(VTC News) - Năm 2014, tình hình thế giới và khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp và một lần nữa, bài học “dĩ bất biến, ứng vạn biến” của ngoại giao Việt Nam được thể hiện rõ nét.
Năm 2014, tình hình thế giới và khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, tác động sâu rộng tới môi trường hòa bình, ổn định của nước ta.
Bên cạnh sự phục hồi chậm, tốc độ tăng trưởng giảm của kinh tế, thương mại, đầu tư thế giới, thế giới ghi nhận tình trạng bất ổn chính trị, xung đột vũ trang, tôn giáo, sắc tộc, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ, các vấn đề an ninh phi truyền thống ở nhiều nơi, nhất là tại khu vực châu Âu, Trung Đông, Đông Bắc Á, Đông Nam Á.
Bên cạnh đó, xu hướng liên kết kinh tế, thương mại, đầu tư ở các khu vực tiếp tục phát triển do các nước đều có nhu cầu đẩy mạnh hợp tác, tái cơ cấu nền kinh tế, đa dạng hóa thị trường.
Trước tình hình phức tạp, diễn biến bất trắc, khó lường; cơ hội nhiều song khó khăn, thách thức còn nhiều hơn trước, đặc biệt là sự gia tăng cạnh tranh, can dự, cọ sát lợi ích giữa các nước, một lần nữa, bài học “dĩ bất biến, ứng vạn biến” của ngoại giao Việt Nam được thể hiện rõ nét.
Bài học kinh nghiệm về lợi ích dân tộc của Hội nghị Geneva về hòa bình ở Đông Dương 60 năm về trước vẫn còn nguyên giá trị.
Công tác đối ngoại đã quán triệt các nguyên tắc, phương châm, quan điểm chỉ đạo của Đại hội Đảng XI, Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, Nghị quyết 28 của Trung ương về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới: bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, đa dạng hóa, đa phương hóa, kiên trì nguyên tắc, linh hoạt về sách lược, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Ngoại giao đã có những đóng góp quan trọng và thiết thực vào nhiệm vụ chung của cả nước là giữ vững độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ những nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước.
Công tác đối ngoại góp phần đưa quan hệ của Việt Nam với các nước láng giềng, các đối tác đi vào chiều sâu, hiệu quả.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã triển khai một loạt các chuyến thăm cấp cao tới các nước.
Video thành tựu của Ngoại giao Việt Nam năm 2014
Từ các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương như Nga, các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ cho đến các bạn bè, đối tác ở châu Mỹ latinh như Cuba; đồng thời chúng ta cũng đón 21 Nguyên thủ, Người đứng đầu Chính phủ, Quốc hội, Nghị viện của rất nhiều nước bạn bè, đối tác đến thăm Việt Nam.
Các hoạt động ngoại giao tích cực đã mang lại những thành quả cụ thể: việc nâng cấp quan hệ lên “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” nhân chuyến thăm Nhật Bản cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (3/2014) đã tạo cơ hội cho việc tăng cường quan hệ hơn nữa giữa Việt Nam – Nhật Bản - nhà cung cấp ODA nhiều nhất cho Việt Nam.
Trong bối cảnh năm 2014 tình hình thế giới và khu vực diễn biến rất phức tạp, vấn đề biển Đông có lúc rất căng thẳng, ngoại giao đã tham mưu cho Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, kiên trì giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, xử lý thỏa đáng các vấn đề phức tạp nảy sinh, góp phần tạo sự đồng thuận trong nước, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, ủng hộ lập trường chính nghĩa của Việt Nam, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, các lợi ích an ninh và phát triển của đất nước.
Video tàu Trung Quốc đâm, phun vòi rồng vào tàu Việt Nam
Cùng với ngoại giao song phương, ngoại giao đa phương với tính chủ động và tích cực ngày càng đóng vai trò quan trọng.
Hoạt động đối ngoại trên các diễn đàn quốc tế, nhất là những hoạt động đa phương của Lãnh đạo cấp cao trong năm 2014 đã góp phần thể hiện hình ảnh Việt Nam là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Việt Nam tích cực cùng các nước ASEAN đẩy mạnh xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, thúc đẩy đoàn kết và hợp tác nội khối, phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình.
Việt Nam cũng tích cực tham gia, đề xuất các sáng kiến, các ý tưởng thúc đẩy hợp tác ứng phó và các thách thức toàn cầu tại các diễn đàn quan trọng APEC, ASEM, LHQ, Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân, Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ.
Những đóng góp của Việt Nam trên cương vị thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc và việc bảo vệ thành công Báo cáo quốc gia của Việt Nam tại Phiên rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ II về tình hình thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người và tự do cơ bản tại Hội đồng nhân quyền là minh chứng cho những đóng góp của Việt Nam trong lĩnh vực quyền con người trên thế giới.
Trong năm 2014, thông qua các hoạt động tiếp xúc, vận động đối ngoại, 12 nước đã công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam, nâng tổng số nước công nhận lên 55 nước.
Việc hoàn tất đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam – Hàn Quốc (10/12/2014) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh hải quan Nga - Blarus - Kazakhstan(15/12/2014) tạo cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường Hàn Quốc, Nga rộng lớn và các thị trường tiềm năng Belarus và Kazakhstan.
Bên cạnh đó, việc thúc đẩy các cam kết trong các FTA thế hệ mới về dịch vụ, đầu tư, môi trường…góp phần tăng cường thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ giữa Việt Nam với các đối tác đồng thời mở ra cơ hội để Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và cung ứng khu vực, đa dạng hóa nguồn cung nguyên phụ liệu.
Cùng với việc nâng cao chất lượng công tác thông tin, dự báo và tham mưu cho Chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mô, tích cực hỗ trợ các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp xúc tiến xuất khẩu, đầu tư, du lịch, ODA, các hoạt động ngoại giao kinh tế đã góp phần củng cố các thị trường truyền thống, khai thông các thị trường tiềm năng, như Đông Âu, Trung Á, Trung Đông, châu Mỹ Latinh; tăng xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư, công nghệ; hỗ trợ các doanh nghiệp tìm đối tác, tiếp cận thị trường mới, đấu tranh chống các biện pháp bảo hộ.
Việc đưa 1.700 lao động từ Lybia trở về nước an toàn; cứu trợ nhân đạo, sơ tán công dân Việt Nam khỏi vùng chiến sự ở miền Đông Ukraine, đấu tranh, bảo hộ tàu cá, ngư dân Việt Nam, triển khai thi hành Luật Quốc tịch … thể hiện sự quan tâm, quyết liệt của Đảng, Nhà nước ta trong công tác bảo hộ công dân đồng thời góp phần tăng thêm niềm tin của nhân dân vào các chính sách của Đảng và Nhà nước.
Công tác vận động kiều bào được triển khai tích cực với nhiều hình thức, nội dung phong phú, góp phần phát huy nguồn lực tri thức, kinh tế của nhà nhà khoa học Việt kiều và doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài thông qua các hội thảo chuyên ngành tại Việt Nam, các chương trình gặp gỡ, giao lưu giữa doanh nhân trong và ngoài nước.
Với lượng kiều hối về nước liên tục tăng trong những năm trở lại đây, Việt Nam là một trong 10 nước nhận được kiều hối nhiều nhất trên thế giới, trong năm 2014 đạt khoảng 12 tỷ USD và đây là nguồn vốn lớn thứ 2 tại Việt Nam, hơn cả vốn viện trợ phát triển chính thức ODA đã giải ngân.
Công tác thông tin đối ngoại, ngoại giao văn hóa đã góp phần chuyển tải thông điệp, hình ảnh của Việt Nam tới công chúng quốc tế, nâng cao vị thế, phát huy "sức mạnh mềm" của đất nước, thắt chặt hơn nữa quan hệ của ta với các đối tác và tăng cường sự hiểu biết của thế giới về Việt Nam.
Trong năm qua, ngoại giao văn hóa đã giành được nhiều thành quả đáng phấn khởi. Chúng ta đã vận động thành công UNESCO công nhận thêm 03 di sản của Việt Nam là châu bản triều Nguyễn, dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh và quần thể danh thắng Tràng An.
Các hoạt động như Xuân quê hương, Trại hè Việt Nam, tổ chức cho đoàn kiều bào tham dự Giỗ tổ Hùng Vương thường niên và gia thăm, tặng quà nhân dân, chiến sĩ Trường Sa… đã góp phần gắn kết kiều bào hướng về quê hương tổ quốc.
Việc tổ chức các chương trình “Ngày Việt Nam ở nước ngoài” như “Ngày Việt Nam tại Hà Lan năm 2014”, “Năm Việt Nam tại Pháp 2014”, chuỗi các hoạt động văn hóa tại Italia, Bỉ, Nhật Bản, “Những ngày Việt Nam tại Qatar và UAE 2014”, nhiều hoạt động kinh tế - văn hóa thiết thực và đặc sắc đã góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với các nước, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, thu hút đầu tư, du lịch.
Hoạt động đối ngoại góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển đất nước.
Những kết quả đóng góp kể trên của ngoại giao là thành quả chung của sự phối hợp chặt chẽ giữa đối ngoại Đảng, Nhà nước và đối ngoại nhân dân, giữa các bộ, ban, ngành và địa phương, ngoại giao quốc phòng-an ninh.
Tùng Đinh
Năm 2014, tình hình thế giới và khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, tác động sâu rộng tới môi trường hòa bình, ổn định của nước ta.
Bên cạnh sự phục hồi chậm, tốc độ tăng trưởng giảm của kinh tế, thương mại, đầu tư thế giới, thế giới ghi nhận tình trạng bất ổn chính trị, xung đột vũ trang, tôn giáo, sắc tộc, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ, các vấn đề an ninh phi truyền thống ở nhiều nơi, nhất là tại khu vực châu Âu, Trung Đông, Đông Bắc Á, Đông Nam Á.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu về các thành tựu của Ngoại giao năm 2014 |
Trước tình hình phức tạp, diễn biến bất trắc, khó lường; cơ hội nhiều song khó khăn, thách thức còn nhiều hơn trước, đặc biệt là sự gia tăng cạnh tranh, can dự, cọ sát lợi ích giữa các nước, một lần nữa, bài học “dĩ bất biến, ứng vạn biến” của ngoại giao Việt Nam được thể hiện rõ nét.
Bài học kinh nghiệm về lợi ích dân tộc của Hội nghị Geneva về hòa bình ở Đông Dương 60 năm về trước vẫn còn nguyên giá trị.
Công tác đối ngoại đã quán triệt các nguyên tắc, phương châm, quan điểm chỉ đạo của Đại hội Đảng XI, Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, Nghị quyết 28 của Trung ương về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới: bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, đa dạng hóa, đa phương hóa, kiên trì nguyên tắc, linh hoạt về sách lược, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Vòi rồng tàu Trung Quốc phun vào tàu Kiểm ngư Việt Nam trong vụ Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoang Hải Dương trong vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Đông của Việt Nam |
Công tác đối ngoại góp phần đưa quan hệ của Việt Nam với các nước láng giềng, các đối tác đi vào chiều sâu, hiệu quả.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã triển khai một loạt các chuyến thăm cấp cao tới các nước.
Video thành tựu của Ngoại giao Việt Nam năm 2014
Từ các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương như Nga, các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ cho đến các bạn bè, đối tác ở châu Mỹ latinh như Cuba; đồng thời chúng ta cũng đón 21 Nguyên thủ, Người đứng đầu Chính phủ, Quốc hội, Nghị viện của rất nhiều nước bạn bè, đối tác đến thăm Việt Nam.
Các hoạt động ngoại giao tích cực đã mang lại những thành quả cụ thể: việc nâng cấp quan hệ lên “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” nhân chuyến thăm Nhật Bản cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (3/2014) đã tạo cơ hội cho việc tăng cường quan hệ hơn nữa giữa Việt Nam – Nhật Bản - nhà cung cấp ODA nhiều nhất cho Việt Nam.
Trong bối cảnh năm 2014 tình hình thế giới và khu vực diễn biến rất phức tạp, vấn đề biển Đông có lúc rất căng thẳng, ngoại giao đã tham mưu cho Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, kiên trì giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, xử lý thỏa đáng các vấn đề phức tạp nảy sinh, góp phần tạo sự đồng thuận trong nước, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, ủng hộ lập trường chính nghĩa của Việt Nam, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, các lợi ích an ninh và phát triển của đất nước.
Video tàu Trung Quốc đâm, phun vòi rồng vào tàu Việt Nam
Cùng với ngoại giao song phương, ngoại giao đa phương với tính chủ động và tích cực ngày càng đóng vai trò quan trọng.
Hoạt động đối ngoại trên các diễn đàn quốc tế, nhất là những hoạt động đa phương của Lãnh đạo cấp cao trong năm 2014 đã góp phần thể hiện hình ảnh Việt Nam là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Việt Nam tích cực cùng các nước ASEAN đẩy mạnh xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, thúc đẩy đoàn kết và hợp tác nội khối, phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình.
Việt Nam cũng tích cực tham gia, đề xuất các sáng kiến, các ý tưởng thúc đẩy hợp tác ứng phó và các thách thức toàn cầu tại các diễn đàn quan trọng APEC, ASEM, LHQ, Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân, Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ.
Lao động Việt Nam ở thành phố Benghazi - Libya về Việt Nam - Ảnh: NLĐ |
Trong năm 2014, thông qua các hoạt động tiếp xúc, vận động đối ngoại, 12 nước đã công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam, nâng tổng số nước công nhận lên 55 nước.
Việc hoàn tất đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam – Hàn Quốc (10/12/2014) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh hải quan Nga - Blarus - Kazakhstan(15/12/2014) tạo cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường Hàn Quốc, Nga rộng lớn và các thị trường tiềm năng Belarus và Kazakhstan.
Bên cạnh đó, việc thúc đẩy các cam kết trong các FTA thế hệ mới về dịch vụ, đầu tư, môi trường…góp phần tăng cường thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ giữa Việt Nam với các đối tác đồng thời mở ra cơ hội để Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và cung ứng khu vực, đa dạng hóa nguồn cung nguyên phụ liệu.
Cùng với việc nâng cao chất lượng công tác thông tin, dự báo và tham mưu cho Chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mô, tích cực hỗ trợ các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp xúc tiến xuất khẩu, đầu tư, du lịch, ODA, các hoạt động ngoại giao kinh tế đã góp phần củng cố các thị trường truyền thống, khai thông các thị trường tiềm năng, như Đông Âu, Trung Á, Trung Đông, châu Mỹ Latinh; tăng xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư, công nghệ; hỗ trợ các doanh nghiệp tìm đối tác, tiếp cận thị trường mới, đấu tranh chống các biện pháp bảo hộ.
Việc đưa 1.700 lao động từ Lybia trở về nước an toàn; cứu trợ nhân đạo, sơ tán công dân Việt Nam khỏi vùng chiến sự ở miền Đông Ukraine, đấu tranh, bảo hộ tàu cá, ngư dân Việt Nam, triển khai thi hành Luật Quốc tịch … thể hiện sự quan tâm, quyết liệt của Đảng, Nhà nước ta trong công tác bảo hộ công dân đồng thời góp phần tăng thêm niềm tin của nhân dân vào các chính sách của Đảng và Nhà nước.
Công tác vận động kiều bào được triển khai tích cực với nhiều hình thức, nội dung phong phú, góp phần phát huy nguồn lực tri thức, kinh tế của nhà nhà khoa học Việt kiều và doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài thông qua các hội thảo chuyên ngành tại Việt Nam, các chương trình gặp gỡ, giao lưu giữa doanh nhân trong và ngoài nước.
Với lượng kiều hối về nước liên tục tăng trong những năm trở lại đây, Việt Nam là một trong 10 nước nhận được kiều hối nhiều nhất trên thế giới, trong năm 2014 đạt khoảng 12 tỷ USD và đây là nguồn vốn lớn thứ 2 tại Việt Nam, hơn cả vốn viện trợ phát triển chính thức ODA đã giải ngân.
Công tác thông tin đối ngoại, ngoại giao văn hóa đã góp phần chuyển tải thông điệp, hình ảnh của Việt Nam tới công chúng quốc tế, nâng cao vị thế, phát huy "sức mạnh mềm" của đất nước, thắt chặt hơn nữa quan hệ của ta với các đối tác và tăng cường sự hiểu biết của thế giới về Việt Nam.
Trong năm qua, ngoại giao văn hóa đã giành được nhiều thành quả đáng phấn khởi. Chúng ta đã vận động thành công UNESCO công nhận thêm 03 di sản của Việt Nam là châu bản triều Nguyễn, dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh và quần thể danh thắng Tràng An.
Các hoạt động như Xuân quê hương, Trại hè Việt Nam, tổ chức cho đoàn kiều bào tham dự Giỗ tổ Hùng Vương thường niên và gia thăm, tặng quà nhân dân, chiến sĩ Trường Sa… đã góp phần gắn kết kiều bào hướng về quê hương tổ quốc.
Việc tổ chức các chương trình “Ngày Việt Nam ở nước ngoài” như “Ngày Việt Nam tại Hà Lan năm 2014”, “Năm Việt Nam tại Pháp 2014”, chuỗi các hoạt động văn hóa tại Italia, Bỉ, Nhật Bản, “Những ngày Việt Nam tại Qatar và UAE 2014”, nhiều hoạt động kinh tế - văn hóa thiết thực và đặc sắc đã góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với các nước, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, thu hút đầu tư, du lịch.
Hoạt động đối ngoại góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển đất nước.
Những kết quả đóng góp kể trên của ngoại giao là thành quả chung của sự phối hợp chặt chẽ giữa đối ngoại Đảng, Nhà nước và đối ngoại nhân dân, giữa các bộ, ban, ngành và địa phương, ngoại giao quốc phòng-an ninh.
Tùng Đinh
Bình luận