Nhiều cán bộ hưu trí còn nhắn tin giờ phát sóng của “Câu chuyện lãng phí” để nhắc nhau không bỏ qua một cơ hội có cái nhìn tổng thể về sự lãng phí đang âm thầm diễn ra từng ngày từng giờ trên khắp đất nước.
Nhà báo Hồ Chí Cường - tác giả kịch bản và đạo diễn của phim “Câu chuyện lãng phí” tâm sự: “Làm một bộ phim phải trải qua rất nhiều vất vả, nhưng điều mà chúng tôi trông đợi nhất là phim sẽ không bị rơi vào lặng im, bởi đó cũng là một sự lãng phí”.
Nhận diện “tội ác”
Hiếm có bộ phim tài liệu nào nhận được nhiều sự quan tâm của đông đảo khán giả như “Câu chuyện lãng phí” (7 tập) phát trên VTV1 vào các thứ ngày thứ Tư, thứ Sáu và thứ Bảy, bắt đầu từ 14.3.
Bác Ngô Văn Doanh, 68 tuổi, ở tổ 56 phường Láng Hạ (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Biết tin Đài Truyền hình VN phát sóng phim này, tôi đã ghi lại lịch phát để theo dõi liên tục. Mới xem xong 2 tập đầu tiên mà tôi đã cảm thấy quá đau lòng trước những gì diễn ra trong phim.
Điều kinh khủng nhất là không một ai phải chịu trách nhiệm trước những sự lãng phí ấy, đúng là “cha chung”, là “của chùa” nên không ai xót, mà đó là tiền thuế của dân chứ từ đâu ra. Tôi khẩn thiết đề nghị các nhà làm luật phải nhanh chóng xây dựng khung hình phạt cho tội danh lãng phí tài sản nhà nước, phải xử thật mạnh để ngăn chặn loại tội ác này”.
“Câu chuyện lãng phí” là một bức tranh tổng thể về những vụ việc lãng phí trên khắp đất nước có tính chất điển hình tới mức nếu lời bình không nêu rõ địa danh, ngày tháng, nhân vật thì người xem ở đâu cũng có thể cảm nhận dường như đoàn phim đang phản ánh về địa phương mình, đơn vị mình. Những công trình dở dang hàng chục năm trên đất phù sa màu mỡ, những đống sắt thép hoen gỉ nằm chờ tiến độ, những con đường vừa làm xong đã hỏng, tài nguyên thiên nhiên, thời gian, công sức của nhiều thế hệ... tất cả đều bị chôn vùi trong hai chữ “lãng phí”.
Trong phim, TS Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã làm một phép so sánh: “Nếu so với tham nhũng thì những tổn thất của lãng phí nghiêm trọng hơn bởi tham nhũng là biến tài sản công thành tài sản tư, nghĩa là nó vẫn có thể được sử dụng đâu đó trong xã hội, còn lãng phí là những nguồn lực đã mất đi và không bao giờ có thể còn sử dụng được nữa. Lãng phí làm giảm tốc độ tăng trưởng của đất nước”.
Khán giả lần lượt được tìm hiểu mọi góc cạnh về lãng phí qua các tập phim, từ “Nhận diện lãng phí”, “Lãng phí do quy hoạch”, “Lãng phí do quy hoạch sử dụng đất”, “Lãng phí do quy hoạch treo”, “Lãng phí do đầu tư”, “Lãng phim do không đồng bộ” và “Lãng phí do chậm tiến độ”. Đạo diễn Hồ Chí Cường (Trung tâm Sản xuất phim phóng sự tài liệu của VTV) cho biết: “Chúng tôi muốn có được cái nhìn nhiều chiều, toàn diện về lãng phí và cố gắng nhìn từ phía những người trong cuộc. Có những sự lãng phí hoàn toàn không phải do cố tình mà chỉ là do hoàn cảnh, do trình độ, nhưng điều đáng tiếc nhất là hầu như không có một ai thừa nhận và nhìn thẳng vào sự lãng phí”.
Nỗi đau từ đất
Tập 3 và 4 của phim (phát sóng vào 21 giờ 30 ngày 21 và 23.3 trên VTV1) sẽ đề cập đến rất nhiều những lãng phí trong quy hoạch sử dụng đất đai - mà đất nông nghiệp là một trong các nội dung chính.
Theo đạo diễn, đó là những cảnh quay chân thật, không áp đặt, dàn dựng về thân phận của những thửa ruộng, những cánh đồng bị chôn vùi từ sự nóng vội của các nhà hoạch định chính sách. Từ chỗ là mảnh đất màu mỡ cho khoai, lúa reo khúc hoan ca mỗi mùa vàng, những thửa ruộng “nhất đẳng điền”, giờ bị đổ đất san nền và nằm đó chưa biết đến bao giờ mới được sử dụng. Trên bãi đất rộng trống không, lũ trẻ và đàn trâu tha hồ vui đùa.
Đạo diễn Hồ Chí Cường cho biết: Tất cả những lời hẹn phỏng vấn của chúng tôi hầu như đều bị từ chối. Để có được những thước phim này, đoàn phim buộc phải đi “đường vòng”.
Đạo diễn cho biết: “Chúng tôi sử dụng thủ pháp tương phản, bên cạnh nụ cười hồn nhiên ngây thơ của lũ trẻ chăn trâu trên mảnh đất trước kia là cánh đồng là nỗi chua chát nghẹn ngào của những người nông dân khi họ bị tước mất công cụ canh tác.
Hay tại một tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, một vùng đất nông nghiệp được (hay bị) khoanh vùng, rào dây thép gai để chuẩn bị cho một dự án. Hình ảnh đặc tả những cây lúa ở bên trong và ngoài hàng rào, chúng vẫn nhìn thấy nhau và biết rằng, có thể ngày mai thôi, những thân lúa kia sẽ không bao giờ còn trĩu nặng thóc vàng được nữa”.
Điều mà đoàn phim mong muốn lớn nhất ở bộ phim này là hy vọng nó sẽ gióng lên một tiếng chuông để những nhà làm chính sách trước khi ra một quyết định nào đó, sẽ ngừng lại để tính toán kỹ hơn.
Bởi có thể những sự lãng phí khổng lồ nào đó sẽ vèo trôi nhẹ nhàng qua tích tắc, trong khi có rất nhiều những con người đang dành cả cuộc đời đi bòn từng hạt thóc rơi hay ngâm thân cào ngao trong nước biển, những đứa trẻ không có tiền đến trường, những người bệnh không còn chọn lựa nào ngoài cái chết. Và trên hết là câu hỏi lớn về trách nhiệm mà ai sẽ phải trả lời?
Theo Danviet
Nhà báo Hồ Chí Cường - tác giả kịch bản và đạo diễn của phim “Câu chuyện lãng phí” tâm sự: “Làm một bộ phim phải trải qua rất nhiều vất vả, nhưng điều mà chúng tôi trông đợi nhất là phim sẽ không bị rơi vào lặng im, bởi đó cũng là một sự lãng phí”.
Nhận diện “tội ác”
Hiếm có bộ phim tài liệu nào nhận được nhiều sự quan tâm của đông đảo khán giả như “Câu chuyện lãng phí” (7 tập) phát trên VTV1 vào các thứ ngày thứ Tư, thứ Sáu và thứ Bảy, bắt đầu từ 14.3.
Bác Ngô Văn Doanh, 68 tuổi, ở tổ 56 phường Láng Hạ (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Biết tin Đài Truyền hình VN phát sóng phim này, tôi đã ghi lại lịch phát để theo dõi liên tục. Mới xem xong 2 tập đầu tiên mà tôi đã cảm thấy quá đau lòng trước những gì diễn ra trong phim.
Một điển hình về lãng phí mà "Câu chuyện lãng phí" đề cập. |
Điều kinh khủng nhất là không một ai phải chịu trách nhiệm trước những sự lãng phí ấy, đúng là “cha chung”, là “của chùa” nên không ai xót, mà đó là tiền thuế của dân chứ từ đâu ra. Tôi khẩn thiết đề nghị các nhà làm luật phải nhanh chóng xây dựng khung hình phạt cho tội danh lãng phí tài sản nhà nước, phải xử thật mạnh để ngăn chặn loại tội ác này”.
“Câu chuyện lãng phí” là một bức tranh tổng thể về những vụ việc lãng phí trên khắp đất nước có tính chất điển hình tới mức nếu lời bình không nêu rõ địa danh, ngày tháng, nhân vật thì người xem ở đâu cũng có thể cảm nhận dường như đoàn phim đang phản ánh về địa phương mình, đơn vị mình. Những công trình dở dang hàng chục năm trên đất phù sa màu mỡ, những đống sắt thép hoen gỉ nằm chờ tiến độ, những con đường vừa làm xong đã hỏng, tài nguyên thiên nhiên, thời gian, công sức của nhiều thế hệ... tất cả đều bị chôn vùi trong hai chữ “lãng phí”.
Trong phim, TS Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã làm một phép so sánh: “Nếu so với tham nhũng thì những tổn thất của lãng phí nghiêm trọng hơn bởi tham nhũng là biến tài sản công thành tài sản tư, nghĩa là nó vẫn có thể được sử dụng đâu đó trong xã hội, còn lãng phí là những nguồn lực đã mất đi và không bao giờ có thể còn sử dụng được nữa. Lãng phí làm giảm tốc độ tăng trưởng của đất nước”.
Khán giả lần lượt được tìm hiểu mọi góc cạnh về lãng phí qua các tập phim, từ “Nhận diện lãng phí”, “Lãng phí do quy hoạch”, “Lãng phí do quy hoạch sử dụng đất”, “Lãng phí do quy hoạch treo”, “Lãng phí do đầu tư”, “Lãng phim do không đồng bộ” và “Lãng phí do chậm tiến độ”. Đạo diễn Hồ Chí Cường (Trung tâm Sản xuất phim phóng sự tài liệu của VTV) cho biết: “Chúng tôi muốn có được cái nhìn nhiều chiều, toàn diện về lãng phí và cố gắng nhìn từ phía những người trong cuộc. Có những sự lãng phí hoàn toàn không phải do cố tình mà chỉ là do hoàn cảnh, do trình độ, nhưng điều đáng tiếc nhất là hầu như không có một ai thừa nhận và nhìn thẳng vào sự lãng phí”.
Nỗi đau từ đất
Tập 3 và 4 của phim (phát sóng vào 21 giờ 30 ngày 21 và 23.3 trên VTV1) sẽ đề cập đến rất nhiều những lãng phí trong quy hoạch sử dụng đất đai - mà đất nông nghiệp là một trong các nội dung chính.
Theo đạo diễn, đó là những cảnh quay chân thật, không áp đặt, dàn dựng về thân phận của những thửa ruộng, những cánh đồng bị chôn vùi từ sự nóng vội của các nhà hoạch định chính sách. Từ chỗ là mảnh đất màu mỡ cho khoai, lúa reo khúc hoan ca mỗi mùa vàng, những thửa ruộng “nhất đẳng điền”, giờ bị đổ đất san nền và nằm đó chưa biết đến bao giờ mới được sử dụng. Trên bãi đất rộng trống không, lũ trẻ và đàn trâu tha hồ vui đùa.
Đạo diễn Hồ Chí Cường cho biết: Tất cả những lời hẹn phỏng vấn của chúng tôi hầu như đều bị từ chối. Để có được những thước phim này, đoàn phim buộc phải đi “đường vòng”.
Đạo diễn cho biết: “Chúng tôi sử dụng thủ pháp tương phản, bên cạnh nụ cười hồn nhiên ngây thơ của lũ trẻ chăn trâu trên mảnh đất trước kia là cánh đồng là nỗi chua chát nghẹn ngào của những người nông dân khi họ bị tước mất công cụ canh tác.
Hay tại một tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, một vùng đất nông nghiệp được (hay bị) khoanh vùng, rào dây thép gai để chuẩn bị cho một dự án. Hình ảnh đặc tả những cây lúa ở bên trong và ngoài hàng rào, chúng vẫn nhìn thấy nhau và biết rằng, có thể ngày mai thôi, những thân lúa kia sẽ không bao giờ còn trĩu nặng thóc vàng được nữa”.
Điều mà đoàn phim mong muốn lớn nhất ở bộ phim này là hy vọng nó sẽ gióng lên một tiếng chuông để những nhà làm chính sách trước khi ra một quyết định nào đó, sẽ ngừng lại để tính toán kỹ hơn.
Bởi có thể những sự lãng phí khổng lồ nào đó sẽ vèo trôi nhẹ nhàng qua tích tắc, trong khi có rất nhiều những con người đang dành cả cuộc đời đi bòn từng hạt thóc rơi hay ngâm thân cào ngao trong nước biển, những đứa trẻ không có tiền đến trường, những người bệnh không còn chọn lựa nào ngoài cái chết. Và trên hết là câu hỏi lớn về trách nhiệm mà ai sẽ phải trả lời?
Theo Danviet
Bình luận