Mới đây, hộp thư Gảm thiểu ô nhiễm bảo vệ môi trường và hành động của bạn vừa tiếp nhận câu hỏi của thính giả [email protected] gửi qua email của chương trình là [email protected] có nội dung như sau:
“Nhà mình kinh doanh phân bón thuốc trừ sâu. Vừa rồi, chẳng may xảy ra cháy nhà. Vì thế mà khi vụ cháy xảy ra, phân bón và thuốc trừ sâu bị đổ khỏi bao bì và chảy xuống sông gần đó làm nhiều tôm cá chết. Vì là môi trường nước nên lan rộng rất nhanh và làm vùng nước nơi đó bị ô nhiễm. Hiện nay, gia đình mình đang cố gắng khắc phục hậu quả sau sự cố. Chương trình có thể giải đáp giúp mình, trong trường hợp như vậy thì nhà mình có phạm lỗi về Luật Bảo vệ môi trường không. Nếu có thì có bị phạt không và mức độ hình phạt thế nào?”
Trả lời:
"Sau khi tham khảo trên danluat.thuchienphapluat.vn, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn. Nếu gia đình bạn đáp ứng được đủ 2 điều kiện sau thì sẽ không bị truy cứu nghĩa vụ và trách nhiệm hình sự. Thứ nhất, phải đảm bảo đầy đủ các quy định về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại chương 5 thông tư số 38/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 28/6/2010 với một số lưu ý như chỉ được buôn bán các loại thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục được phép sử dụng, hạn chế sử dụng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành hàng năm hoặc ban hành bổ sung. Địa điểm buôn bán phải được sự đồng ý bằng văn bản của chính quyền cấp xã, phường và một số quy định khác. Thứ hai là nguyên nhân của vụ cháy phải xuất phát từ yếu tố khách quan, không có lỗi của gia đình bạn trong công tác phòng cháy chữa cháy.
Nếu đủ 2 điều kiện này thì gia đình bạn có thể được loại bỏ trách nhiệm hình sự, còn về trách nhiệm dân sự thì vẫn phải thực hiện đầy đủ nếu như gây thiệt hại. Còn nếu không đủ 2 điều kiện trên, nhưng gia đình bạn đã ý thức được hậu quả xảy ra để tích cực ngăn chặn, khắc phục hạn chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng tới môi trường thì đây được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự".
Một câu hỏi khác của thính giả Trương Ngọc Ba (địa chỉ tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) qua số hotline 0243.773.8989 như sau:
“Gần nhà tôi có một hộ gia đình thu mua sắt vụn, đồ nhựa, trong đó có đồ nhiều đồ điện tử. Gia đình này đã tận dụng bãi đất trống ở xã để loại phế liệu này, rất ảnh hưởng đến môi trường. Trong trường hợp này thì sẽ bị xử lý như thế nào, rất mong chương trình giải đáp”.
Trả lời:
Về câu hỏi của thính giả Trương Ngọc Ba, ông Nghiêm Vũ Hải, Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam trả lời như sau:
"Thiết bị linh kiện điện tử có chứa một số nguyên tố là căn nguyên gây nên 1 số bệnh hiểm nghèo, trong đó có bệnh ung thư. Khi mọi người xử lý bằng cách đốt thì nó sẽ phát thải ra không khí và làm ô nhiễm không khí.
Nhiều khoản, trong đó có khoản 9, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đề ra: Trong những hành vi bị cấm có cấm nhập chất thải dưới mọi hình thức. Chất thải bình thường đã cấm rồi, đây còn là chất thải điện tử. Như vậy đây là vi phạm điều cấm của Luật Bảo vệ môi trường. Nếu đã là vi phạm điều cấm, những hành vi bị nghiêm cấm của pháp luật thì sẽ bị xử rất nặng, thậm chí là xử hình sự".
Thông qua hộp thư gmail [email protected], chúng tôi nhận được câu hỏi của thính giả có địa chỉ gmail [email protected] như sau:
Cũng liên quan đến vấn đề xử lý rác thải ra môi trường, ông Trần Tuấn Nghĩa (địa chỉ ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) gửi câu hỏi về trang Fanpage VOV FM 89 với nội dung:
“Trên địa bàn nơi tôi sống có nhà máy sản xuất giấy tiền, thi thoảng xả nước thải trực tiếp ra sông - nguồn cung cấp nước cho cánh đồng của huyện. Ngoài ra, khói của nhà máy này thải ra qua ống đựng khói đen xì, đôi lúc có mùi rất khó chịu, gây ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của người dân nơi đây. Tôi có thể kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền nào để xử lý?”
Trả lời:
"Hiện nay ở cấp xã chưa có công chức chuyên trách về quản lý môi trường. Tuy nhiên, có đội ngũ công chức, viên chức kiêm nhiệm công tác địa chính, xây dựng và môi trường. Thính giả có thể kiến nghị tại chính quyền cấp xã để có phương án giải quyết. Quý vị cũng có thể phản ánh trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình là 0363.836.336 hoặc gửi tin thư phản ánh qua địa chỉ thư điện tử, đường dây nóng là [email protected]".
Bình luận