“Khẩu vị” thay đổi
Thực tế, tác động của COVID-19 khiến nhiều gia đình với điều kiện sống chật chội tại các quận trung tâm đang có xu hướng dịch chuyển đến vùng ngoại thành với không gian thoáng đãng hơn. Thay vì tiếp tục chung sống tại các khu vực có nguy cơ phong tỏa, họ tìm đến những căn hộ rộng rãi, an toàn, giúp hạn chế khả năng lây lan dịch bệnh.
Tại TP.HCM, thị trường căn hộ cũng chứng kiến sự dịch chuyển từ căn hộ 1-2 phòng ngủ sang 3 phòng ngủ do nhu cầu sở hữu căn hộ có diện tích lớn ngày càng gia tăng. Không chỉ các gia đình đông thành viên mà ngay cả những cặp vợ chồng trẻ cũng đặc biệt ưa chuộng dòng sản phẩm này.
Trước đây, chị Vy (35 tuổi) khá hài lòng với căn hộ 59 m2 mà cả gia đình 3 thành viên đang sinh sống. Lý do được chị đưa ra là tiện đi làm và cho con đi học. "Tuy nhiên, đợt giãn cách kéo dài, mọi sinh hoạt, làm việc, học tập của ba mẹ, con cái gần như gói trọn 24/24 trong nhà. Tôi nhận ra một không gian sống rộng rãi, tạo cảm giác thoải mái cho tinh thần và có lợi cho sức khoẻ là quan trọng nhất. Về lâu dài, các con khi lớn cũng cần có không gian riêng, nên sớm muộn cũng phải tìm một căn hộ lớn", chị Vy nói.
Theo An Gia, việc lựa chọn căn hộ 3 phòng ngủ là một bước tính toán phù hợp cho các gia đình trẻ khi hướng đến tương lai lâu dài. Đặc biệt, trong bối cảnh “work from home” trở thành nhu cầu lớn, các gia đình có thể tận dụng phòng trống trước mắt để làm phòng làm việc, phòng đọc sách, thư giãn,… Khi có con thì sử dụng làm phòng vui chơi, phòng học tập hoặc mỗi con một phòng cá nhân.
“Nhờ tính năng chuyển đổi mục đích sử dụng không gian một cách linh hoạt, gia chủ hoàn toàn có thể yên tâm an cư lâu dài mà không phải lo lắng đổi nhà, thay đổi không gian sống khi có thêm nhu cầu phòng ở”, đại diện doanh nghiệp cho biết.
Nguồn cầu lớn đối với dòng căn hộ 3 phòng ngủ đang phản ánh chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng gia tăng. Trong khi đó, các chủ đầu tư, doanh nghiệp địa ốc cũng linh hoạt chính sách thanh toán giúp người mua giảm áp lực tài chính, không phải trả số tiền lớn cùng một lúc mà vẫn mua được nhà.
Chủ đầu tư linh hoạt chính sách
Nhắc đến những căn hộ có diện tích lớn, không ít gia đình trẻ tỏ ra e ngại vì giá bán sẽ cao. Tuy nhiên, thực tế, vẫn có dự án, dù tổng giá bán cao hơn các căn hộ 2 phòng ngủ, song vốn đầu tư ban đầu lại thấp hơn, người mua vì vậy có lợi hơn.
Đơn cử, tại Westgate, các căn 3 phòng ngủ được chủ đầu tư chào bán với mức giá khoảng 40 triệu đồng/m2 cùng chính sách thanh toán 15% đến khi nhận nhà. Theo đó, với một căn 3 phòng ngủ 85 m2 có mức giá khoảng 3,4 tỷ đồng, người mua chỉ cần trả trước khoảng 500 triệu đồng. Đến quý 1/2023 là có thể nhận bàn giao, thực hiện sang nhượng hoặc cho thuê căn hộ hoàn chỉnh.
Đặc biệt, khách mua căn hộ còn được miễn hoàn toàn lãi vay, miễn phí trả nợ trước hạn và ân hạn nợ gốc đến khi nhận nhà.
Theo đại diện doanh nghiệp, với khoản thanh toán ban đầu thấp, khách hàng có thể dễ dàng sở hữu căn hộ có nhiều phòng ngủ hơn hoặc mua cùng lúc nhiều căn hộ cho mục đích đầu tư. Chưa kể, sau 2-3 năm, với sự phát triển hạ tầng và đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ, tổng giá trị căn hộ sẽ tăng cao, dự kiến từ 25% - 30%. Về khía cạnh đầu tư, người mua có thể đạt lợi nhuận 200% so với vốn đầu tư ban đầu.
Mặt khác, nếu tính đường dài, việc mua một căn hộ 3 phòng ngủ ngay tại thời điểm công bố dự án được xem là “nước đi” khôn ngoan. Bởi lẽ chỉ cần mạnh dạn đầu tư một khoản tài chính, các gia đình đã có thể yên tâm định cư ngay cả khi sinh thêm con hay đón thêm thành viên mới. Đồng thời, hạn chế khả năng phải mua lại một căn hộ rộng rãi hơn với mức giá cao hơn so với thời điểm mở bán, nhất là khi mặt bằng giá nhà đất hiện nay liên tục tăng cao.
Tại TP.HCM, giá bán trung bình trên thị trường sơ cấp trong quý 3/2021 tiếp tục tăng mạnh ở mức trên 61 triệu đồng/m² (2.683 USD/m²), tăng 4,4% theo quý và tăng 10,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng phân khúc cao cấp, giá bán ở vào khoảng 117 triệu đồng/m² (5.099 USD/m²), tăng 3,9% theo quý và 11,4% theo năm chủ yếu do các dự án chào bán mới với mức giá cao kỷ lục.
Dự kiến, trong quý 4/2021, giá căn hộ mở bán mới sẽ tiếp tục tăng dưới sức ép thiếu hụt quỹ đất và chi phí vật liệu xây dựng leo thang. Mức giá tăng khiến nguồn cầu đang dần chuyển dịch ra khu vực ngoại thành với các dự án được đầu tư bài bản cùng mức giá phù hợp với thu nhập của người dân. Xu hướng này sẽ ngày càng rõ nét trong bối cảnh thu nhập giảm sút do tác động của đại dịch.
Bình luận