Nhà thơ có hai con trai, trong đó con trai đầu là GS Vũ Hà Văn, nhà toán học đang giảng dạy ở Trường ĐH Yale (Mỹ). Con trai thứ hai là Vũ Thanh Điềm, từng là thủ khoa ĐH Bách khoa Hà Nội, hiện là chuyên gia Hãng Google (Mỹ).
Nhà thơ Vũ Quần Phương chia sẻ: "Tôi rất chia sẻ với các vị phụ huynh ngày nay về những khó khăn trong nuôi dạy con do họ phải chịu ảnh hưởng của môi trường xã hội khác thời chúng tôi. Ngày nay, việc dạy con theo đúng đạo lý chưa chắc đã giúp con thành công. Để giúp con ứng xử phù hợp với môi trường xã hội, họ buộc phải dạy trẻ biết “khôn ngoan”. Hoặc ít ra, họ phải “khôn ngoan” để tạo cho con một bầu trời tuổi thơ bình yên"
Các vấn đề GS Văn Như Cương đặt ra, về nguyên lý là đúng, nhưng làm thế nào còn tùy vào hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình, từng giai đoạn lịch sử của xã hội. Tuy nhiên, nếu bảo vai trò của gia đình rất quan trọng, quan trọng hơn vai trò của nhà trường là hơi quá.
Trong giáo dục trẻ, nhà trường làm được nhiều điều mà gia đình không làm được, tất nhiên cũng có chiều ngược lại. Muốn dạy trẻ thành công, bố mẹ cũng cần được trang bị khả năng giáo dục để tránh một số sai lầm đáng tiếc, để biết mình có thể làm gì, cái gì có thể trông cậy ở nhà trường.
Ở Mỹ chẳng hạn, khi họp phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm trao đổi với từng người. Điều đó khiến nhà trường (thông qua giáo viên chủ nhiệm) bày tỏ được quan điểm giáo dục của mình với phụ huynh, tác động tới họ, giúp trình độ giáo dục của bố mẹ được nâng cao.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà xưa hay nay, ta hay tây, việc chọn trường, chọn thầy cho con rất quan trọng. Trước đây, Hà Văn - cậu con trai lớn của tôi - học ở Trường cấp II Chu Văn An, Hà Nội. Sau một năm tôi thấy không ổn, vì thầy giáo dạy cháu nghiêm khắc thái quá so với trẻ 11-12 tuổi, thường xuyên làm tổn thương các cháu.
Về sau tôi phải xin chuyển cho cháu sang Trường Trưng Vương, học với thầy Tôn Thân - một nhà sư phạm nổi tiếng. Tôi nghĩ là Văn đã học được thầy Tôn Thân nhiều thứ, không chỉ là môn toán.
Bản thân tôi cũng rất biết ơn những người thầy thuở học trò của mình. Ngày ấy tôi rất khá các môn tự nhiên (đó là lý do về sau tôi thi vào ĐH Y để thành bác sĩ), nhưng nhờ được học văn các thầy Hoài Việt, thầy Nguyễn Xuân Huy, thầy Đoàn Nồng... mà tôi yêu văn chương, thích tìm tòi nghiên cứu các tác phẩm - tác giả mình được học.
Vì thế tôi thấy giáo dục nhà trường là phần rất quan trọng. Quan điểm giáo dục của các thầy cô tác động sâu sắc tới sự phát triển nhân cách trẻ.
Họ cho trẻ kiến thức đã đành, họ còn đánh thức sự say mê học hành, tạo phương pháp học tập đúng đắn cho các cháu. Bây giờ đến thế hệ con của Hà Văn, tuy sinh ra và lớn lên ở Mỹ, các cháu vẫn tiếp tục được bố mẹ tìm chọn trường tốt cho theo học.
Nhà thơ Vũ Quần Phương chia sẻ: "Tôi rất chia sẻ với các vị phụ huynh ngày nay về những khó khăn trong nuôi dạy con do họ phải chịu ảnh hưởng của môi trường xã hội khác thời chúng tôi. Ngày nay, việc dạy con theo đúng đạo lý chưa chắc đã giúp con thành công. Để giúp con ứng xử phù hợp với môi trường xã hội, họ buộc phải dạy trẻ biết “khôn ngoan”. Hoặc ít ra, họ phải “khôn ngoan” để tạo cho con một bầu trời tuổi thơ bình yên"
Nhà thơ Vũ Quần Phương |
Trong giáo dục trẻ, nhà trường làm được nhiều điều mà gia đình không làm được, tất nhiên cũng có chiều ngược lại. Muốn dạy trẻ thành công, bố mẹ cũng cần được trang bị khả năng giáo dục để tránh một số sai lầm đáng tiếc, để biết mình có thể làm gì, cái gì có thể trông cậy ở nhà trường.
Ở Mỹ chẳng hạn, khi họp phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm trao đổi với từng người. Điều đó khiến nhà trường (thông qua giáo viên chủ nhiệm) bày tỏ được quan điểm giáo dục của mình với phụ huynh, tác động tới họ, giúp trình độ giáo dục của bố mẹ được nâng cao.
|
Về sau tôi phải xin chuyển cho cháu sang Trường Trưng Vương, học với thầy Tôn Thân - một nhà sư phạm nổi tiếng. Tôi nghĩ là Văn đã học được thầy Tôn Thân nhiều thứ, không chỉ là môn toán.
Bản thân tôi cũng rất biết ơn những người thầy thuở học trò của mình. Ngày ấy tôi rất khá các môn tự nhiên (đó là lý do về sau tôi thi vào ĐH Y để thành bác sĩ), nhưng nhờ được học văn các thầy Hoài Việt, thầy Nguyễn Xuân Huy, thầy Đoàn Nồng... mà tôi yêu văn chương, thích tìm tòi nghiên cứu các tác phẩm - tác giả mình được học.
Vì thế tôi thấy giáo dục nhà trường là phần rất quan trọng. Quan điểm giáo dục của các thầy cô tác động sâu sắc tới sự phát triển nhân cách trẻ.
Họ cho trẻ kiến thức đã đành, họ còn đánh thức sự say mê học hành, tạo phương pháp học tập đúng đắn cho các cháu. Bây giờ đến thế hệ con của Hà Văn, tuy sinh ra và lớn lên ở Mỹ, các cháu vẫn tiếp tục được bố mẹ tìm chọn trường tốt cho theo học.
Tạo sự yên ổn mỗi khi con ngồi vào bàn học
* Còn phần nhà trường không thể thay thế được gia đình...?
- Lối sống của bố mẹ hình thành nên lối sống của những đứa con. Tôi nhớ hồi đó, con tôi và con ông bạn cùng phải thi ĐH. Trước hôm thi tivi truyền hình trực tiếp trận chung kết bóng đá thế giới. Ông bạn tôi không cho con xem trong khi cả nhà đều được xem. Vậy là cậu bé ấy phản ứng bằng cách hôm sau không chịu đi thi. Bố mẹ bắt đi thì đến nơi nó bảo nó quên bút.
Tôi cũng không cho con tôi xem. Nhưng cả nhà tôi không ai xem cả. Đấy là cách bố mẹ chia sẻ với con, không để con một mình nai lưng gánh chịu áp lực học hành. Vai trò của gia đình là ở chỗ tạo được không khí học tập trong nhà mình.
Bố mẹ dạy con không chỉ dạy bằng lý lẽ mà phải dạy bằng cách sống của bố mẹ. Ngày xưa nhà tôi chật lắm nhưng vẫn cố tạo cho con một góc học tập bình yên. Không chỉ là tạo không gian mà còn tạo sự yên ổn mỗi khi con ngồi vào bàn học. Con cứ ngồi vào đó là yên tâm không bị mắng mỏ. Lâu dần đó lại thành nơi “ẩn thân” cho nó. Thành thử cái góc đấy trở thành một góc rất hấp dẫn với trẻ.
* Nhiều bậc cha mẹ hiện nay băn khoăn giữa việc nên khắt khe, cứng rắn với con hay dạy con bằng cách mềm dẻo. Quan điểm của ông thế nào?
- Tôi vẫn còn nhớ mãi một kỷ niệm năm tôi 10 tuổi. Khi đó tôi học lớp nhì tiểu học ở thành phố nên phải trọ học. Mỗi khi mẹ tôi ra thăm, tôi theo bà về đến Cầu Giấy, rồi lại đi xe điện ngược trở lại. Có lần tôi theo bà về tận nhà. Khi đó mẹ tôi rất bối rối nhưng bà không mắng mỏ mà chỉ khuyên tôi. Bà đã gần như phải van lạy tôi quay về trường.
Sau này khi nghĩ lại, tôi mới thấm thía tấm lòng của mẹ và tôi đã khóc, nếu mẹ cương quyết hơn với tôi, có khi kỷ niệm đó không ám ảnh tôi đến vậy. Và tôi tâm niệm rằng dạy con bằng tình yêu thương, bằng “dịu mềm” tốt hơn “nghiêm khắc”.
Vì “nghiêm” có thể đạt được mục đích nhanh hơn nhưng không khiến đứa trẻ thấm thía. Cách dạy con bằng đòn roi, mắng mỏ có thể khiến nó sợ hãi, tuân theo nhưng có thể khiến đứa trẻ bị tổn thương. Mà đôi khi sự cứng rắn của cha mẹ lại chỉ xuất phát từ sự nóng giận, thiếu kiểm soát.
Tôi không bao giờ quên lần con trai lớn không nghe lời, tôi giận quá đã vứt đồ chơi của con. Mà với nó, đó là kho tàng, là công trình nó tạo dựng nên. Tôi đã nhìn thấy nét mặt con khi đó thật đau đớn. Tôi thấy mình thật ác quá. Tôi đã làm tổn thương con mình và đó là ám ảnh tôi không thể quên. Sau này khi quyết định điều gì cho con, tôi cũng tránh việc khiến con bị tổn thương.
Dành thời gian thật sự mới hiểu được con
* Nhưng ranh giới giữa sự yêu thương và nuông chiều vô lối rất mong manh?
- Đúng là khi được quá nuông chiều, đầy đủ đứa trẻ sẽ sinh hư. Nếu luôn được người khác đáp ứng, thừa thãi vật chất, đứa trẻ không có ý chí phấn đấu, không có khả năng vượt qua khó khăn.
Thậm chí thừa thãi sẽ làm mất đi cảm giác hạnh phúc của con cái. Nhiều đứa trẻ quá đủ đầy hiện nay không còn cảm xúc vui sướng với đồ chơi, trong khi những đứa trẻ thiếu thốn chỉ có những đồ chơi tự tạo lại xem đồ chơi như kho báu, đồ chơi có tâm hồn, để bầu bạn, trò chuyện.
Để không sa vào việc nuông chiều con thái quá, các bậc cha mẹ cần phải thông minh, nhạy cảm và tỉnh táo nữa. Cha mẹ không nên nuông chiều quá nhưng cũng không nên tạo nên không khí ngột ngạt quá mà hãy xây dựng một số nội quy để con cái tự nguyện làm theo. Cha mẹ cần kiên nhẫn, lắng nghe để hiểu con.
Tôi thấy chỉ riêng việc dành thời gian để chơi với con, trò chuyện với con cũng là điều cần ở cha mẹ lòng kiên nhẫn. Nhưng chỉ có con đường đó mới đi được vào suy nghĩ, nội tâm của đứa trẻ để có thể giúp đỡ, định hướng cho con. Chỉ có dành thời gian thật sự cho con mới quan tâm và hiểu được cảm xúc của con.
* Khi đã đặt ra những nguyên tắc nhưng con trẻ không tự nguyện làm theo, khi đó “dịu mềm” liệu có cần thay thế bằng “nghiêm khắc”?
- Cha mẹ vẫn cần phải nghiêm khắc, nhưng nghiêm khắc không phải là khắc nghiệt, áp đặt một cách cứng nhắc. Muốn nghiêm khắc với con, trước hết cha mẹ cũng phải nghiêm khắc với chính mình. Dạy con cái là dạy mình. Khi cha mẹ phải dùng tới chiếc roi đánh con, có nghĩa là mình dạy con chưa đến nơi đến chốn.
Trong gia đình khi đặt ra nề nếp, cách ứng xử như thế nào, cha mẹ phải làm trước. Cha mẹ là người tạo nên thói quen cho con cái. Nếu cha mẹ suốt ngày chỉ đi chơi, cờ bạc, nhậu nhẹt, hay về đến nhà là xem tivi, nghe nhạc rồi bắt con phải học thì đứa trẻ sẽ không tự nguyện nghe theo. Muốn đứa trẻ biết yêu thương, biết quan tâm, giúp đỡ người khác thì cha mẹ phải tạo được không khí đó trong nhà.
Tôn trọng, tin tưởng con
* Có nhiều bậc cha mẹ hiện nay cho rằng “cần để con cái tự lập”. Nhưng cũng có những người vin vào cớ đó để bao biện cho việc thiếu trách nhiệm với con?
- Việc định hướng cho con cái biết tự lập từ nhỏ là tốt. Nhưng không có nghĩa là phó mặc cho con cái muốn làm gì thì làm mà vẫn cần để mắt, vẫn cần định hướng, góp ý với con. Cha mẹ cũng nên thể hiện sự tôn trọng, tin tưởng con cái bằng việc bàn bạc, trao đổi với con những việc của gia đình. Khi tôi mới 14-15 tuổi, mẹ tôi đã bàn bạc với tôi nhiều chuyện, trong đó có những chuyện rất hệ trọng. Khi đó, tôi thấy tôi lớn hơn, cần có trách nhiệm hơn. Sự tin tưởng của người lớn khiến đứa trẻ có ý thức hơn.
* GS Vũ Hà Văn hiện nay có học hỏi gì ở bố mẹ trong việc dạy dỗ con cái không, nhất là khi gia đình GS đang sống ở một đất nước khác?
- Cái Hà Văn làm giống bố mẹ là luôn tạo cho gia đình một không khí ấm áp, ở đó mọi người đều quan tâm tới nhau. Mặc dù các cháu tôi còn bé nhưng cha mẹ chúng cũng thể hiện sự tôn trọng bằng cách hỏi ý kiến con cái trong các vấn đề của gia đình, lắng nghe con chia sẻ về mong ước của nó. Dù ở xa nhưng Hà Văn vẫn thường xuyên điện thoại cho tôi để nói chuyện về con cái, hỏi ý kiến cha mẹ về những vấn đề của con cái.
* Còn phần nhà trường không thể thay thế được gia đình...?
- Lối sống của bố mẹ hình thành nên lối sống của những đứa con. Tôi nhớ hồi đó, con tôi và con ông bạn cùng phải thi ĐH. Trước hôm thi tivi truyền hình trực tiếp trận chung kết bóng đá thế giới. Ông bạn tôi không cho con xem trong khi cả nhà đều được xem. Vậy là cậu bé ấy phản ứng bằng cách hôm sau không chịu đi thi. Bố mẹ bắt đi thì đến nơi nó bảo nó quên bút.
Tôi cũng không cho con tôi xem. Nhưng cả nhà tôi không ai xem cả. Đấy là cách bố mẹ chia sẻ với con, không để con một mình nai lưng gánh chịu áp lực học hành. Vai trò của gia đình là ở chỗ tạo được không khí học tập trong nhà mình.
Bố mẹ dạy con không chỉ dạy bằng lý lẽ mà phải dạy bằng cách sống của bố mẹ. Ngày xưa nhà tôi chật lắm nhưng vẫn cố tạo cho con một góc học tập bình yên. Không chỉ là tạo không gian mà còn tạo sự yên ổn mỗi khi con ngồi vào bàn học. Con cứ ngồi vào đó là yên tâm không bị mắng mỏ. Lâu dần đó lại thành nơi “ẩn thân” cho nó. Thành thử cái góc đấy trở thành một góc rất hấp dẫn với trẻ.
* Nhiều bậc cha mẹ hiện nay băn khoăn giữa việc nên khắt khe, cứng rắn với con hay dạy con bằng cách mềm dẻo. Quan điểm của ông thế nào?
- Tôi vẫn còn nhớ mãi một kỷ niệm năm tôi 10 tuổi. Khi đó tôi học lớp nhì tiểu học ở thành phố nên phải trọ học. Mỗi khi mẹ tôi ra thăm, tôi theo bà về đến Cầu Giấy, rồi lại đi xe điện ngược trở lại. Có lần tôi theo bà về tận nhà. Khi đó mẹ tôi rất bối rối nhưng bà không mắng mỏ mà chỉ khuyên tôi. Bà đã gần như phải van lạy tôi quay về trường.
Sau này khi nghĩ lại, tôi mới thấm thía tấm lòng của mẹ và tôi đã khóc, nếu mẹ cương quyết hơn với tôi, có khi kỷ niệm đó không ám ảnh tôi đến vậy. Và tôi tâm niệm rằng dạy con bằng tình yêu thương, bằng “dịu mềm” tốt hơn “nghiêm khắc”.
Vì “nghiêm” có thể đạt được mục đích nhanh hơn nhưng không khiến đứa trẻ thấm thía. Cách dạy con bằng đòn roi, mắng mỏ có thể khiến nó sợ hãi, tuân theo nhưng có thể khiến đứa trẻ bị tổn thương. Mà đôi khi sự cứng rắn của cha mẹ lại chỉ xuất phát từ sự nóng giận, thiếu kiểm soát.
Tôi không bao giờ quên lần con trai lớn không nghe lời, tôi giận quá đã vứt đồ chơi của con. Mà với nó, đó là kho tàng, là công trình nó tạo dựng nên. Tôi đã nhìn thấy nét mặt con khi đó thật đau đớn. Tôi thấy mình thật ác quá. Tôi đã làm tổn thương con mình và đó là ám ảnh tôi không thể quên. Sau này khi quyết định điều gì cho con, tôi cũng tránh việc khiến con bị tổn thương.
Dành thời gian thật sự mới hiểu được con
* Nhưng ranh giới giữa sự yêu thương và nuông chiều vô lối rất mong manh?
- Đúng là khi được quá nuông chiều, đầy đủ đứa trẻ sẽ sinh hư. Nếu luôn được người khác đáp ứng, thừa thãi vật chất, đứa trẻ không có ý chí phấn đấu, không có khả năng vượt qua khó khăn.
Thậm chí thừa thãi sẽ làm mất đi cảm giác hạnh phúc của con cái. Nhiều đứa trẻ quá đủ đầy hiện nay không còn cảm xúc vui sướng với đồ chơi, trong khi những đứa trẻ thiếu thốn chỉ có những đồ chơi tự tạo lại xem đồ chơi như kho báu, đồ chơi có tâm hồn, để bầu bạn, trò chuyện.
Để không sa vào việc nuông chiều con thái quá, các bậc cha mẹ cần phải thông minh, nhạy cảm và tỉnh táo nữa. Cha mẹ không nên nuông chiều quá nhưng cũng không nên tạo nên không khí ngột ngạt quá mà hãy xây dựng một số nội quy để con cái tự nguyện làm theo. Cha mẹ cần kiên nhẫn, lắng nghe để hiểu con.
Tôi thấy chỉ riêng việc dành thời gian để chơi với con, trò chuyện với con cũng là điều cần ở cha mẹ lòng kiên nhẫn. Nhưng chỉ có con đường đó mới đi được vào suy nghĩ, nội tâm của đứa trẻ để có thể giúp đỡ, định hướng cho con. Chỉ có dành thời gian thật sự cho con mới quan tâm và hiểu được cảm xúc của con.
* Khi đã đặt ra những nguyên tắc nhưng con trẻ không tự nguyện làm theo, khi đó “dịu mềm” liệu có cần thay thế bằng “nghiêm khắc”?
- Cha mẹ vẫn cần phải nghiêm khắc, nhưng nghiêm khắc không phải là khắc nghiệt, áp đặt một cách cứng nhắc. Muốn nghiêm khắc với con, trước hết cha mẹ cũng phải nghiêm khắc với chính mình. Dạy con cái là dạy mình. Khi cha mẹ phải dùng tới chiếc roi đánh con, có nghĩa là mình dạy con chưa đến nơi đến chốn.
Trong gia đình khi đặt ra nề nếp, cách ứng xử như thế nào, cha mẹ phải làm trước. Cha mẹ là người tạo nên thói quen cho con cái. Nếu cha mẹ suốt ngày chỉ đi chơi, cờ bạc, nhậu nhẹt, hay về đến nhà là xem tivi, nghe nhạc rồi bắt con phải học thì đứa trẻ sẽ không tự nguyện nghe theo. Muốn đứa trẻ biết yêu thương, biết quan tâm, giúp đỡ người khác thì cha mẹ phải tạo được không khí đó trong nhà.
Tôn trọng, tin tưởng con
* Có nhiều bậc cha mẹ hiện nay cho rằng “cần để con cái tự lập”. Nhưng cũng có những người vin vào cớ đó để bao biện cho việc thiếu trách nhiệm với con?
- Việc định hướng cho con cái biết tự lập từ nhỏ là tốt. Nhưng không có nghĩa là phó mặc cho con cái muốn làm gì thì làm mà vẫn cần để mắt, vẫn cần định hướng, góp ý với con. Cha mẹ cũng nên thể hiện sự tôn trọng, tin tưởng con cái bằng việc bàn bạc, trao đổi với con những việc của gia đình. Khi tôi mới 14-15 tuổi, mẹ tôi đã bàn bạc với tôi nhiều chuyện, trong đó có những chuyện rất hệ trọng. Khi đó, tôi thấy tôi lớn hơn, cần có trách nhiệm hơn. Sự tin tưởng của người lớn khiến đứa trẻ có ý thức hơn.
* GS Vũ Hà Văn hiện nay có học hỏi gì ở bố mẹ trong việc dạy dỗ con cái không, nhất là khi gia đình GS đang sống ở một đất nước khác?
- Cái Hà Văn làm giống bố mẹ là luôn tạo cho gia đình một không khí ấm áp, ở đó mọi người đều quan tâm tới nhau. Mặc dù các cháu tôi còn bé nhưng cha mẹ chúng cũng thể hiện sự tôn trọng bằng cách hỏi ý kiến con cái trong các vấn đề của gia đình, lắng nghe con chia sẻ về mong ước của nó. Dù ở xa nhưng Hà Văn vẫn thường xuyên điện thoại cho tôi để nói chuyện về con cái, hỏi ý kiến cha mẹ về những vấn đề của con cái.
Theo Hồ Ngọc – Vĩnh Hà (Tuổi trẻ)
Bình luận