết về sâm quả thực rất kém.
Việt Nam là đất nước nhiệt đới, cây cối hóa lá đa dạng, vị thuốc cũng cực kỳ đa dạng. Chỉ tiếc rằng, nền Đông y nước nhà kém phát triển. Cũng có thể mai một do chính sách đô hộ của Tàu suốt cả ngàn năm.
Thật buồn, khi người Tàu thu mua hết thứ này đến thứ khác, người Việt cứ nhổ bán, đến khi hết sạch, giá thổi lên giời, mới giật mình và tìm hiểu nó là cây củ hoa lá gì.
Về các loại sâm, có thể nói, người Việt mới bắt đầu tìm hiểu từ vài chục năm nay. Núi non Việt Nam rất nhiều loại sâm quý, nhưng sự hiểu biết về sâm quả thực rất kém. Nhiều thứ sâm vẫn đang ùn ùn đổ sáng Tàu, nhưng người Việt vẫn chẳng biết nó là củ quả gì.
Vì không có sự hiểu biết rõ về sâm, nên mới có chuyện, loài sâm nào cũng gọi là sâm Nam. Cái tên sâm Nam là do người phương Bắc gọi, chỉ loài sâm mọc ở phía Nam, trong đó có Việt Nam, nó đã trở thành tên chung để gọi hàng chục loại sâm.
Đào sâm bán như… khoai
Sâm Ngọc Linh mới được phát hiện vào năm 1972 bởi dược sĩ Đào Kim Long. Đây là sự kiện quan trọng, để khẳng định Việt Nam có… sâm.
Trước đó hàng trăm năm, các nước như Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Mỹ… đều đã công bố có sâm quý, nhưng riêng Việt Nam thì chưa, nên việc phát hiện ra sâm, đã đưa Việt Nam vào bản đồ sâm của thế giới.
Tuy nhiên, có một sự thực, là loài sâm ấy, người Trung Quốc đã dùng từ lâu, đã âm thầm thu mua, đào bới ở Việt Nam từ nhiều năm nay rồi. Chúng chính là sâm tiết trúc, hoặc còn gọi là sâm đốt trúc, vì củ có nhiều đốt. Chúng mọc ở những dãy núi cao chót vót, khắp đại ngàn Hoàng Liên Sơn. Tuy nhiên, khi chúng mọc ở đỉnh Ngọc Linh, ngọn núi thiêng, nóc nhà của dãy Trường Sơn, thì chúng có giá trị dinh dưỡng đặc biệt, với hàm lượng saponin rất cao. Chúng trở thành loài sâm tốt nhất thế giới, đắt nhất thế giới.
"Người rừng ung thư" Trần Ngọc Lâm, sống trong hang đá gần đỉnh Fansipan, là người hiểu khá rõ về loài sâm này và chứng kiến cảnh các con buôn Trung Quốc sang Việt Nam săn lùng, thu mua ráo riết. Ông Lâm là người từng đào được củ sâm 800 tuổi, có thể nói là có một không hai.
Gần 20 năm trước, khi ông Lâm lên đỉnh Fansipan chiến đấu với căn bệnh ung thư phổi, ông tìm thấy rất nhiều sâm tiết trúc. Chúng mọc đầy trên vách đá, hốc đá. Nhưng rồi, ông chưa kịp mừng vì phát hiện “kho báu vật sâm” trong đại ngàn Hoàng Liên, thì một ngày, vào khoảng năm 1999, ông bỗng thấy đồng bào Mông với gùi, cuốc, thuổng ầm ầm lên núi đào bới. Ông Lâm hỏi họ kéo vào rừng đào bới gì, họ bảo đi kiếm “khoai lang núi”.
Ông Lâm ngã ngửa khi thấy ai nấy cõng ật ưỡng gùi tiết trúc nhân sâm. Lúc này, ông Lâm mới biết, người Trung Quốc mang củ tiết trúc nhân sâm có thân ngoằn ngoèo như con rắn, mỗi thân có nhiều đốt sang Lào Cai, đến tận các bản người Mông và nói rằng muốn thu mua thật nhiều… “khoai lang núi”. Họ bảo với đồng bào rằng cần thu mua những củ “khoai lang núi” này để… ăn chống đói.
Thế là, đồng bào vào rừng Hoàng Liên Sơn, đào bới không biết bao nhiêu “khoai lang núi”, hết tấn nọ đến tấn kia, bán cho người ta. Lúc đầu, giá mỗi kg “khoai lang núi” chỉ có mấy ngàn đồng, sau tăng lên vài chục ngàn, rồi tăng lên vài trăm ngàn đồng. Khi người Trung Quốc nâng giá “khoai lang núi” lên vài triệu một kg, thì có xới tung cả cánh rừng cũng chả tìm ra củ nào nữa.
Nhìn cảnh ấy, ông Lâm lòng đau như cắt. Gặp ai ông cũng bảo đây là loài sâm cực quý, chứ không phải “khoai lang núi”, nhưng không ai tin. Đồng bào Mông còn cãi rằng, củ này tổ tiên họ gọi là "thằn lằn núi", vì thân nó giống con thằn lằn, lại mọc trên núi đá. Đồng bào Mông cũng thường đào củ “thằn lằn núi” nhai sống như khoai. Khi leo núi, thấy mệt, họ đào củ “thằn lằn núi”, ngậm miếng nhỏ trong miệng sẽ hết mệt. Giờ thì loài sâm quý ấy, cùng với hàng chục loại dược liệu quý cũng đã biến mất khỏi đại ngàn Hoàng Liên Sơn.
Tìm hiểu về sâm tiết trúc ở Hoàng Liên Sơn, thì lại giải mã được những điều kỳ quặc đang diễn ra quanh chân núi Ngọc Linh. Mới đây, tôi có chuyến vào vùng Nam Trà My (Quảng Nam) để tìm hiểu về sâm tiết trúc.
Thủ phủ của sâm Ngọc Linh là xã Trà Linh. Nơi đây, nhà nào cũng có vườn sâm, từ vài sào đến vài chục héc-ta. Tôi ngỏ ý muốn mua sâm trồng 5 năm tuổi, thì tất thảy đồng bào đều đòi giá 50 triệu đồng cho loại 20 củ/kg. Thế nhưng, sâm từ phía Kontum thì chỉ khoảng 30 triệu đồng/kg. Trong khi đó, sâm tiết trúc khai thác trên dãy Hoàng Liên Sơn ở Lào Cai và Lai Châu thì ầm ầm tăng giá. Các đầu nậu thu mua, hét giá từ 10 tới 30 triệu đồng/kg.
Những củ sâm tiết trúc mọc ở Hoàng Liên Sơn có hình thái, màu sắc càng giống sâm mọc ở Ngọc Linh thì có giá trị càng cao. Những củ sâm đẹp ấy, được tuồn vào núi Ngọc Linh và biến thành sâm Ngọc Linh thượng hạng. Sự giả mạo ấy còn không đáng lên án bằng việc giả mạo củ gáy, hoặc một số loại khác, bởi dù sao chúng cũng là sâm.
Sâm quý sang Tàu
Ngoài sâm Ngọc Linh, được đánh giá là sâm quý nhất thế giới, tốt nhất thế giới, thì ở Việt Nam còn đến cả trăm loại sâm. Tuy giá trị không bằng sâm Ngọc Linh, nhưng chúng cũng đang bị người Trung Quốc âm thầm thu mua. Nhiều loại sâm hiện đã bị thu mua cạn kiệt, nhưng người Việt vẫn không biết chúng là sâm gì, người Trung Quốc mua để làm gì.
Tôi cùng lương y Phạm Văn Thanh, đã có mấy ngày trời cuốc bộ, đi sâu vào dãy Hoàng Liên Sơn, đến một thung lũng rộng lớn, phía tỉnh Lai Châu, để đào một loài sâm quý, mà người Việt vẫn chưa biết đến nhiều.
Lương y Phạm Văn Thanh kể rằng, cách đây 20 năm, trong một lần sang Trung Quốc cùng đoàn bác sĩ, anh được các bác sĩ bên đó tiếp đãi thịnh tình. Nhà hàng sang trọng và món đặc biệt hôm đó là súp sâm. Cô tiếp viên nhà hàng giới thiệu kỹ lưỡng món ăn cho "vua chúa" trước khi mời thực khách thưởng thức.
Nghe cô ấy giới thiệu, mà ai cũng háo hức, bởi sắp được… làm vua. Xem hóa đơn, thì thấy bát súp bé như bát mắm đó có giá 50 USD. Dùng thìa vớt lên, thấy lát sâm rất quen mắt. Đưa vào miệng nhai, thì hóa ra đó là sâm Hoàng Liên, thứ sâm mà ông lang Phạm Văn Đĩnh, cha đẻ anh, vẫn dùng trong các bài thuốc tăng cường thể lực cho người bệnh. Thứ sâm ấy, mọc nhiều trong rừng Hoàng Liên Sơn, mà thời trẻ mỗi ngày vào rừng anh đào cả gùi đem về cho cha phơi khô, tẩm mật ong, rồi xao vàng, chế vào bài thuốc thập toàn đại bổ.
Về lại Lào Cai, để ý đến thứ sâm này, anh mới biết rằng, nhiều năm qua người Trung Quốc đã âm thầm thu mua, đến mức sắp tuyệt chủng. Họ thuê người Mông, người Dao khắp Lào Cai vào rừng đào bới, rồi những xe tải lớn, tải bé chuyển sang bên kia biên giới.
Củ sâm Hoàng Liên quý giá, bán sang Tàu với giá như khoai, sắn, đã khoác trên mình thương hiệu khác, là sâm tiến vua của Trung Quốc, dành cho khách sang trọng, với giá cắt cổ.
Với tình trạng khai thác như vậy, chẳng chóng thì trầy, sâm Hoàng Liên sẽ tuyệt chủng. Năm 1995, lương y Thanh cùng mấy người Dao đã vào sâu trong rừng, tìm một thung lũng bí mật, nơi chẳng ai tìm đến, và gieo trồng, nhân giống loài sâm này. Đất tơi xốp, mùn dày, những củ sâm lúc lỉu, to bằng cổ tay người lớn.
Hiện, loài sâm này đã rất hiếm, gần như tuyệt chủng, nhưng người Trung Quốc vẫn nhẩn nha thu mua, chứ không vội vàng tăng giá để gom bằng được. Họ đã có nhiều bài học kinh nghiệm. Nếu tranh cướp mua bán, giá lên cao, người Việt sẽ quan tâm và tìm hiểu về chúng, thì họ sẽ không mua được với giá rẻ nữa. Sâm tiết trúc, cây si đỏ, lan kim tuyến, thất diệp nhất chi hoa… là những ví dụ điển hình.
Điều đau lòng, là bây giờ, sâm Hoàng Liên đã cạn kiệt, nhưng người Việt vẫn chẳng biết nó là thứ củ gì và chưa quan tâm đến nó một cách xứng đáng.
Một lần, dược sĩ Đào Kim Long, người đầu tiên phát hiện ra sâm Ngọc Linh, gọi tôi đến nhà chơi, rồi ông khoe với tôi vừa mua được nửa bao củ sâm mà ông đánh giá là rất quý. Ông mở bao cho tôi xem, hóa ra là sâm Hoàng Liên.
Nhiều năm nay, lương y Thanh đã nghiên cứu về sâm Hoàng Liên. Anh đã đem chúng đi phân tích, và phát hiện hàm lượng saponin tổng hợp lên tới hơn 1,5%. Hàm lượng saponin của sâm Ngọc Linh từ 5-10%, thậm chí cao hơn, tuy nhiên, đấy là với sâm hoang dã nhiều năm, còn sâm trồng có thể chỉ bằng sâm Hoàng Liên mà thôi. Những củ sâm trồng ít tuổi, có khi hàm lượng saponin rất thấp.
Mới đây, báo Nông nghiệp Việt Nam đăng bài về sâm tiến vua ở núi Dành (Tân Yên, Bắc Giang), nơi củ sâm to như củ sắn, đã gây chú ý dư luận. Từ bài báo, tỉnh Bắc Giang, cùng huyện Tân Yên đã lập dự án bảo tồn loài sâm này.
Trong ký ức của những người lớn tuổi, loài sâm này cực kỳ quý hiếm và nó gắn với truyền thuyết dùng để tiến vua Tự Đức, nên mới có tên như vậy. Hình thái của sâm tiến vua núi Dành giống với sâm Hoàng Liên, nên tôi cùng lương y Thanh đã tìm về núi Dành.
Tuy nhiên, khi đến vườn sâm, thăm gốc sâm 200 năm tuổi nhà anh Thân Hải Đăng, nằm ngay dưới chân núi Dành, thì mới biết rằng, sâm Hoàng Liên có lẽ là anh em sinh đôi với sâm tiến vua. Hình thái củ giống nhau, nhưng mùi vị hơi khác một chút. Đặc biệt, hoa của sâm Hoàng Liên màu tím, còn hoa của sâm tiến vua núi Dành lại có màu trắng.
Lương y Thanh đã đem hai mẫu đi phân tích và khẳng định sâm Hoàng Liên quý hơn sâm núi Dành rất nhiều. Những loài sâm đặc biệt và quý hiếm như vậy, nhưng rất buồn là người Việt không có thông tin về nó, và hầu như không biết sử dụng để bồi bổ.
Trong khu rừng trên dãy Hoàng Liên Sơn, lương y Phạm Văn Thanh còn chỉ cho tôi loài sâm kỳ lạ, chưa được nghiên cứu và biết đến. Lương y Thanh lấy con dao đi rừng đẵn một đoạn cây gỗ to bằng cổ tay, dài chừng 3 mét. Anh đặt ngang đoạn cây vào gốc cây lạ ấy, rồi bẻ gập cây, vặn nó vào thanh gỗ, dùng dây cột lại với nhau. Chỉ cần nhấc mạnh đầu đoạn gậy như đòn bẩy, thì cả gốc rễ cây bật lên khỏi mặt đất. Ở chỗ đất mềm, cây nhỏ, hai người túm vào cây nhổ thẳng lên.
Mặc dù thân cây màu vàng nhạt, nhưng phần củ lại màu đen tuyền như than. Thứ củ ấy cũng chẳng ra củ, mà nó thực sự giống rễ cọc hơn. Cây to bằng cổ tay, nhưng cái “rễ cọc” ấy lại to bằng bắp tay.
Từ phần củ béo mập ấy, tua tủa những cái rễ bé li ti trổ ra. Cầm cái củ đen sì ấy, một thứ mùi quen thuộc, thơm mát tỏa ra. Rõ ràng là mùi đặc trưng của sâm, mà chỉ loài sâm có hàm lượng saponin cực kỳ cao mới có mùi đậm đặc như thế. Sau này, để vài củ sâm giống rễ cây ấy trong nhà, lúc đi làm về, mở cửa, thứ mùi thơm mát dễ chịu xộc vào mũi.
Người Việt chẳng biết nó là loại sâm gì. Lương y Thanh gọi nó là sâm đất, hoặc sâm đen. Lương y Thanh đưa cho tôi xem kết quả phân tích của Viện Hóa học – Vật liệu (Viện Khoa học công nghệ Quân sự). Thật bất ngờ, sâm đất có hàm lượng saponin lên tới hơn 4%. Điều đó có nghĩa, hàm lượng saponin của nó cao tương đương với sâm trồng Ngọc Linh nhiều năm tuổi, hoặc bằng 50% sâm Ngọc Linh hoang dã.
Tôi hỏi lương y Thanh: “Loài sâm nào quý hiếm, người Trung Quốc đều biết cả, mà sao ở Hoàng Liên Sơn lại có nhiều thế này?”. Lương y Thanh bảo rằng: “Loài sâm này người Trung Quốc biết và họ dùng từ ngàn đời nay rồi. Người Trung Quốc từng thuê người Mông đi nhổ suốt mấy chục năm qua. Họ mua với giá rẻ như củi. Chục năm nay, loài sâm này ít, thì họ không mua nữa. Nó trở thành loài dược liệu bị lãng quên ở Việt Nam. Khi người Việt còn chưa biết đến nó, thì nó đã biến mất rồi”.
Trong nhiều bài thuốc, thầy lang Trung Quốc dùng sâm đất để giúp hoạt huyết cho não, giúp người bệnh “khai thần, tỉnh trí”. Dược tính của sâm đất giúp tinh thần con người sảng khoái, hạn chế lo âu, làm nhẹ đầu óc, tan biến muộn phiền. Thậm chí, những người bị rối loạn cảm xúc, nặng hơn là stress, dùng sâm này cũng hiệu quả.
Còn nhiều, rất nhiều những loài sâm nữa, người Trung Quốc vẫn đang âm thầm thu mua, mà người Việt vẫn chẳng hiểu họ mua để làm gì. Những củ sâm mà người Trung Quốc gọi là sâm tiên mao, tức trông nó như cái đầu ông tiên với chùm rễ như bộ râu, còn khá nhiều ở đồi núi phía Bắc Việt Nam, ở những khu rừng thưa, nơi giáp ranh với nương rẫy. Người Trung Quốc vẫn âm thầm thu mua với giá rất rẻ, nhưng người Việt vẫn chẳng biết họ mua để làm gì. Lương y Thanh tò mò đem đi phân tích, định lượng, thì phát hiện chúng rất giàu saponin và alkaloid.
Rồi, đặc biệt là sâm đá. Loài sâm này chỉ có ở núi đá vôi, vùng thấp, trong rừng nghiến, ở độ cao khoảng 700m so với mặt nước biển. Chúng vốn có nhiều ở vùng Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng.
Thế nhưng, người Trung Quốc thuê đồng bào nhổ từ nhiều năm nay, nên giờ gần như tuyệt chủng. Ông Trần Ngọc Lâm sống ở Trung Quốc nhiều năm, đi lại với Viện Trung Y, nên ông biết đến loại sâm này. Người Trung Quốc lấy củ của nó, hầm với chim công hoặc gà già để bồi bổ cơ thể, giúp người ốm mau khỏe.
Trong khi người Việt chưa biết đến sâm đá, thì nó đã hết sạch ở rừng Việt Nam. Tôi cũng đã thử ngâm rượu với sâm đá. Rượu sâm đá uống cả lít chẳng say. Điều đó chứng tỏ, chúng giải độc cực mạnh. Không chỉ sâm đá, mà vô vàn thảo dược quý đang biến mất khỏi rừng Việt Nam theo cách đó. Thật tiếc!
Phạm Ngọc Dương
Việt Nam là đất nước nhiệt đới, cây cối hóa lá đa dạng, vị thuốc cũng cực kỳ đa dạng. Chỉ tiếc rằng, nền Đông y nước nhà kém phát triển. Cũng có thể mai một do chính sách đô hộ của Tàu suốt cả ngàn năm.
Thật buồn, khi người Tàu thu mua hết thứ này đến thứ khác, người Việt cứ nhổ bán, đến khi hết sạch, giá thổi lên giời, mới giật mình và tìm hiểu nó là cây củ hoa lá gì.
Về các loại sâm, có thể nói, người Việt mới bắt đầu tìm hiểu từ vài chục năm nay. Núi non Việt Nam rất nhiều loại sâm quý, nhưng sự hiểu biết về sâm quả thực rất kém. Nhiều thứ sâm vẫn đang ùn ùn đổ sáng Tàu, nhưng người Việt vẫn chẳng biết nó là củ quả gì.
Vì không có sự hiểu biết rõ về sâm, nên mới có chuyện, loài sâm nào cũng gọi là sâm Nam. Cái tên sâm Nam là do người phương Bắc gọi, chỉ loài sâm mọc ở phía Nam, trong đó có Việt Nam, nó đã trở thành tên chung để gọi hàng chục loại sâm.
Đào sâm bán như… khoai
Sâm Ngọc Linh mới được phát hiện vào năm 1972 bởi dược sĩ Đào Kim Long. Đây là sự kiện quan trọng, để khẳng định Việt Nam có… sâm.
Trước đó hàng trăm năm, các nước như Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Mỹ… đều đã công bố có sâm quý, nhưng riêng Việt Nam thì chưa, nên việc phát hiện ra sâm, đã đưa Việt Nam vào bản đồ sâm của thế giới.
Tuy nhiên, có một sự thực, là loài sâm ấy, người Trung Quốc đã dùng từ lâu, đã âm thầm thu mua, đào bới ở Việt Nam từ nhiều năm nay rồi. Chúng chính là sâm tiết trúc, hoặc còn gọi là sâm đốt trúc, vì củ có nhiều đốt. Chúng mọc ở những dãy núi cao chót vót, khắp đại ngàn Hoàng Liên Sơn. Tuy nhiên, khi chúng mọc ở đỉnh Ngọc Linh, ngọn núi thiêng, nóc nhà của dãy Trường Sơn, thì chúng có giá trị dinh dưỡng đặc biệt, với hàm lượng saponin rất cao. Chúng trở thành loài sâm tốt nhất thế giới, đắt nhất thế giới.
Ông Lâm và cây sâm đá nhỏ |
"Người rừng ung thư" Trần Ngọc Lâm, sống trong hang đá gần đỉnh Fansipan, là người hiểu khá rõ về loài sâm này và chứng kiến cảnh các con buôn Trung Quốc sang Việt Nam săn lùng, thu mua ráo riết. Ông Lâm là người từng đào được củ sâm 800 tuổi, có thể nói là có một không hai.
Gần 20 năm trước, khi ông Lâm lên đỉnh Fansipan chiến đấu với căn bệnh ung thư phổi, ông tìm thấy rất nhiều sâm tiết trúc. Chúng mọc đầy trên vách đá, hốc đá. Nhưng rồi, ông chưa kịp mừng vì phát hiện “kho báu vật sâm” trong đại ngàn Hoàng Liên, thì một ngày, vào khoảng năm 1999, ông bỗng thấy đồng bào Mông với gùi, cuốc, thuổng ầm ầm lên núi đào bới. Ông Lâm hỏi họ kéo vào rừng đào bới gì, họ bảo đi kiếm “khoai lang núi”.
Ông Lâm ngã ngửa khi thấy ai nấy cõng ật ưỡng gùi tiết trúc nhân sâm. Lúc này, ông Lâm mới biết, người Trung Quốc mang củ tiết trúc nhân sâm có thân ngoằn ngoèo như con rắn, mỗi thân có nhiều đốt sang Lào Cai, đến tận các bản người Mông và nói rằng muốn thu mua thật nhiều… “khoai lang núi”. Họ bảo với đồng bào rằng cần thu mua những củ “khoai lang núi” này để… ăn chống đói.
Thế là, đồng bào vào rừng Hoàng Liên Sơn, đào bới không biết bao nhiêu “khoai lang núi”, hết tấn nọ đến tấn kia, bán cho người ta. Lúc đầu, giá mỗi kg “khoai lang núi” chỉ có mấy ngàn đồng, sau tăng lên vài chục ngàn, rồi tăng lên vài trăm ngàn đồng. Khi người Trung Quốc nâng giá “khoai lang núi” lên vài triệu một kg, thì có xới tung cả cánh rừng cũng chả tìm ra củ nào nữa.
Lương y Thanh trong vườn sâm trồng Ngọc Linh |
Nhìn cảnh ấy, ông Lâm lòng đau như cắt. Gặp ai ông cũng bảo đây là loài sâm cực quý, chứ không phải “khoai lang núi”, nhưng không ai tin. Đồng bào Mông còn cãi rằng, củ này tổ tiên họ gọi là "thằn lằn núi", vì thân nó giống con thằn lằn, lại mọc trên núi đá. Đồng bào Mông cũng thường đào củ “thằn lằn núi” nhai sống như khoai. Khi leo núi, thấy mệt, họ đào củ “thằn lằn núi”, ngậm miếng nhỏ trong miệng sẽ hết mệt. Giờ thì loài sâm quý ấy, cùng với hàng chục loại dược liệu quý cũng đã biến mất khỏi đại ngàn Hoàng Liên Sơn.
Tìm hiểu về sâm tiết trúc ở Hoàng Liên Sơn, thì lại giải mã được những điều kỳ quặc đang diễn ra quanh chân núi Ngọc Linh. Mới đây, tôi có chuyến vào vùng Nam Trà My (Quảng Nam) để tìm hiểu về sâm tiết trúc.
Thủ phủ của sâm Ngọc Linh là xã Trà Linh. Nơi đây, nhà nào cũng có vườn sâm, từ vài sào đến vài chục héc-ta. Tôi ngỏ ý muốn mua sâm trồng 5 năm tuổi, thì tất thảy đồng bào đều đòi giá 50 triệu đồng cho loại 20 củ/kg. Thế nhưng, sâm từ phía Kontum thì chỉ khoảng 30 triệu đồng/kg. Trong khi đó, sâm tiết trúc khai thác trên dãy Hoàng Liên Sơn ở Lào Cai và Lai Châu thì ầm ầm tăng giá. Các đầu nậu thu mua, hét giá từ 10 tới 30 triệu đồng/kg.
Những củ sâm tiết trúc mọc ở Hoàng Liên Sơn có hình thái, màu sắc càng giống sâm mọc ở Ngọc Linh thì có giá trị càng cao. Những củ sâm đẹp ấy, được tuồn vào núi Ngọc Linh và biến thành sâm Ngọc Linh thượng hạng. Sự giả mạo ấy còn không đáng lên án bằng việc giả mạo củ gáy, hoặc một số loại khác, bởi dù sao chúng cũng là sâm.
Sâm quý sang Tàu
Ngoài sâm Ngọc Linh, được đánh giá là sâm quý nhất thế giới, tốt nhất thế giới, thì ở Việt Nam còn đến cả trăm loại sâm. Tuy giá trị không bằng sâm Ngọc Linh, nhưng chúng cũng đang bị người Trung Quốc âm thầm thu mua. Nhiều loại sâm hiện đã bị thu mua cạn kiệt, nhưng người Việt vẫn không biết chúng là sâm gì, người Trung Quốc mua để làm gì.
Tôi cùng lương y Phạm Văn Thanh, đã có mấy ngày trời cuốc bộ, đi sâu vào dãy Hoàng Liên Sơn, đến một thung lũng rộng lớn, phía tỉnh Lai Châu, để đào một loài sâm quý, mà người Việt vẫn chưa biết đến nhiều.
Lương y Phạm Văn Thanh kể rằng, cách đây 20 năm, trong một lần sang Trung Quốc cùng đoàn bác sĩ, anh được các bác sĩ bên đó tiếp đãi thịnh tình. Nhà hàng sang trọng và món đặc biệt hôm đó là súp sâm. Cô tiếp viên nhà hàng giới thiệu kỹ lưỡng món ăn cho "vua chúa" trước khi mời thực khách thưởng thức.
Người dân đào sâm bán sang Trung Quốc |
Nghe cô ấy giới thiệu, mà ai cũng háo hức, bởi sắp được… làm vua. Xem hóa đơn, thì thấy bát súp bé như bát mắm đó có giá 50 USD. Dùng thìa vớt lên, thấy lát sâm rất quen mắt. Đưa vào miệng nhai, thì hóa ra đó là sâm Hoàng Liên, thứ sâm mà ông lang Phạm Văn Đĩnh, cha đẻ anh, vẫn dùng trong các bài thuốc tăng cường thể lực cho người bệnh. Thứ sâm ấy, mọc nhiều trong rừng Hoàng Liên Sơn, mà thời trẻ mỗi ngày vào rừng anh đào cả gùi đem về cho cha phơi khô, tẩm mật ong, rồi xao vàng, chế vào bài thuốc thập toàn đại bổ.
Về lại Lào Cai, để ý đến thứ sâm này, anh mới biết rằng, nhiều năm qua người Trung Quốc đã âm thầm thu mua, đến mức sắp tuyệt chủng. Họ thuê người Mông, người Dao khắp Lào Cai vào rừng đào bới, rồi những xe tải lớn, tải bé chuyển sang bên kia biên giới.
Củ sâm Hoàng Liên quý giá, bán sang Tàu với giá như khoai, sắn, đã khoác trên mình thương hiệu khác, là sâm tiến vua của Trung Quốc, dành cho khách sang trọng, với giá cắt cổ.
Với tình trạng khai thác như vậy, chẳng chóng thì trầy, sâm Hoàng Liên sẽ tuyệt chủng. Năm 1995, lương y Thanh cùng mấy người Dao đã vào sâu trong rừng, tìm một thung lũng bí mật, nơi chẳng ai tìm đến, và gieo trồng, nhân giống loài sâm này. Đất tơi xốp, mùn dày, những củ sâm lúc lỉu, to bằng cổ tay người lớn.
Hiện, loài sâm này đã rất hiếm, gần như tuyệt chủng, nhưng người Trung Quốc vẫn nhẩn nha thu mua, chứ không vội vàng tăng giá để gom bằng được. Họ đã có nhiều bài học kinh nghiệm. Nếu tranh cướp mua bán, giá lên cao, người Việt sẽ quan tâm và tìm hiểu về chúng, thì họ sẽ không mua được với giá rẻ nữa. Sâm tiết trúc, cây si đỏ, lan kim tuyến, thất diệp nhất chi hoa… là những ví dụ điển hình.
Điều đau lòng, là bây giờ, sâm Hoàng Liên đã cạn kiệt, nhưng người Việt vẫn chẳng biết nó là thứ củ gì và chưa quan tâm đến nó một cách xứng đáng.
Lương y Thanh bên cây sâm Hoàng Liên do anh trồng trong rừng già |
Một lần, dược sĩ Đào Kim Long, người đầu tiên phát hiện ra sâm Ngọc Linh, gọi tôi đến nhà chơi, rồi ông khoe với tôi vừa mua được nửa bao củ sâm mà ông đánh giá là rất quý. Ông mở bao cho tôi xem, hóa ra là sâm Hoàng Liên.
Nhiều năm nay, lương y Thanh đã nghiên cứu về sâm Hoàng Liên. Anh đã đem chúng đi phân tích, và phát hiện hàm lượng saponin tổng hợp lên tới hơn 1,5%. Hàm lượng saponin của sâm Ngọc Linh từ 5-10%, thậm chí cao hơn, tuy nhiên, đấy là với sâm hoang dã nhiều năm, còn sâm trồng có thể chỉ bằng sâm Hoàng Liên mà thôi. Những củ sâm trồng ít tuổi, có khi hàm lượng saponin rất thấp.
Mới đây, báo Nông nghiệp Việt Nam đăng bài về sâm tiến vua ở núi Dành (Tân Yên, Bắc Giang), nơi củ sâm to như củ sắn, đã gây chú ý dư luận. Từ bài báo, tỉnh Bắc Giang, cùng huyện Tân Yên đã lập dự án bảo tồn loài sâm này.
Trong ký ức của những người lớn tuổi, loài sâm này cực kỳ quý hiếm và nó gắn với truyền thuyết dùng để tiến vua Tự Đức, nên mới có tên như vậy. Hình thái của sâm tiến vua núi Dành giống với sâm Hoàng Liên, nên tôi cùng lương y Thanh đã tìm về núi Dành.
Tuy nhiên, khi đến vườn sâm, thăm gốc sâm 200 năm tuổi nhà anh Thân Hải Đăng, nằm ngay dưới chân núi Dành, thì mới biết rằng, sâm Hoàng Liên có lẽ là anh em sinh đôi với sâm tiến vua. Hình thái củ giống nhau, nhưng mùi vị hơi khác một chút. Đặc biệt, hoa của sâm Hoàng Liên màu tím, còn hoa của sâm tiến vua núi Dành lại có màu trắng.
Bụi sâm tiến vua ở núi Dành |
Lương y Thanh đã đem hai mẫu đi phân tích và khẳng định sâm Hoàng Liên quý hơn sâm núi Dành rất nhiều. Những loài sâm đặc biệt và quý hiếm như vậy, nhưng rất buồn là người Việt không có thông tin về nó, và hầu như không biết sử dụng để bồi bổ.
Trong khu rừng trên dãy Hoàng Liên Sơn, lương y Phạm Văn Thanh còn chỉ cho tôi loài sâm kỳ lạ, chưa được nghiên cứu và biết đến. Lương y Thanh lấy con dao đi rừng đẵn một đoạn cây gỗ to bằng cổ tay, dài chừng 3 mét. Anh đặt ngang đoạn cây vào gốc cây lạ ấy, rồi bẻ gập cây, vặn nó vào thanh gỗ, dùng dây cột lại với nhau. Chỉ cần nhấc mạnh đầu đoạn gậy như đòn bẩy, thì cả gốc rễ cây bật lên khỏi mặt đất. Ở chỗ đất mềm, cây nhỏ, hai người túm vào cây nhổ thẳng lên.
Mặc dù thân cây màu vàng nhạt, nhưng phần củ lại màu đen tuyền như than. Thứ củ ấy cũng chẳng ra củ, mà nó thực sự giống rễ cọc hơn. Cây to bằng cổ tay, nhưng cái “rễ cọc” ấy lại to bằng bắp tay.
Từ phần củ béo mập ấy, tua tủa những cái rễ bé li ti trổ ra. Cầm cái củ đen sì ấy, một thứ mùi quen thuộc, thơm mát tỏa ra. Rõ ràng là mùi đặc trưng của sâm, mà chỉ loài sâm có hàm lượng saponin cực kỳ cao mới có mùi đậm đặc như thế. Sau này, để vài củ sâm giống rễ cây ấy trong nhà, lúc đi làm về, mở cửa, thứ mùi thơm mát dễ chịu xộc vào mũi.
Người Việt chẳng biết nó là loại sâm gì. Lương y Thanh gọi nó là sâm đất, hoặc sâm đen. Lương y Thanh đưa cho tôi xem kết quả phân tích của Viện Hóa học – Vật liệu (Viện Khoa học công nghệ Quân sự). Thật bất ngờ, sâm đất có hàm lượng saponin lên tới hơn 4%. Điều đó có nghĩa, hàm lượng saponin của nó cao tương đương với sâm trồng Ngọc Linh nhiều năm tuổi, hoặc bằng 50% sâm Ngọc Linh hoang dã.
Tôi hỏi lương y Thanh: “Loài sâm nào quý hiếm, người Trung Quốc đều biết cả, mà sao ở Hoàng Liên Sơn lại có nhiều thế này?”. Lương y Thanh bảo rằng: “Loài sâm này người Trung Quốc biết và họ dùng từ ngàn đời nay rồi. Người Trung Quốc từng thuê người Mông đi nhổ suốt mấy chục năm qua. Họ mua với giá rẻ như củi. Chục năm nay, loài sâm này ít, thì họ không mua nữa. Nó trở thành loài dược liệu bị lãng quên ở Việt Nam. Khi người Việt còn chưa biết đến nó, thì nó đã biến mất rồi”.
Trong nhiều bài thuốc, thầy lang Trung Quốc dùng sâm đất để giúp hoạt huyết cho não, giúp người bệnh “khai thần, tỉnh trí”. Dược tính của sâm đất giúp tinh thần con người sảng khoái, hạn chế lo âu, làm nhẹ đầu óc, tan biến muộn phiền. Thậm chí, những người bị rối loạn cảm xúc, nặng hơn là stress, dùng sâm này cũng hiệu quả.
Còn nhiều, rất nhiều những loài sâm nữa, người Trung Quốc vẫn đang âm thầm thu mua, mà người Việt vẫn chẳng hiểu họ mua để làm gì. Những củ sâm mà người Trung Quốc gọi là sâm tiên mao, tức trông nó như cái đầu ông tiên với chùm rễ như bộ râu, còn khá nhiều ở đồi núi phía Bắc Việt Nam, ở những khu rừng thưa, nơi giáp ranh với nương rẫy. Người Trung Quốc vẫn âm thầm thu mua với giá rất rẻ, nhưng người Việt vẫn chẳng biết họ mua để làm gì. Lương y Thanh tò mò đem đi phân tích, định lượng, thì phát hiện chúng rất giàu saponin và alkaloid.
Tác giả và những củ sâm đá - loài sâm chưa được nghiên cứu |
Rồi, đặc biệt là sâm đá. Loài sâm này chỉ có ở núi đá vôi, vùng thấp, trong rừng nghiến, ở độ cao khoảng 700m so với mặt nước biển. Chúng vốn có nhiều ở vùng Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng.
Thế nhưng, người Trung Quốc thuê đồng bào nhổ từ nhiều năm nay, nên giờ gần như tuyệt chủng. Ông Trần Ngọc Lâm sống ở Trung Quốc nhiều năm, đi lại với Viện Trung Y, nên ông biết đến loại sâm này. Người Trung Quốc lấy củ của nó, hầm với chim công hoặc gà già để bồi bổ cơ thể, giúp người ốm mau khỏe.
Trong khi người Việt chưa biết đến sâm đá, thì nó đã hết sạch ở rừng Việt Nam. Tôi cũng đã thử ngâm rượu với sâm đá. Rượu sâm đá uống cả lít chẳng say. Điều đó chứng tỏ, chúng giải độc cực mạnh. Không chỉ sâm đá, mà vô vàn thảo dược quý đang biến mất khỏi rừng Việt Nam theo cách đó. Thật tiếc!
Phạm Ngọc Dương
Bình luận