(VTC News) – Ngày càng nhiều nhân vật có tiếng tăm trên thường “đổ bộ” vào hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Ngày 24/4/2015, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông năm 2015. NCB đã khiến các cổ đông rất hài lòng khi công bố những con số kinh doanh lạc quan trong năm 2014. Sang năm 2015, những con số này hứa hẹn sẽ còn nhiều cải thiện vượt bậc.
Bên cạnh đó, có một thông tin khác cũng khiến cổ đông bất ngờ và “vui”. Đó là sự xuất hiện của hai nhân sự “khủng”.
Đại hội cổ đông đã bầu cử ông Lê Xuân Nghĩa, nguyên phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, thành viên Hội đồng tư vấn tài chính – tiền tệ quốc gia vào Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2015 – 2020 với tư cách thành viên Hội đồng quản trị độc lập tham gia tư vấn hoạt động quản trị, xây dựng chiến lược cho Ngân hàng.
Ông Nguyễn Tuấn Hải, Chủ tịch Hội đồng quản trị Alphanam trở thành thành viên Hội đồng quản trị của NCB. Cả ông Nghĩa và ông Hải là hai gương mặt hoàn toàn mới ở NCB.
Ông Lê Xuân Nghĩa và ông Nguyễn Tuấn Hải |
Trong khi đó, ông Hải lại có lợi thế thương trường khi là sếp lớn của hàng loạt công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện nay ông Hải đang là chủ tịch Công ty TNHH Sơn Kansai – Alphanam; chủ tịch Tổng CTCP Đầu tư và XNK Foodinco; Chủ tịch HĐQT Công ty liên doanh Fuji – Alpha và Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Alphanam Cơ điện (AMsE).
Khi thị trường chứng khoán sôi sục, cổ phiếu ALP của công ty cổ phần Alphanam có thời “làm mưa làm gió” trên thị trường OTC. “Cơn sốt” ALP thời đó được xem là một trong những “cơn sốt lớn” của thị trường.
Sự kết hợp của ông Nghĩa và ông Hải được kỳ vọng sẽ góp phần không nhỏ vào tham vọng phát triển vượt bậc của NCB trong thời gian ngắn.
NCB không phải “đất lành” đầu tiên cho nhân sự “khủng” đổ bộ. Ngày 26/04/2014, tại TP.HCM, ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (DongA Bank) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên lần thứ 22. Một trong những thông tin quan trọng nhất được dư luận chú ý chính là việc ông Cao Sĩ Kiêm - thành viên Hội đồng quản trị độc lập đã trở thành tân Chủ tịch Hội đồng quản trị DongA Bank thay ông Phạm Văn Bự.
Về khả năng trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng của ông Cao Sỹ Kiêm, có lẽ chẳng ai còn nghi ngờ gì cả vì ông Kiêm đã có thời giữ chức vụ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Vì thế ông Kiêm được kỳ vọng sẽ mang làn gió mới đến cho một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam.
Ông Cao Sỹ Kiêm trong ngày trở thành Chủ tịch Đông Á |
Chia sẻ với báo chí, bầu Thắng cho biết: “Đồng Tâm và Kiên Long Bank là 2 mảng hoạt động độc lập, khác nhau. Việc tham gia đầu tư lĩnh vực ngân hàng không liên quan, ảnh hưởng gì đến hoạt động kinh doanh cốt lõi của thương hiệu Đồng Tâm”.
Bầu Thắng đánh giá Kienlong Bank là ngân hàng tuy không lớn so với các ngân hàng bạn nhưng có tính ổn định cao, nhờ vào lượng khách hàng ổn định.
Giữ chức vụ Hội đồng quản trị Kienlong Bank nhưng bầu Thắng không nắm giữ bất cứ cổ phần nào của ngân hàng này. Tuy nhiên, tới năm 2014, bầu Thắng củng cố thêm sức mạnh của mình khi để con trai Võ Quốc Lợi sở hữu 14,05 triệu cổ phiếu, tương đương 4,68% vốn ngân hàng.
Xa hơn một chút, cách đây đúng 3 năm, ông Đỗ Minh Phú Chủ tịch Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng cổ phần Tiên Phong (Tienphong Bank). Ông Phú là doanh nhân lớn của Việt Nam. Vì vậy, việc ông bước vào ngành ngân hàng cũng tạo nên tiếng vang lớn.
Thanh Hà
Bình luận