(VTC News) - Xung quanh ý kiến cho rằng thời Văn Lang, người nông dân Việt Nam chưa trồng được cà chua, ban biên tập chương trình "Học lịch sử thật tuyệt" của VTV7 đã lên tiếng.
Thông tin về sự việc này, ông Lê Thắng - đại diện truyền thông của kênh truyền hình giáo dục VTV 7 cho biết rất cảm kích vì những đóng góp rất quý báu này để cho các chương trình của VTV7 ngày một hoàn thiện và chỉn chu đến từng chi tiết nhỏ.
"Chúng tôi xin xác nhận là chi tiết minh hoạ bằng hình ảnh quả cà chua như trong clip là không chính xác", ông Thắng thừa nhận.
Ông Thắng cho biết đã có sơ suất trong quá trình trao đổi thông tin giữa người làm nội dung và người làm đồ họa, khi chưa làm rõ người dân đã biết trồng loại "cà" gì trong thời Văn Lang.
"Thông tin đúng là cà pháo, nhưng người thiết kế đồ họa đã hiểu là cà chua, dẫn đến sai sót đáng tiếc", ông Thắng nói.
Vị đại diện truyền thông kênh VTV7 cảm ơn báo chí và các khán giả đã giúp nhặt sạn.
Trong thời gian phát thử nghiệm từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2016, ban biên tập VTV7 rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, xây dựng tích cực để ngày một hoàn thiện .
Bên cạnh đó, ông Thắng cho biết sau khi nhận được thông tin phản ánh từ báo chí, ban biên tập đã ngay lập tức đã có kế hoạch chỉnh sửa ngay nội dung này để hoàn thiện bản phát sóng gửi đến khán giả.
Bên cạnh đó, ban biên tập chương trình VTV7 cũng đã thông báo rộng rãi và đính chính về sơ suất này trên hạ tầng VTV News, các trang tương tác chính thức của kênh VTV7 và VTV7 Trường học. Ban biên tập đã có kế hoạch thay thế bằng video mới trên các hạ tầng xem lại chương trình.
Trước đó, trao đổi trên báo Đất Việt, ông Đặng Hồng Sơn, Giảng viên Khoa Sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn nhận định ở thời kỳ Văn Lang người dân chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa, trồng củ (bao gồm nhiều loại củ khác nhau trong đó có cả bầu, bí) đây là tư liệu đã được phát hiện và chứng minh qua các di vật khảo cổ thu thập được.
"Tất cả tư liệu đều được chứng minh qua các di vật thu được. Ví dụ, chúng tôi phát hiện được hạt gạo, hạt cau, hạt bầu bí, hoặc kể cả bào tử phấn hoa nếu được phát hiện cũng sẽ chứng minh được các loại cây đã trồng và những thứ họ đã ăn. Tuy nhiên, trong tất cả các di vật thu thập, chưa có di vật nào chứng minh người dân thời đó đã biết trồng cà chua", ông Sơn nhấn mạnh.
Ông Sơn cho rằng đây là lần đầu tiên ông nghe nói tới quả cà chua được trồng vào thời này. Theo vị chuyên gia trên nếu dùng hình ảnh quả cà chua để minh họa cho một sản phẩm, một nền sản xuất không phù hợp với thời kỳ đó là lỗi từ phía nhà sản xuất, nhà làm chương trình, những người viết kịch bản.
Nói rõ thêm về xuất xứ quả cà chua, ông Sơn cho biết nó có nguồn gốc từ Trung Mỹ và Nam Mỹ. Cà chua được du nhập vào nước ta sớm cũng phải từ đầu thời kỳ Pháp thuộc.
Phạm Thịnh
Thông tin về sự việc này, ông Lê Thắng - đại diện truyền thông của kênh truyền hình giáo dục VTV 7 cho biết rất cảm kích vì những đóng góp rất quý báu này để cho các chương trình của VTV7 ngày một hoàn thiện và chỉn chu đến từng chi tiết nhỏ.
Hình ảnh VTV7 dùng minh họa "cà chua" để nói về nền văn hóa của nhà nước Văn Lang là không chính xác(Ảnh: Đất Việt) |
"Chúng tôi xin xác nhận là chi tiết minh hoạ bằng hình ảnh quả cà chua như trong clip là không chính xác", ông Thắng thừa nhận.
Ông Thắng cho biết đã có sơ suất trong quá trình trao đổi thông tin giữa người làm nội dung và người làm đồ họa, khi chưa làm rõ người dân đã biết trồng loại "cà" gì trong thời Văn Lang.
"Thông tin đúng là cà pháo, nhưng người thiết kế đồ họa đã hiểu là cà chua, dẫn đến sai sót đáng tiếc", ông Thắng nói.
Vị đại diện truyền thông kênh VTV7 cảm ơn báo chí và các khán giả đã giúp nhặt sạn.
Trong thời gian phát thử nghiệm từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2016, ban biên tập VTV7 rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, xây dựng tích cực để ngày một hoàn thiện .
Bên cạnh đó, ông Thắng cho biết sau khi nhận được thông tin phản ánh từ báo chí, ban biên tập đã ngay lập tức đã có kế hoạch chỉnh sửa ngay nội dung này để hoàn thiện bản phát sóng gửi đến khán giả.
Bên cạnh đó, ban biên tập chương trình VTV7 cũng đã thông báo rộng rãi và đính chính về sơ suất này trên hạ tầng VTV News, các trang tương tác chính thức của kênh VTV7 và VTV7 Trường học. Ban biên tập đã có kế hoạch thay thế bằng video mới trên các hạ tầng xem lại chương trình.
Trước đó, trao đổi trên báo Đất Việt, ông Đặng Hồng Sơn, Giảng viên Khoa Sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn nhận định ở thời kỳ Văn Lang người dân chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa, trồng củ (bao gồm nhiều loại củ khác nhau trong đó có cả bầu, bí) đây là tư liệu đã được phát hiện và chứng minh qua các di vật khảo cổ thu thập được.
"Tất cả tư liệu đều được chứng minh qua các di vật thu được. Ví dụ, chúng tôi phát hiện được hạt gạo, hạt cau, hạt bầu bí, hoặc kể cả bào tử phấn hoa nếu được phát hiện cũng sẽ chứng minh được các loại cây đã trồng và những thứ họ đã ăn. Tuy nhiên, trong tất cả các di vật thu thập, chưa có di vật nào chứng minh người dân thời đó đã biết trồng cà chua", ông Sơn nhấn mạnh.
Ông Sơn cho rằng đây là lần đầu tiên ông nghe nói tới quả cà chua được trồng vào thời này. Theo vị chuyên gia trên nếu dùng hình ảnh quả cà chua để minh họa cho một sản phẩm, một nền sản xuất không phù hợp với thời kỳ đó là lỗi từ phía nhà sản xuất, nhà làm chương trình, những người viết kịch bản.
Nói rõ thêm về xuất xứ quả cà chua, ông Sơn cho biết nó có nguồn gốc từ Trung Mỹ và Nam Mỹ. Cà chua được du nhập vào nước ta sớm cũng phải từ đầu thời kỳ Pháp thuộc.
Phạm Thịnh
Bình luận