(VTC News) - Những ngày tháng 4 này 40 năm về trước, cùng với các thành phố miền Nam, nhiều vùng biển đảo thiêng liêng của tổ quốc cũng đã được giải phóng, tiếp quản.
Tuy vậy, cho đến hôm nay, non sông tổ quốc Việt Nam vẫn chưa thực sự được liền chung một dải. Bởi vẫn còn không ít những vùng biển đảo thiêng liêng của tổ quốc vẫn nằm trong vùng tranh chấp, hoặc bị nước ngoài chiếm giữ .
Nhiều vùng biển đảo vẫn bị chiếm giữ
Giữa tháng 4 vừa qua, trước những hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang mở rộng trái phép hai đảo Phú Lâm và Quang Hòa thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà nước này chiếm giữ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình khẳng định Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý cùng bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa.
Theo ông Bình, "mọi hoạt động xây dựng, mở rộng của nước ngoài trên hai quần đảo này mà không có sự cho phép của Việt Nam là hoàn toàn phi pháp và vô giá trị".
Trên thực tế, Trung Quốc đã chiếm giữ các đảo Phú Lâm và Quang Hòa lần lượt vào năm 1956 và 1974, và không ngừng được mở rộng bằng các công trình như đường bằng, đê chắn biển thời gian gần đây.
Còn tại quần đảo Trường Sa, Trung Quốc cũng đang đẩy nhanh hoạt động cải tạo đất trên 7 bãi đá. Trước đó, tham vọng độc chiếm biển Đông của Trung Quốc cũng đã được thể hiện rõ bằng bản đồ đường lưỡi bò chạy viền quanh biển Đông.
Theo Giáo sư Carlyle Thayer, Học viện quốc phòng Australia, Nếu Trung Quốc có thể khống chế biển Đông, họ có thể khống chế hoạt động thương mại của bất kỳ nước nào, họ có thể bắt Nhật Bản phải nhanh chóng khuất phục nếu họ muốn. Họ có thể đe doạ các tàu chiến của Mỹ, đẩy Mỹ khỏi khu vực. Và sau đó sẽ không còn nước nào đủ mạnh để phản kháng lại họ.”
Năm 2012, Trung Quốc còn phát hành hộ chiếu điện tử mới có in hình bản đồ ôm trọn 80% diện tích biển Đông và bị các nước kịch liệt phản đổi.
Đường lưỡi bò xuất hiện lần đầu tiên trên một bản đồ nội chính do Trung Hoa Dân Quốc phát hành vào năm 1947. Những đường đứt gãy hình lưỡi bò không có toạ độ cụ thể, không tuân theo chuẩn mực bản đồ nào, cũng không thể giải thích được bằng các luật và thông lệ thế giới.
Thế nhưng Trung Quốc ngày nay lại coi đây là cơ sở vững chắc để áp đặt những yêu sách chủ quyền của mình với các quần đảo và các vùng nước trên biển Đông, bất chấp sự phản đối của giới chính trị và học giả thế giới.
Ông John Mc Cain, Thượng nghị sĩ Mỹ cho rằng: “Điều khiến tôi bận lòng, mà chắc hẳn các bạn cũng vậy, là những tuyên bố chủ quyền rộng lớn mà Trung Quốc áp đặt trên biển Đông, và cách họ lập luận về những tuyên bố chủ quyền vốn không có tí cơ sở luật pháp quốc tế nào...”
Cũng trong năm 2012, Trung Quốc còn ngang nhiên thành lập Thành phố Tam Sa, trên một hòn đảo chỉ rộng 13 m2 thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Thành phố này được giao một trọng trách đầy tham vọng, là quản lý toàn bộ các hòn đảo lớn nhỏ trong đường lưỡi bò chưa bao giờ được công nhận là thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Trong năm 2014, Trung Quốc còn xâm phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam khi ngang nhiên đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của nước ta.
Sự thật mang tên biển Đông
Cách quần đảo Hoàng Sa 200 hải lý về phía Tây, là hòn đảo nhỏ của Việt Nam có tên Lý Sơn. Đây là quê hương của hải đội Hoàng Sa, một đội tàu hàng hải được triều đình phong kiến Việt Nam lập ra từ thế kỷ 17, có nhiệm vụ thu thập sản vật và đo thuỷ trình ở Hoàng Sa.
Đã từ 400 năm nay, vào cuối mỗi mùa xuân, người dân Lý Sơn vẫn thường tổ chức một lễ hội đặc biệt. Mỗi chuyến đi biển từ Lý Sơn ra đến Hoàng Sa phải mất ba ngày ba đêm. Biển to song lớn, nhiều người đi không bao giờ trở về.
Người thân ở nhà đắp những ngôi mộ rỗng gọi là “mộ gió” để bái vọng vong linh những hùng binh đã bỏ mình giữa biển khơi. Sự tồn tại của hải đội Hoàng Sa và địa danh này cũng được ghi dấu trong những văn bản pháp lý cổ của Việt Nam.
Từ Châu bản triều Nguyễn, một di sản tư liệu thế giới được UNESCO công nhận, cho đến hàng loạt thư tịch cổ của Việt Nam.
Cụ thể, toàn tập Thiên Nam tứ chi lộ đồ thư của Đỗ Bá soạn đời Chính Hoà triều Lê, tức năm 1680 đến 1705, đã có in bản đồ vẽ xứ Quảng Nam, trên đó chú thích địa danh Bãi Cát Vàng ngoài khơi phủ Quảng Ngãi.
Còn nhà sử học Việt Nam Lê Quý Đôn, trong sách “Phủ biên tạp lục” biên soạn năm 1776 cũng đã mô tả tỉ mỉ tình hình địa lý, tài nguyên ở Hoàng Sa và cả Trường Sa, cũng như hoạt động khai thác của triều đình phong kiến Việt Nam với hai quần đảo này.
Dấu ấn chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa cũng được ghi lại trong các tư liệu bản đồ trong nước và quốc tế. Một trong những tài liệu quốc tế minh chứng rõ ràng cho chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa là bộ Atlas bản đồ thế giới, của nhà địa lý kiệt xuất Phillipe Vandemaelen xuất bản năm 1827.
Trong tờ số 106 có tên “Partie de la Cocochine” – Tức “một phần của Giao Chỉ” vẽ hình quần đảo Paracels – tức Hoàng Sa . Quần đảo được vẽ chính xác về kinh độ, vĩ độ, đặc điểm địa lý và tên gọi phương Tây của các đảo lớn nhất và quan trọng nhất.
Bên cạnh khu vực được xác đinh là Hoàng Sa, còn có một bản giới thiệu tóm tắt về Đế chế An Nam. Còn tờ số 89 mang tên “Partie de la Chine” – tức “một phần của Trung Hoa” cho thấy biên giới cực nam của Trung Quốc chưa đến vĩ độ 18.
Những bản đồ của Trung Quốc từ thập kỷ đầu thế kỷ 20 trở về trước cũng hoàn toàn thống nhất với bản đồ Phương Tây ở chỗ không hề vẽ lãnh thổ cực nam của Trung Quốc vượt xuống dưới vĩ độ 18.
Sau khi Hoà ước Patenotre ký năm 1884 chính thức đánh dấu thời kỳ Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, Pháp cũng đã thay mặt Việt Nam thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Từ phái tàu liên tục tuần tiễu, bảo vệ Hoàng và Trường Sa, cử người ra công tác tại Hoàng Sa, cho đến dựng bia chủ quyền năm 1938 trên đảo Hoàng Sa. Bia này ghi rõ: “Cộng hoà Pháp – Vương quốc An Nam – Đảo Hoàng Sa thuộc quần đảo Hoàng Sa”.
Còn tại quần đảo Trường Sa, sau khi cho quân đồn trú tại các đảo lớn vào năm 1933, Thống đốc Nam Kỳ Krautheimer ra nghị định sáp nhập những đảo này vào tỉnh Bà Rịa.
Cuối những năm 1930, cuộc chiến tranh thế giới thế giơí thứ 2 bắt đầu. Do nhu cầu lập đầu cầu xâm chiếm Đông Nam Á, phát xít Nhật đổ bộ chiếm đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa vào năm 1938, và đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa vào năm 1939.
Tuy nhiên, quân đội Pháp vẫn duy trì sự hiện diện trên đảo Hoàng Sa cho tới đầu năm 1945. Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, thừa cơ Nhật rút khỏi hai quần đảo, Trung Hoa dân quốc tiến vào chiếm đóng trái phép một số đảo ở Hoàng Sa.
Trở lại Đông Dương năm 1946, Pháp yêu cầu Trung Hoa dân quốc phải rút khỏi những đảo chiếm đóng trái phép. Tuy nhiên, Trung Hoa dân quốc và cộng hoà nhân dân Trung Hoa sau này đều chưa từng từ bỏ âm mưu chiếm lại những hòn đảo này.
Trong tài liệu mật của Mỹ năm 1947 cùng năm bản đồ lưỡi bò đầu tiên ra đời, có những nhận định cho rằng Trung Hoa Dân Quốc sẽ tận dụng hội nghị về hoà bình sau chiến tranh thế giới thứ 2 để đưa ra những yêu sách chủ quyền với các quần đảo trên biển Đông.
Tuy cả Trung Hoa Dân Quốc và Cộng hoà Dân chủ nhân dân Trung Hoa đều vắng mặt tại Hội nghị về lập lại hoà bình với Nhật Bản diễn ra tại San Francisco năm 1951, nhưng kịch bản này đã xảy ra trên thực tế.
Tại hội nghị đại diện của Liên Xô đã thay mặt đồng minh Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đưa ra yêu sách đòi hỏi hội nghị công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Yêu sách này đã bị bác bỏ với 3 phiếu ủng hộ, 1 phiếu trắng và 46 phiếu chống.
Cũng tại Hội nghị này, phái đoàn Quốc gia Việt Nam do Ngoại Trưởng Trần Văn Hữu dẫn đầu đã tuyên bố trước hội nghị khẳng định chủ quyền của Việt Nam với Hoàng sa và Trường sa.
Biên bản Hội nghị ghi nhận những phát biểu của ông Trần Văn Hưu như sau: “Và để tận dụng không ngần ngại mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống bất hoà, chúng tôi khẳng định chủ quyền của chúng tôi trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa từ xưa đến nay vẫn thuộc cương vực Việt Nam”
Tuyên bố này không vấp phải sự phản đối hay bảo lưu ý kiến từ bất kỳ ai trong số các đoàn đại biểu 51 nước có mặt tại hội nghị.
Năm 1956, lợi dụng thời cơ Pháp rút khỏi Việt Nam theo hiệp định Geneve, Trung Quốc bí mật chiếm đóng các đảo phía đông Hoàng Sa. Tại các đảo phía Đông Hoàng Sa, người Việt Nam tiếp tục thực thi chủ quyền.
Năm 1974, lợi dụng chiến tranh giữa hai chính phủ ở miền bắc và miền nam Việt Nam sắp kết thúc , quân đội Việt Nam Cộng hoà suy yếu, giữa tháng Một, Trung Quốc đưa quân ra cưỡng chiếm các đảo phía tây Hoàng Sa. 75 người lính Việt Nam Cộng Hoà đã bỏ mình lại Hoàng Sa trong trận hải chiến.
14 năm sau cuộc chiến ở Hoàng Sa, Trung Quốc một lần nữa sử dụng vũ lực để thực hiện tham vọng biển Đông.
Sáng 14 tháng 3 năm 1988, Trung Quốc đưa tàu chiến và vũ khí hạng nặng đến tấn công các tàu vận tải và lính công binh Việt Nam đang làm nhiệm vụ xây dựng trên các đảo đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao trên quần đảo Trường Sa.
Tàu vận tải HQ 604 đang neo đậu tại Gạc Ma là mục tiêu đầu tiên của cuộc tấn công. Và chính Trung Quốc còn tự hào công bố những hình ảnh họ xả súng thẳng vào lính công binh Việt Nam tay không vũ khí.
Trung Quốc cho đến nay vẫn chưa chịu trao trả di cốt các chiến sĩ hy sinh ơ Gạc Ma. Nước này đóng quân ở Gạc Ma từ 1988 đến nay, và đang xây dựng Gạc Ma thành đảo nhân tạo.
Nguồn: VTC1
Tuy vậy, cho đến hôm nay, non sông tổ quốc Việt Nam vẫn chưa thực sự được liền chung một dải. Bởi vẫn còn không ít những vùng biển đảo thiêng liêng của tổ quốc vẫn nằm trong vùng tranh chấp, hoặc bị nước ngoài chiếm giữ .
Nhiều vùng biển đảo vẫn bị chiếm giữ
Giữa tháng 4 vừa qua, trước những hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang mở rộng trái phép hai đảo Phú Lâm và Quang Hòa thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà nước này chiếm giữ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình khẳng định Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý cùng bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa.
Theo ông Bình, "mọi hoạt động xây dựng, mở rộng của nước ngoài trên hai quần đảo này mà không có sự cho phép của Việt Nam là hoàn toàn phi pháp và vô giá trị".
Trên thực tế, Trung Quốc đã chiếm giữ các đảo Phú Lâm và Quang Hòa lần lượt vào năm 1956 và 1974, và không ngừng được mở rộng bằng các công trình như đường bằng, đê chắn biển thời gian gần đây.
Còn tại quần đảo Trường Sa, Trung Quốc cũng đang đẩy nhanh hoạt động cải tạo đất trên 7 bãi đá. Trước đó, tham vọng độc chiếm biển Đông của Trung Quốc cũng đã được thể hiện rõ bằng bản đồ đường lưỡi bò chạy viền quanh biển Đông.
Theo Giáo sư Carlyle Thayer, Học viện quốc phòng Australia, Nếu Trung Quốc có thể khống chế biển Đông, họ có thể khống chế hoạt động thương mại của bất kỳ nước nào, họ có thể bắt Nhật Bản phải nhanh chóng khuất phục nếu họ muốn. Họ có thể đe doạ các tàu chiến của Mỹ, đẩy Mỹ khỏi khu vực. Và sau đó sẽ không còn nước nào đủ mạnh để phản kháng lại họ.”
Video: Phim tài liệu 'Sự thật về biển Đông'
Năm 2012, Trung Quốc còn phát hành hộ chiếu điện tử mới có in hình bản đồ ôm trọn 80% diện tích biển Đông và bị các nước kịch liệt phản đổi.
Đường lưỡi bò xuất hiện lần đầu tiên trên một bản đồ nội chính do Trung Hoa Dân Quốc phát hành vào năm 1947. Những đường đứt gãy hình lưỡi bò không có toạ độ cụ thể, không tuân theo chuẩn mực bản đồ nào, cũng không thể giải thích được bằng các luật và thông lệ thế giới.
Thế nhưng Trung Quốc ngày nay lại coi đây là cơ sở vững chắc để áp đặt những yêu sách chủ quyền của mình với các quần đảo và các vùng nước trên biển Đông, bất chấp sự phản đối của giới chính trị và học giả thế giới.
Ông John Mc Cain, Thượng nghị sĩ Mỹ cho rằng: “Điều khiến tôi bận lòng, mà chắc hẳn các bạn cũng vậy, là những tuyên bố chủ quyền rộng lớn mà Trung Quốc áp đặt trên biển Đông, và cách họ lập luận về những tuyên bố chủ quyền vốn không có tí cơ sở luật pháp quốc tế nào...”
Cũng trong năm 2012, Trung Quốc còn ngang nhiên thành lập Thành phố Tam Sa, trên một hòn đảo chỉ rộng 13 m2 thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Thành phố này được giao một trọng trách đầy tham vọng, là quản lý toàn bộ các hòn đảo lớn nhỏ trong đường lưỡi bò chưa bao giờ được công nhận là thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Trong năm 2014, Trung Quốc còn xâm phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam khi ngang nhiên đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của nước ta.
Sự thật mang tên biển Đông
Cách quần đảo Hoàng Sa 200 hải lý về phía Tây, là hòn đảo nhỏ của Việt Nam có tên Lý Sơn. Đây là quê hương của hải đội Hoàng Sa, một đội tàu hàng hải được triều đình phong kiến Việt Nam lập ra từ thế kỷ 17, có nhiệm vụ thu thập sản vật và đo thuỷ trình ở Hoàng Sa.
Đã từ 400 năm nay, vào cuối mỗi mùa xuân, người dân Lý Sơn vẫn thường tổ chức một lễ hội đặc biệt. Mỗi chuyến đi biển từ Lý Sơn ra đến Hoàng Sa phải mất ba ngày ba đêm. Biển to song lớn, nhiều người đi không bao giờ trở về.
Người thân ở nhà đắp những ngôi mộ rỗng gọi là “mộ gió” để bái vọng vong linh những hùng binh đã bỏ mình giữa biển khơi. Sự tồn tại của hải đội Hoàng Sa và địa danh này cũng được ghi dấu trong những văn bản pháp lý cổ của Việt Nam.
Từ Châu bản triều Nguyễn, một di sản tư liệu thế giới được UNESCO công nhận, cho đến hàng loạt thư tịch cổ của Việt Nam.
Cụ thể, toàn tập Thiên Nam tứ chi lộ đồ thư của Đỗ Bá soạn đời Chính Hoà triều Lê, tức năm 1680 đến 1705, đã có in bản đồ vẽ xứ Quảng Nam, trên đó chú thích địa danh Bãi Cát Vàng ngoài khơi phủ Quảng Ngãi.
Còn nhà sử học Việt Nam Lê Quý Đôn, trong sách “Phủ biên tạp lục” biên soạn năm 1776 cũng đã mô tả tỉ mỉ tình hình địa lý, tài nguyên ở Hoàng Sa và cả Trường Sa, cũng như hoạt động khai thác của triều đình phong kiến Việt Nam với hai quần đảo này.
Dấu ấn chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa cũng được ghi lại trong các tư liệu bản đồ trong nước và quốc tế. Một trong những tài liệu quốc tế minh chứng rõ ràng cho chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa là bộ Atlas bản đồ thế giới, của nhà địa lý kiệt xuất Phillipe Vandemaelen xuất bản năm 1827.
Trong tờ số 106 có tên “Partie de la Cocochine” – Tức “một phần của Giao Chỉ” vẽ hình quần đảo Paracels – tức Hoàng Sa . Quần đảo được vẽ chính xác về kinh độ, vĩ độ, đặc điểm địa lý và tên gọi phương Tây của các đảo lớn nhất và quan trọng nhất.
Bên cạnh khu vực được xác đinh là Hoàng Sa, còn có một bản giới thiệu tóm tắt về Đế chế An Nam. Còn tờ số 89 mang tên “Partie de la Chine” – tức “một phần của Trung Hoa” cho thấy biên giới cực nam của Trung Quốc chưa đến vĩ độ 18.
Những bản đồ của Trung Quốc từ thập kỷ đầu thế kỷ 20 trở về trước cũng hoàn toàn thống nhất với bản đồ Phương Tây ở chỗ không hề vẽ lãnh thổ cực nam của Trung Quốc vượt xuống dưới vĩ độ 18.
Sau khi Hoà ước Patenotre ký năm 1884 chính thức đánh dấu thời kỳ Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, Pháp cũng đã thay mặt Việt Nam thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Từ phái tàu liên tục tuần tiễu, bảo vệ Hoàng và Trường Sa, cử người ra công tác tại Hoàng Sa, cho đến dựng bia chủ quyền năm 1938 trên đảo Hoàng Sa. Bia này ghi rõ: “Cộng hoà Pháp – Vương quốc An Nam – Đảo Hoàng Sa thuộc quần đảo Hoàng Sa”.
Còn tại quần đảo Trường Sa, sau khi cho quân đồn trú tại các đảo lớn vào năm 1933, Thống đốc Nam Kỳ Krautheimer ra nghị định sáp nhập những đảo này vào tỉnh Bà Rịa.
Cuối những năm 1930, cuộc chiến tranh thế giới thế giơí thứ 2 bắt đầu. Do nhu cầu lập đầu cầu xâm chiếm Đông Nam Á, phát xít Nhật đổ bộ chiếm đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa vào năm 1938, và đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa vào năm 1939.
Tuy nhiên, quân đội Pháp vẫn duy trì sự hiện diện trên đảo Hoàng Sa cho tới đầu năm 1945. Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, thừa cơ Nhật rút khỏi hai quần đảo, Trung Hoa dân quốc tiến vào chiếm đóng trái phép một số đảo ở Hoàng Sa.
Trở lại Đông Dương năm 1946, Pháp yêu cầu Trung Hoa dân quốc phải rút khỏi những đảo chiếm đóng trái phép. Tuy nhiên, Trung Hoa dân quốc và cộng hoà nhân dân Trung Hoa sau này đều chưa từng từ bỏ âm mưu chiếm lại những hòn đảo này.
Trong tài liệu mật của Mỹ năm 1947 cùng năm bản đồ lưỡi bò đầu tiên ra đời, có những nhận định cho rằng Trung Hoa Dân Quốc sẽ tận dụng hội nghị về hoà bình sau chiến tranh thế giới thứ 2 để đưa ra những yêu sách chủ quyền với các quần đảo trên biển Đông.
Tuy cả Trung Hoa Dân Quốc và Cộng hoà Dân chủ nhân dân Trung Hoa đều vắng mặt tại Hội nghị về lập lại hoà bình với Nhật Bản diễn ra tại San Francisco năm 1951, nhưng kịch bản này đã xảy ra trên thực tế.
Tại hội nghị đại diện của Liên Xô đã thay mặt đồng minh Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đưa ra yêu sách đòi hỏi hội nghị công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Yêu sách này đã bị bác bỏ với 3 phiếu ủng hộ, 1 phiếu trắng và 46 phiếu chống.
Cũng tại Hội nghị này, phái đoàn Quốc gia Việt Nam do Ngoại Trưởng Trần Văn Hữu dẫn đầu đã tuyên bố trước hội nghị khẳng định chủ quyền của Việt Nam với Hoàng sa và Trường sa.
Biên bản Hội nghị ghi nhận những phát biểu của ông Trần Văn Hưu như sau: “Và để tận dụng không ngần ngại mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống bất hoà, chúng tôi khẳng định chủ quyền của chúng tôi trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa từ xưa đến nay vẫn thuộc cương vực Việt Nam”
Tuyên bố này không vấp phải sự phản đối hay bảo lưu ý kiến từ bất kỳ ai trong số các đoàn đại biểu 51 nước có mặt tại hội nghị.
Năm 1956, lợi dụng thời cơ Pháp rút khỏi Việt Nam theo hiệp định Geneve, Trung Quốc bí mật chiếm đóng các đảo phía đông Hoàng Sa. Tại các đảo phía Đông Hoàng Sa, người Việt Nam tiếp tục thực thi chủ quyền.
Năm 1974, lợi dụng chiến tranh giữa hai chính phủ ở miền bắc và miền nam Việt Nam sắp kết thúc , quân đội Việt Nam Cộng hoà suy yếu, giữa tháng Một, Trung Quốc đưa quân ra cưỡng chiếm các đảo phía tây Hoàng Sa. 75 người lính Việt Nam Cộng Hoà đã bỏ mình lại Hoàng Sa trong trận hải chiến.
14 năm sau cuộc chiến ở Hoàng Sa, Trung Quốc một lần nữa sử dụng vũ lực để thực hiện tham vọng biển Đông.
Sáng 14 tháng 3 năm 1988, Trung Quốc đưa tàu chiến và vũ khí hạng nặng đến tấn công các tàu vận tải và lính công binh Việt Nam đang làm nhiệm vụ xây dựng trên các đảo đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao trên quần đảo Trường Sa.
Tàu vận tải HQ 604 đang neo đậu tại Gạc Ma là mục tiêu đầu tiên của cuộc tấn công. Và chính Trung Quốc còn tự hào công bố những hình ảnh họ xả súng thẳng vào lính công binh Việt Nam tay không vũ khí.
Trung Quốc cho đến nay vẫn chưa chịu trao trả di cốt các chiến sĩ hy sinh ơ Gạc Ma. Nước này đóng quân ở Gạc Ma từ 1988 đến nay, và đang xây dựng Gạc Ma thành đảo nhân tạo.
Nguồn: VTC1
Bình luận