Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 30/12 bày tỏ sẵn sàng xây dựng thêm các lò phản ứng hạt nhân, một dấu hiệu cho thấy chính quyền mới ở nước này sẽ từ bỏ mục tiêu mà chính quyền tiền nhiệm, do đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) lãnh đạo, chủ trương xóa bỏ hoàn toàn các nhà máy điện hạt nhân vào thập niên 2030.
Ông Abe từng tuyên bố sẵn sàng xem xét lại chính sách năng lượng hạt nhân của Nhật Bản sau chiến thắng áp đảo của đảng Dân chủ Tự do (LDP) trong cuộc bầu cử Hạ viện hôm 16/12.
Tuy nhiên, những tuyên bố gần đây của ông được coi là động thái tiến thêm một bước loại bỏ chính sách giảm bớt sự phụ thuộc của Nhật Bản vào năng lượng hạt nhân sau thảm họa ở Fukushima, miền Bắc Nhật Bản, hồi năm ngoái.
Phát biểu trên một chương trình truyền hình, Thủ tướng Abe cho biết: “Các lò phản ứng mới sẽ hoàn toàn khác với các lò ở Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 của TEPCO gây ra cuộc khủng hoảng vừa rồi. Chúng tôi sẽ xây dựng chúng với sự chấp thuận của người dân Nhật Bản.”
Ông Abe cũng khẳng định nhà máy Fukushima 1 “đã không thể đảm bảo được nguồn điện sau khi sóng thần tấn công khu vực này nhưng nhà máy Fukushima 2 lại làm được điều đó” và cần phải có nghiên cứu, đánh giá về sự khác biệt này.
Sau khi thị sát Nhà máy Fukushima 2 hôm 29/12, Thủ tướng Abe đã tỏ ý về một sự thay đổi trong chính sách năng lượng. Ông cho rằng mục tiêu từ bỏ điện hạt nhân sẽ không thành hiện thực chỉ bằng cách mơ tưởng.
Ông khẳng định: “Tôi sẽ thúc đẩy các chính sách có trách nhiệm”.
![]() |
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima |
Tuy nhiên, những tuyên bố gần đây của ông được coi là động thái tiến thêm một bước loại bỏ chính sách giảm bớt sự phụ thuộc của Nhật Bản vào năng lượng hạt nhân sau thảm họa ở Fukushima, miền Bắc Nhật Bản, hồi năm ngoái.
Phát biểu trên một chương trình truyền hình, Thủ tướng Abe cho biết: “Các lò phản ứng mới sẽ hoàn toàn khác với các lò ở Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 của TEPCO gây ra cuộc khủng hoảng vừa rồi. Chúng tôi sẽ xây dựng chúng với sự chấp thuận của người dân Nhật Bản.”
Ông Abe cũng khẳng định nhà máy Fukushima 1 “đã không thể đảm bảo được nguồn điện sau khi sóng thần tấn công khu vực này nhưng nhà máy Fukushima 2 lại làm được điều đó” và cần phải có nghiên cứu, đánh giá về sự khác biệt này.
Sau khi thị sát Nhà máy Fukushima 2 hôm 29/12, Thủ tướng Abe đã tỏ ý về một sự thay đổi trong chính sách năng lượng. Ông cho rằng mục tiêu từ bỏ điện hạt nhân sẽ không thành hiện thực chỉ bằng cách mơ tưởng.
Ông khẳng định: “Tôi sẽ thúc đẩy các chính sách có trách nhiệm”.
Bình luận (6)
tôi hoàn toàn nhất trí với bài viết này, ủng hộ quan điểm thầy tùng
Theo tôi, vẫn giữ kỳ thi THPT để đảm bảo công bằng và khách quan cho học sinh và cả thí sinh đã tốt nghiệp trước đó có cơ hội vào đại học.
Không nên bỏ thi. Bỏ thi sẽ nảy sinh nhiều tiêu cực. Từ xưa tới nay có thi mới chọn đúng nhân tài. Không thi chắc chắn chất lượng giáo dục sẽ tụt dốc nghiêm trọng. Bài học bỏ thi THCS còn đó.
luật giáo dục là do Quốc Hội thông qua và chủ tịch nước ban hành, thì thường vụ quốc hội hay chính phủ cũng không có quyền bãi bỏ, vậy kỳ thi tốt nghiệp PTTH quốc gia năm 2020 chắc là phải thi,
Tôi đồng ý với quan điểm của tác giả bài viết "Không nên bỏ thi THPT quốc gia 2020"
Trên cương vị là 1 phụ huynh. Và hiện tại con tôi cũng đang học lớp 12. Tôi đồng ý với quan điểm của tác giả bài viết "Không nên bỏ thi THPT quốc gia 2020"