Cá là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi ăn cần tránh những bộ phận này để không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Phần nhầy bên ngoài thân cá
Bên ngoài da cá có lớp màng nhầy bao phủ - nơi chứa lượng lớn vi khuẩn và các chất bẩn. Lớp nhầy này không có dinh dưỡng, chỉ giúp cá bơi nhanh hơn, nhất là với cá da trơn.
Ăn lớp này không gây ngộ độc nhưng mất vệ sinh, giảm ngon miệng. Khi sơ chế, bạn có thể dùng dao cạo sạch lớp dịch nhầy rồi rửa lại với nước sạch, giúp cá sạch sẽ, đồng thời loại bỏ mùi tanh.
Phần màng đen trong bụng cá
Cá sống dưới nước, ăn tạp nên cũng dễ nhiễm độc tố, vi khuẩn. Lớp màng đen trong bụng cá là lớp bùn lầy, chất bẩn tích tụ lại trong quá trình cá sinh trưởng, ăn vào sẽ không tốt cho sức khỏe, nên cạo bỏ sạch.
Lớp màng này bảo vệ nội tạng cá, nếu không làm sạch sẽ có mùi tanh khó chịu. Lớp màng này cũng không có dinh dưỡng, không tốt cho sức khỏe. Ăn lớp này không gây ngộ độc nhưng mất vệ sinh, giảm ngon miệng.
Ruột cá
Cá sống dưới nước nên dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật sống dưới nước hoặc ký sinh trùng như trứng sán, trứng giun và giun xoắn, không nên ăn ruột cá vì dễ gây ngộ độc.
Mật cá
Có nhiều ca cấp cứu ngộ độc do nuốt mật cá. Mật cá chứa nhiều tetrodotoxin có thể gây ức chế thần kinh dẫn đến tử vong. Do đó khi chế biến cá cũng tránh để mật cá bị vỡ, dính vào phần thịt.
Một số loại cá như cá nóc có chứa độc tố rất mạnh. Người ăn phải cá nóc có độc thường có biểu hiện khó chịu, mệt mỏi, chóng mặt... thậm chí tử vong nếu cấp cứu chậm.
Bình luận