• Zalo

Những bệnh nào không nên uống nước lá tía tô?

Tư vấnChủ Nhật, 20/10/2024 11:21:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Nước lá tía tô tốt cho sức khoẻ nhưng không phù hợp với một số người, vậy những bệnh nào không nên uống nước lá tía tô?

Tác dụng của nước lá tía tô

Báo Lao động dẫn nguồn trang VFA cho biết, nước tía tô tươi vị dễ uống, thanh mát mà chứa nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Hỗ trợ giải cảm lạnh

Tía tô được y học cổ truyền xếp vào loại giải biểu, được hiểu là thuốc giải cảm được sử dụng để điều trị các triệu chứng ngoại cảm ở các giai đoạn đầu của bệnh. Nhiều phương thức để người bệnh sử dụng như nấu cháo hành cùng tía tô, vừa kích thích tiết dịch vị, vừa tác dụng tiết mồ hôi giải cảm; đun thật nóng nước lá tía tô rồi xông toàn thân. Tuy nhiên cách thức phù hợp cho cả trẻ nhỏ và người lớn tuổi là đun nước lá tía tô và uống khi còn ấm nóng.

Chăm sóc làn da từ bên trong

Với các thành phần kháng khuẩn giúp chống viêm khá tốt, tía tô mang đặc tính hỗ trợ giảm sưng tấy. Nhiều chị em phụ nữ sử dụng nước lá tía tô tươi giúp giảm mụn bọc, mụn mủ… Uống nước lá tía tô sẽ kích thích bài tiết qua tuyến mồ hôi, từ đó tăng cường bài tiết các chất độc có hại cho cơ thể nói chung và làn da nói riêng.

Nước lá tía tô tốt cho sức khoẻ nhưng không phù hợp với một số người.

Nước lá tía tô tốt cho sức khoẻ nhưng không phù hợp với một số người.

Hỗ trợ cho người bị bệnh gout (gút)

Trong lá tía tô chứa các hoạt chất làm giảm tương đối nồng độ acid uric trong máu người sử dụng. Điều này góp phần hỗ trợ cải thiện tình trạng cho những người đang bị bệnh gout. Tuy nhiên người bệnh vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị, để cân đối sử dụng hợp lý với loại thuốc được kê.

Những bệnh nào không nên uống nước lá tía tô?

Nước lá tía tô tuy tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể uống được. Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời Lương y Trần Đăng Tài - Phó Chủ tịch Hội Đông y thị xã Thái Hoà - Nghệ An cho biết, tía tô có tính cay nồng, tính ấm, người bị phong hàn (có triệu chứng sốt nặng, ớn lạnh, ra mồ hôi, khát nước…), nhất là những người nóng nảy, những người khí yếu, mệt mỏi, thường xuyên cảm lạnh không nên dùng. Người bị sốt và đổ mồ hôi không nên dùng.

Tía tô còn tác dụng nhất định trong việc làm tăng lượng đường trong máu nên người bệnh tiểu đường nên thận trọng khi sử dụng.

Ngoài ra, lương y Tài cũng khuyên không nên ăn quá nhiều lá tía tô, vì trong tía tô chứa lượng lớn axit oxalic, khi axit oxalic gặp canxi và kẽm trong cơ thể con người sẽ tạo thành canxi oxalat và kẽm oxalat. cơ thể con người sẽ làm tổn thương hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và chức năng tạo máu của con người.

Tuyệt đối không ăn cá diếc nấu chung với lá tía tô vì có thể trúng độc gây ra lở loét.

Nếu dùng tía tô trong thời gian dài, người bị tỳ vị hư sẽ có triệu chứng tiêu chảy. Những người bị khí hư, âm hư không nên ăn tía tô.

Hạ An(Tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn