(VTC News) - Phải làm gì để gây ấn tượng với một người khác ngay trong lần gặp gỡ đầu tiên không phải là điều dễ dàng và bạn có thể cần tới một trong những bí quyết sau đây.
Trong buổi phỏng vấn được đăng tải trên tờ Time, chuyên gia phân tích hành vi của FBI, Robin Dreeke đã gợi ý một số bí quyết để giúp gây ấn tượng với mọi người ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên.
1. Cố gắng hiểu người đối diện thông qua cách cư xử và không đánh giá quá nhiều
Chuyên gia Robin Dreeke, người đã từng làm việc cho FBI trong vòng 27 năm cho rằng nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất trong việc tương tác giữa người với người là bản thân phải cố gắng hiểu người mình giao tiếp thông qua một vài cử chỉ, cách cư xử bình thường.
Quan trọng nhất là tìm hiểu người khác nhưng không đánh giá họ quá nhiều, có nghĩa rằng khi giao tiếp, hãy cố gắng suy luận xem đối tác cần gì, mong muốn cái gì và có nguyện vọng gì mà không cần quan tâm đến những kỳ vọng đó tốt hay xấu.
Quá trình này được Robin Dreeke gọi là "quá trình xác nhận". Đảm bảo bản thân hiểu biết một số thông tin ban đầu của đối tác.
Bí quyết của ông để thực hiện việc này là khi nghe đề xuất của đối tác, Robin Dreeke sẽ nói: "Tôi chưa bao giờ nghe đến vấn đề này. Bạn hãy giúp tôi hiểu thêm đi".
2. Tạm thời dẹp bỏ cái tôi cá nhân để khiến mọi người có thiện cảm hơn với mình
Đừng bao giờ cố gắng thay đổi quan niệm hay lời nói của đối tác trong lần gặp đầu tiên. Mặc dù, thực tế bạn cảm thấy không đồng tình với họ. Tạm thời gạt bỏ cái tôi cá nhân của mình sang một bên. Robin Dreeke cho rằng việc tranh cãi không bao giờ tạo nên một mối quan hệ tốt đẹp.
3. Cố gắng lắng nghe đối tác nhiều nhất có thể
Chuyên gia kỳ cựu từ FBI khuyên bạn không nên tập trung quá nhiều vào việc mình sẽ nói gì hoặc làm gì tiếp theo mà hãy chú ý tới những gì đối tác đang mong muốn chia sẻ.
"Lắng nghe không phải là im lặng hoàn toàn. Lắng nghe là tạm thời chưa muốn tham gia vào cuộc tranh luận. Khi bạn lắng nghe, bạn thực sự chỉ làm việc này với một nửa não bộ của mình. Nửa còn lại đang suy nghĩ xem đang chờ đợi để bày tỏ suy nghĩ của bản thân sau khi đối tác kết thúc" - Robin Dreeke cho biết.
Và nghệ thuật của việc lắng nghe là tập trung tìm ra khía cạnh nào trong câu chuyện của đối tác khiến bạn thấy hứng thú và muốn tìm hiểu thêm. Làm theo những gợi ý sau đây:
- Lắng nghe tập trung, không chen ngang, không đánh giá hay bày tỏ sự không đồng tình
- Gật đầu. Thi thoảng thêm vào những câu nói thể hiện sự đồng thuận
- Không ngần ngại nhắc lại những gì bạn không thực sự hiểu rõ từ đối tác
- Hỏi lại đối tác để khẳng định sự tập trung của mình
4. Chọn một câu hỏi tinh tế nhất để đặt ra cho đối tác
Tất cả mọi người đều gặp phải nhiều khó khăn trong công việc. Và phần lớn đều thích nói về những vấn đề mà họ gặp phải tại cơ quan. Do đó, hãy hỏi đối tác các câu hỏi liên quan.
Robin Dreeke đưa ra gợi ý: Bạn đang gặp phải vấn đề gì trong công việc? gia đình? cuộc sống? Ngoài ra, thay vì đặt câu hỏi quá chung chung, bạn có thể chia sẻ về bản thân mình và xin người đối diện lời khuyên.
5. Cách nào để người lạ cảm thấy thoải mái nhất
Bí quyết để làm được việc này là: nói với người đó bạn chỉ có thể dành ra một vài phút để tiếp chuyện họ và bạn đang thực sự bận rộn.
Các nghiên cứu cho thấy nếu bạn nói bạn chỉ có một ít phút để giao tiếp, đối tác sẽ cảm thấy thoải mái hơn bởi lẽ họ nghĩ rằng họ không bị "hỏi thăm" quá nhiều mà chỉ phải trả lời một số ít câu hỏi từ bạn mà thôi. Và hơn nữa, đối tác cũng cố gắng trả lời một cách nhanh nhất có thể.
6. Ngôn ngữ cơ thể vô cùng quan trọng
Đầu tiên, cần thiết nhất là bạn biết cách để mỉm cười một cách tự nhiên. Rõ ràng, một người với nụ cười thân thiện sẽ khiến người đối diện có thiện cảm hơn nhiều.
Thứ hai, hãy hơi cúi đầu xuống, giữ cho cằm mình ở một góc nhìn xuống. Đây là dấu hiệu chứng tỏ bạn không hề có ý định đánh giá người đối diện. Ngoài ra, bạn có thể mở rộng lòng bàn tay khi nói chuyện để giúp đối tác hiểu rằng mình cởi mở và sẵn sàng đón nhận bất kỳ câu hỏi nào.
Cuối cùng, hãy để ý đến lông mày của bạn. Lông mày nhướn cao là dấu hiệu của sự thoải mái, cởi mở và hết mình với cuộc trò chuyện.
7. Làm việc với những đối tác mà bạn không tin tưởng
Đây là một công việc vô cùng nhạy cảm. Robin Dreeke khuyên bạn nên hiểu rõ mục đích của đối tác là gì. Đơn giản là tạm dừng cuộc trò chuyện và hỏi nhỏ: "Bạn đã nói khá nhiều về vấn đề này. Vậy mục đích của bạn là gì?". Và khi đối tác bắt buộc phải trả lời câu hỏi, đó là thời gian bạn có thể kiểm chứng lại lý do mình không tin tưởng vào họ.
Và hãy nhớ rằng, để tạo ra một mối quan hệ tốt đẹp với đối tác, bạn phải tập trung vào việc tạo dựng niềm tin chứ không phải sử dụng mánh khóe. Đây chính là mấu chốt để bạn có được sự kính trọng.
Khánh Huy (theo Time)
Trong buổi phỏng vấn được đăng tải trên tờ Time, chuyên gia phân tích hành vi của FBI, Robin Dreeke đã gợi ý một số bí quyết để giúp gây ấn tượng với mọi người ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên.
1. Cố gắng hiểu người đối diện thông qua cách cư xử và không đánh giá quá nhiều
Chuyên gia Robin Dreeke, người đã từng làm việc cho FBI trong vòng 27 năm cho rằng nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất trong việc tương tác giữa người với người là bản thân phải cố gắng hiểu người mình giao tiếp thông qua một vài cử chỉ, cách cư xử bình thường.
Chuyên gia Robin Dreeke |
Quan trọng nhất là tìm hiểu người khác nhưng không đánh giá họ quá nhiều, có nghĩa rằng khi giao tiếp, hãy cố gắng suy luận xem đối tác cần gì, mong muốn cái gì và có nguyện vọng gì mà không cần quan tâm đến những kỳ vọng đó tốt hay xấu.
Quá trình này được Robin Dreeke gọi là "quá trình xác nhận". Đảm bảo bản thân hiểu biết một số thông tin ban đầu của đối tác.
Bí quyết của ông để thực hiện việc này là khi nghe đề xuất của đối tác, Robin Dreeke sẽ nói: "Tôi chưa bao giờ nghe đến vấn đề này. Bạn hãy giúp tôi hiểu thêm đi".
2. Tạm thời dẹp bỏ cái tôi cá nhân để khiến mọi người có thiện cảm hơn với mình
Đừng bao giờ cố gắng thay đổi quan niệm hay lời nói của đối tác trong lần gặp đầu tiên. Mặc dù, thực tế bạn cảm thấy không đồng tình với họ. Tạm thời gạt bỏ cái tôi cá nhân của mình sang một bên. Robin Dreeke cho rằng việc tranh cãi không bao giờ tạo nên một mối quan hệ tốt đẹp.
3. Cố gắng lắng nghe đối tác nhiều nhất có thể
Chuyên gia kỳ cựu từ FBI khuyên bạn không nên tập trung quá nhiều vào việc mình sẽ nói gì hoặc làm gì tiếp theo mà hãy chú ý tới những gì đối tác đang mong muốn chia sẻ.
"Lắng nghe không phải là im lặng hoàn toàn. Lắng nghe là tạm thời chưa muốn tham gia vào cuộc tranh luận. Khi bạn lắng nghe, bạn thực sự chỉ làm việc này với một nửa não bộ của mình. Nửa còn lại đang suy nghĩ xem đang chờ đợi để bày tỏ suy nghĩ của bản thân sau khi đối tác kết thúc" - Robin Dreeke cho biết.
Luôn luôn lắng nghe để thành công |
Và nghệ thuật của việc lắng nghe là tập trung tìm ra khía cạnh nào trong câu chuyện của đối tác khiến bạn thấy hứng thú và muốn tìm hiểu thêm. Làm theo những gợi ý sau đây:
- Lắng nghe tập trung, không chen ngang, không đánh giá hay bày tỏ sự không đồng tình
- Gật đầu. Thi thoảng thêm vào những câu nói thể hiện sự đồng thuận
- Không ngần ngại nhắc lại những gì bạn không thực sự hiểu rõ từ đối tác
- Hỏi lại đối tác để khẳng định sự tập trung của mình
4. Chọn một câu hỏi tinh tế nhất để đặt ra cho đối tác
Tất cả mọi người đều gặp phải nhiều khó khăn trong công việc. Và phần lớn đều thích nói về những vấn đề mà họ gặp phải tại cơ quan. Do đó, hãy hỏi đối tác các câu hỏi liên quan.
Robin Dreeke đưa ra gợi ý: Bạn đang gặp phải vấn đề gì trong công việc? gia đình? cuộc sống? Ngoài ra, thay vì đặt câu hỏi quá chung chung, bạn có thể chia sẻ về bản thân mình và xin người đối diện lời khuyên.
5. Cách nào để người lạ cảm thấy thoải mái nhất
Bí quyết để làm được việc này là: nói với người đó bạn chỉ có thể dành ra một vài phút để tiếp chuyện họ và bạn đang thực sự bận rộn.
Các nghiên cứu cho thấy nếu bạn nói bạn chỉ có một ít phút để giao tiếp, đối tác sẽ cảm thấy thoải mái hơn bởi lẽ họ nghĩ rằng họ không bị "hỏi thăm" quá nhiều mà chỉ phải trả lời một số ít câu hỏi từ bạn mà thôi. Và hơn nữa, đối tác cũng cố gắng trả lời một cách nhanh nhất có thể.
6. Ngôn ngữ cơ thể vô cùng quan trọng
Đầu tiên, cần thiết nhất là bạn biết cách để mỉm cười một cách tự nhiên. Rõ ràng, một người với nụ cười thân thiện sẽ khiến người đối diện có thiện cảm hơn nhiều.
Ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp là vô cùng quan trọng |
Thứ hai, hãy hơi cúi đầu xuống, giữ cho cằm mình ở một góc nhìn xuống. Đây là dấu hiệu chứng tỏ bạn không hề có ý định đánh giá người đối diện. Ngoài ra, bạn có thể mở rộng lòng bàn tay khi nói chuyện để giúp đối tác hiểu rằng mình cởi mở và sẵn sàng đón nhận bất kỳ câu hỏi nào.
Cuối cùng, hãy để ý đến lông mày của bạn. Lông mày nhướn cao là dấu hiệu của sự thoải mái, cởi mở và hết mình với cuộc trò chuyện.
7. Làm việc với những đối tác mà bạn không tin tưởng
Đây là một công việc vô cùng nhạy cảm. Robin Dreeke khuyên bạn nên hiểu rõ mục đích của đối tác là gì. Đơn giản là tạm dừng cuộc trò chuyện và hỏi nhỏ: "Bạn đã nói khá nhiều về vấn đề này. Vậy mục đích của bạn là gì?". Và khi đối tác bắt buộc phải trả lời câu hỏi, đó là thời gian bạn có thể kiểm chứng lại lý do mình không tin tưởng vào họ.
Và hãy nhớ rằng, để tạo ra một mối quan hệ tốt đẹp với đối tác, bạn phải tập trung vào việc tạo dựng niềm tin chứ không phải sử dụng mánh khóe. Đây chính là mấu chốt để bạn có được sự kính trọng.
Khánh Huy (theo Time)
Bình luận