Mới đây, trên những con thuyền cũ san sát nhau bên bờ sông Hồng, nhiều “bông hoa đỏ” xuất hiện đã làm nổi bật cả một vùng.
Theo một số người dân, nơi có những “bông hoa đỏ” là làng chài ven sông Hồng (còn gọi là bến gốm) nằm trên địa bàn phường Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội), địa bàn sinh sống của hơn 10 hộ gia đình làm nghề buôn bán vận chuyển gốm hoặc thu mua phế liệu.
Những năm gần đây, điện lưới đã được kéo ra đến từng thuyền với giá 4.000-5.000 đồng/kWh. Trong điều kiện thu nhập eo hẹp, hàng tháng nhiều gia đình phải trả 200.000 - 300.000 đồng tiền điện, một khoản chi phí không nhỏ.
Trước thực tế này, một công ty về kiến trúc nội thất phối hợp với tổ chức Plan Quốc tế tại Việt Nam đã nghiên cứu, thiết kế và lắp đặt hệ thống điện gió nhằm giảm bớt chi phí sử dụng điện của các gia đình ở đây.
Mô hình điện gió bao gồm mô tơ, cột thép, pin năng lượng, hệ cánh gió, bộ điều khiển sạc, nâng áp, bình ắc quy, bóng đèn Led 9W. Hệ cánh gió sử dụng những chậu nhựa màu đỏ lắp đặt rất dễ dàng.
Một người dân sinh sống gần đó cho biết: “Đầu tháng 6 có công ty về kiến trúc cho rằng, bến gốm ven sông Hồng là nơi có tiềm năng gió đạt yêu cầu. Tốc độ gió đo được khoảng 3m/s, đủ để phát tạo ra điện năng, cung cấp năng lượng chiếu sáng cho các con thuyền.
Sự xuất hiện của hệ thống điện gió trên những con thuyền neo đậu bên bờ bến gốm ven sông Hồng được kỳ vọng sẽ cung cấp thêm một nguồn năng lượng chiều sáng mới, giúp giảm bớt chi phí phát sinh do sử dụng điện của các gia đình đang sinh sống ở đây.
Những chiếc đèn chiếu sáng từ điện gió có thể sử dụng hàng ngày và đặc biệt hữu dụng trong thời gian xảy ra thiên tai, mất điện. Đèn chuyển năng lượng gió thành năng lượng điện chiếu sáng, do đó, giảm thiểu tiêu thụ năng lượng điện, góp phần giảm nhẹ tác động gây ra biến đổi khí hậu”.
Cánh quạt được làm bằng các loại vật liệu nhẹ để có thể quay dễ dàng nhưng lại khiến phần cánh quạt có thể xảy ra sự cố khi có gió lớn.
Video: Cận cảnh máy phát điện 'chậu nước' ở Hà Nội
Anh Đỗ Văn Lộc trú tại bến gốm cho biết: “Sau một thời gian sử dụng máy phát điện, mình thấy máy phát điện này rất hữu ích và tiết kiệm được một phần chi phí về điện, nhưng về vật liệu làm cánh quạt thì chưa được chắn. Cụ thể là cánh quạt của máy phát điện nhà mình đã bị gãy khi gặp gió to, đang phải tạm dừng hoạt động để sửa chữa.
Mình mong muốn các nhà thiết kế có thể làm cho những chiếc máy phát này có công suất lớn hơn, phần cánh quạt chắc chắn hơn. Để công nghệ máy phát điện chạy bằng quạt gió này phổ biến rộng rãi đến mọi người”.
Những hình ảnh về máy phát điện 'chậu nhưa' được PV ghi lại:
Bình luận