• Zalo

Những bài thuốc dân gian trị bệnh hiệu quả từ nhót

Đời sốngThứ Năm, 09/04/2015 07:41:00 +07:00Google News

Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 - 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm thuốc.

(VTC News) - Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 - 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm thuốc.


Quả nhót có nhiều chất dinh dưỡng, thường được sấy khô để làm thuốc. 
Quả nhót

Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 - 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm thuốc.

Chữa ho: quả nhót xanh 10 quả, trần bì 10g, quả quất 10 quả. Ba vị thuốc trên sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Chữa tiêu chảy: quả nhót xanh 10 quả, rễ cây nhót 4g, rễ cây mơ 2g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Chữa kiết lỵ mạn tính: quả nhót chín 7 quả, lá mơ lông 25g, lá khổ sâm 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống liên tục trong vòng một tuần đến 10 ngày.

Lá  nhót

Lá nhót có vị chua, tính bình, vô độc. Dùng chữa các chứng phế hư khí đoản, khái thấu khí suyễn, khái huyết, ung nhọt… 

Chữa các vết thương chảy máu: Lá Nhót tươi, rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh.

Trị ho, nhiều đờm, hen suyễn: Lá nhót 16g sao vàng, lá táo ta 12g sao vàng; hạt cải củ, hạt cải bẹ, mỗi thứ 6g, sao vàng, giã giập. Hạt cải củ, cải bẹ gói vào miếng vải sạch, cho vào cùng sắc nước với lá nhót và lá táo. Sắc 2 - 3 lần, gộp dịch nước sắc lại, chia 3 lần uống trong ngày trước bữa ăn 1,5 giờ. Uống liền 2 - 3 tuần đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

Trị lỵ trực khuẩn và bệnh tiêu chảy: 20 - 30g lá nhót tươi hoặc 6 - 12g lá nhót khô, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày, trước các bữa ăn 1,5 giờ. Có thể uống liền 1 - 2 tuần đến khi hết các triệu chứng.

Rễ nhót

Ngoài quả, lá, nhân hạt, rễ của cây nhót cũng có tác dụng chữa bệnh.

Trị kinh nguyệt quá nhiều: Rễ cây Nhót 30 - 60g, sắc nước uống sau bữa ăn cơm

Phong thấp đau nhức: Rễ cây Nhót 120g, Hoàng tửu 60g, chân giò 500g, đổ nước vào nấu kỹ, thành món chân giò hầm; ăn thịt và uống nước thuốc.

Trị ho ra máu, chảy máu cam: rễ nhót 16g sao đen, sắc uống ngày một thang. Có thể phối hợp với cỏ nhọ nồi, ngải diệp, trắc bách diệp. Tất cả đều sao đen, sắc uống ngày một thang, chia 3 lần uống trước bữa ăn 1,5 giờ. 

Những đối tượng không nên ăn nhót

Trẻ nhỏ

Loại quả này không phù hợp với bé dưới một tuổi, những trẻ lớn hơn cũng cần hạn chế vì  dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ đang còn quá non nớt có thể chưa thích nghi được với vị chua của nhót.

Người bị viêm loét dạ dày

Tính axit cao của loại quả này có thể làm tăng các cơn đau khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Người bị hội chứng ruột kích thích

Những người bị hội chứng ruột kích thích (bị táo bón xen lẫn với tiêu chảy, đau bụng, đầy bụng, trướng hơi,...) cũng nên kiêng nhót.


An Nhiên (Tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn