• Zalo

Nhìn lại 8 trận lụt kinh hoàng tại Việt Nam

Thời sựThứ Năm, 17/10/2013 07:00:00 +07:00Google News

(VTC News) - Cùng điểm lại một số trận lụt lịch sử gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản và đời sống của người dân trong nhiều năm qua.

(VTC News) - Cùng điểm lại một số trận lụt lịch sử gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản và đời sống của người dân trong nhiều năm qua.

Lũ dữ nhấn chìm miền Trung do bão Nari

Ngày 15/10/2013, sau khi cơn bão Nari (bão số 11) quét qua các tỉnh miền Trung, hoàn lưu bão kết hợp không khí lạnh gây ra trận lũ lớn, bủa vây các tỉnh miền Trung gồm Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam. Nhiều tuyến đường bị sạt lở, chia cắt; trong khi tại miền núi, nước ngập tới mái nhà, cô lập nhiều xã, huyện.

Nước lũ dâng cao gần ngập nóc nhà ở Quảng Bình. Ảnh: VNN
Nước lũ dâng cao gần ngập nóc nhà ở Quảng Bình. Ảnh: VNN 
Tính đến thời điểm chiều 16/10, trên địa bàn huyện Hương Sơn đã có ít nhất 6 người chết do lũ cuốn trôi, trong đó có 2 em học sinh, hàng trăm nhà dân ngập chìm trong biển nước. Có 4 người đang bị mắc kẹt trong vùng lũ, phải trèo lên ngọn cây.

Mưa lớn kèm lốc xoáy còn làm 2 người chết ở xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Trong khi đó ở đập Sói Mực, huyện Bố Trạch nước lũ dâng cao cuốn trôi 2 cô giáo đang trên đường đi dạy học.

Trận lụt này mới diễn ra trong ngày đầu đã cướp đi sinh mạng, tài sản của nhiều người dân.

Bão Wutip gây trận “đại hồng thủy” ở miền Trung


Ngày 30/9/2013, bão Wutip (bão số 10) hoành hành miền Trung, gây ra trận “đại hồng thủy” làm 9 người chết, 199 người bị thương, thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng.

Cơn bão này đã gây ra một cơn lũ kinh hoàng nhất sau gần nửa thế kỷ. Cơn lũ đi qua, nhiều gia đình lâm vào cảnh kiệt quệ. Họ phải gắng gượng đứng dậy khắc phục hậu quả cùng sự chung tay của cộng đồng.

Người dân mệt mỏi, ủ rũ sau mấy đêm trắng chạy lụt trở về nhà từ nơi di tản giờ lại vất vả để dọn dẹp lại đống đổ nát. Thi thoảng, từ trong những ngôi nhà ngấm bùn đất lại vọng ra tiếng kêu khóc não lòng: “Trôi hết rồi, còn chi nữa mô. Lấy chi mà ăn đây…”.

Năm 2011, lụt lội ở miền Trung, 55 người chết

Từ giữa tháng 10/2011, các trận lụt ở miền trung làm 55 người chết. Nước lụt cũng đã nhấn chìm khoảng 170.000 căn nhà và 23.700 hecta hoa màu.

Tỉnh bị thiệt hại nặng nề nhất là Quảng Bình, nơi hàng ngàn ngôi nhà ngập trong nước. Cơ quan chức năng đã sơ tán khoảng 7.200 người ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Một phụ nữ rơi nước mắt chờ được cứu ra khỏi ngôi nhà bị ngập ở tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam.
Một phụ nữ rơi nước mắt chờ được cứu ra khỏi ngôi nhà bị ngập ở tỉnh Hà Tĩnh
Lụt lội do mưa lớn gây nên cũng làm hư hại một số đoạn đường trên quốc lộ 1, gây nên cảnh tắc nghẽn giao thông trong khi ít nhất 5 chuyến tàu chở khoảng 2.000 hành khách cũng bị mắc kẹt ở tỉnh Quảng Trị.

Năm 2010, Hà Tĩnh hứng trọn trận lũ lịch sử 100 năm có một


Đầu tháng 10/2010, mưa như trút, nước lũ lên “siêu tốc” chưa từng thấy trong 100 năm qua đã nhấn chìm huyện Hương Khê trong biển nước. Hàng ngàn hộ dân rơi vào cảnh “màn trời, chiếu đất” trước sự uy hiếp kinh hoàng của cơn đại hồng thủy.
Các huyện vùng trũng Quảng Ninh, Lệ Thủy ngập chìm sâu trong nước
Các huyện vùng trũng Quảng Ninh, Lệ Thủy (Quảng Bình) chìm sâu trong nước. 
Trận lụt làm hàng ngàn hộ dân của huyện Hương Khê phải thức trắng để canh lũ trên những nóc nhà, cành cây trong đói, rét và nguy cơ bị lũ cướp đi tính mạng bất cứ lúc nào.

Năm 2008, lũ lụt tại Lào Cai, 144 người chết và mất tích

Ngày 8/8/2008, tại vùng lũ Lào Cai, nước sông Hồng cuồn cuộn đổ về xuôi. Hàng chục ngôi làng, hàng ngàn ngôi nhà nằm dọc quốc lộ 70, ven sông Chảy và sông Hồng chìm ngập trong nước lũ.
Nước lũ dâng cao gần ngập nóc nhà ở Quảng Bình. Ảnh: VNN
 Ảnh: Báo Giáo dục TP.HCM
Địa bàn tỉnh Lào Cai đã thống kê được có ít nhất 101 người dân bị chết và mất tích.

Trước đó, tại xã Trịnh Tường, nơi được xác định là có 31 người dân ở bản Nà Hán (còn gọi là Tùng Chỉ) bị lũ cuốn trôi ra sông Hồng, mất tích.

Tháng 8/1996,
bão Niki tại miền Bắc, 65 người chết và mất tích

Từ ngày 13 - 19/8/1996, miền Bắc chịu ảnh hưởng chủ yếu của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Nam Định - Ninh Bình và nằm trong dải hội tụ nhiệt đới. Sáng 23/8, bão số 4 (Niki) vào Thanh Hoá, sau di chuyển theo hướng tây sang Lào và suy yếu dần.

Lũ đặc biệt lớn kéo dài nhiều ngày trên mức báo động 3 đã uy hiếp nghiêm trọng toàn bộ hệ thống đê đồng bằng Bắc Bộ. Hầu hết các đê bối, đê địa phương thuộc Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây (cũ), Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Ninh Bình đều bị tràn hoặc vỡ.

Đặc biệt, vỡ đê sông Gùa làm ngập 6 xã huyện Nam Thanh (nay là huyện Nam Sách và Thanh Hà, Hải Dương); phá đê Đức Long sông Hoàng Long lúc 20h40’ ngày 15/8 làm ngập 2 xã; tràn đập Lạc Khoái sông Hoàng Long từ 6h ngày 16/8.

Lũ đặc biệt lớn, nước dâng và bão số 4 làm chết và mất tích 61 người, bị thương 161 người; nhà, trường học, bệnh xá, bệnh viện đổ là 7465 cái; hư hại, ngập trên 172.876 cái; lúa và hoa màu bị ngập, hư hại 104.504 ha; thiệt hại lớn về công trình thủy lợi, giao thông, năng lượng,...

Tháng 8/1994, bão Harry 9418,  miền Bắc ngập chìm trong lũ

Đêm 28/3/2013, do tác động trực tiếp của bão số 6 (Harry 9418) đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, sau đó tiếp tục đi theo hướng tây và suy yếu dần, từ ngày 28-31/8, ở Bắc Bộ có mưa ở nhiều nơi, khu vực Quảng Ninh và đồng bằng trung du Bắc Bộ có mưa to, rất to, từ 100¸300mm, nhiều nơi mưa trên 300mm như Phủ Liễn 385 mm, Nam Định 385mm, Thái Nguyên 331mm, Nho Quan 330mm, Hải Dương 323mm, Hà Nội 320mm. Mưa lớn tập trung vào ngày 29 và 30/8.

Do mưa lớn, cường độ lớn trong đồng với lũ trên hệ thống sông Hồng, Thái Bình, Đáy (sông Bùi, sông Tích, sông Nhuệ, sông Hoàng Long có lũ lớn) lại gặp triều cường nên đã gây úng lụt nghiêm trọng ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình, Hải Dương, Hưng Yên,...

Nội thành Hà Nội nhiều nơi ngập sâu 0,5m-1,0m, thậm chí trên 1,0m trong nhiều ngày, hơn cả trận úng lụt tháng 11/1984.

Ngập úng làm các đường liên xã, liên huyện, liên tỉnh bị hư hại nặng, nhiều đoạn đường QL1 cũng bị hư hại. Nhiều kênh mương, đê, kè, cống và các hồ chứa nhỏ, mương phai cũng bị hư hỏng nặng. Thiệt hại do đợt mưa úng lụt này ở đồng bằng Bắc bộ lên tới hàng trăm tỷ đồng tại thời điểm đó.

Trận úng lụt tháng 7/1986, 121 người chết

Từ ngày 13 - 28/7/1986, do tác động tổ hợp của bão, không khí lạnh, dải hội tụ nhiệt đới, xoáy thấp và cao áp Thái Bình dương lấn sâu vào lục địa đã gây mưa kéo dài, nhiều đợt liên tiếp.

Mưa lớn tập trung vào ngày 20-23/7, tâm mưa lớn 300¸400mm ở trung, hạ lưu sông Lô, Thương và Lục Nam; các nơi khác ở miền núi và trung du Bắc Bộ, mưa 100¸300mm; tây nam đồng bằng như Hà Nội, Hà Tây (cũ), Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, chỉ mưa 25¸100 mm.

Lũ đặc biệt lớn đã gây sạt lở, tràn, vỡ nhiều đê, đê địa phương thuộc các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây (cũ), Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên,... Mưa, lũ gây thiệt hại nhiều cho các tỉnh miền núi và trung du như: Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lai Châu, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình, Hà Tây.

Hàng chục ngàn hecta lúa và hoa màu bị ngập và mất trắng. Nhiều đoạn đường quốc lộ bị ngập, sạt lở và trôi đá. Nhiều hồ chứa, đập đất địa phương bị tràn, vỡ do lũ cao. Lũ lụt làm chết 121 người; sập, trôi 491 nhà; ngập 12.571 nhà.

h, dân chuyển quan tài trong biển nước



Diệp Vy(tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn