Mít không chỉ ngon mà còn có nhiều lợi ích về sức khỏe, như: Tăng cường hệ miễn dịch nhờ nguồn vitamin C dồi dào; giảm nguy cơ ung thư và chống lão hóa nhờ khả năng loại bỏ các gốc tự do, thể và làm chậm quá trình thoái hóa của tế bào, nguyên nhân dẫn ra các căn bệnh liên quan đến thoái hóa; chống rối loạn tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón; duy trì sức khỏe của đôi mắt và làn da; điều hòa huyết áp nhờ lượng kali đáng kể; giúp xương chắc khỏe do giàu magie - chất có vai trò quan trọng trong việc hấp thụ canxi...
Mặc dù vậy, mít không tốt cho tất cả mọi người. Vậy những ai không nên ăn mít?
Người tạng nhiệt
Nếu có cơ địa nóng, bạn không nên ăn mít vì hàm lượng đường cao trong loại quả này khiến bạn càng nóng nực, khó chịu thêm.
Người bị mụn nhọt, rôm sảy
Mít tính nóng, có lượng đường cao, sẽ làm nặng thêm tình trạng mụn nhọt, rôm sảy. Những người hay mắc chứng này cũng nên hạn chế ăn mít dù cơ thể đang ổn, vì nếu ăn nhiều thì mụn nhọt, rôm sảy có nguy cơ xuất hiện trở lại.
Người bị tiểu đường
Với hàm lượng đường rất cao, mít là loại thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường nên tránh xa. Đường trong mít là loại được hấp thụ nhanh, sẽ khiến chỉ số đường huyết của bạn tăng vọt.
Người suy thận mạn
Mít giàu kali, chất mà bệnh nhân suy thận mạn nên tránh. Khi thận suy, không làm tốt chức năng của mình, kali sẽ ứ đọng lại dẫn đến tình trạng tăng kali máu. Nếu lượng kali trong máu quá cao, bệnh nhân có thể chết do ngừng tim mà không có dấu hiệu báo trước.
Người bị gan nhiễm mỡ
Mít chứa nhiều đường nên không tốt cho gan và dễ gây nóng trong. Những người bị gan nhiễm mỡ có kèm viêm gan vừa hoặc nặng nên hạn chế những loại trái cây quá ngọt và khó tiêu, trong đó có mít.
Người dễ đầy bụng, khó tiêu
Tình trạng đầy bụng, khó tiêu sẽ càng trầm trọng hơn nếu bạn ăn mít, nhất là mít dai.
Người bị suy nhược
Bạn đang suy nhược sau thời gian dài ốm nặng, các cơ quan nội tạng đều yếu, nếu ăn mít sẽ rất khó tiêu, cơ thể thêm mệt mỏi khó chịu, tim phải làm việc nhiều có thể dẫn đến tăng huyết áp.
Bình luận