1. Nhà máy thủy điện đầu tiên ở Việt Nam tên gì?
- A
Thủy điện Hòa Bình
- B
Thủy điện Sơn La
- C
Thủy điện Ankroet
Theo Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương), thủy điện Ankroet là công trình thủy điện được xây dựng đầu tiên tại Việt Nam.
Thủy điện Ankroet thuộc địa phận xã Lát (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng), do người Pháp thi công trong nhiều năm mới hoàn thành, chủ yếu dựa vào sức người và công cụ hỗ trợ thô sơ với 2 tổ máy phát điện, công suất thiết kế ban đầu chỉ 600 kW.
Năm 1960, để phục vụ cho việc xây dựng thủy điện Đa Nhim ở Đơn Dương, người Nhật đã nâng công suất nhà máy thủy điện Ankroet lên 3.100 kW.
Năm 2004, thủy điện Ankroet tiếp tục được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nâng công suất lên 4.400 kW, từ đó sản lượng điện bình quân tăng gần 22 triệu kWh/năm, đảm nhận nhiệm vụ cung cấp điện cho Đà Lạt và hòa vào mạng lưới điện quốc gia. - D
Thủy điện Trị An
2. Nhà máy thủy điện đầu tiên của nước ta xây dựng năm nào?
- A
1940
- B
1941
- C
1942
Theo Cục Điều tiết điện lực, nhà máy thủy điện Ankroet được khởi công xây dựng vào tháng 10/1942 và khánh thành vào năm 1945, chính thức phát điện năm 1946. Đây cũng là nhà máy thủy điện đầu tiên ở Đông Dương thời bấy giờ.
- D
1943
3. Nhà máy thủy điện Ankroet được xây dựng chủ yếu bằng vật liệu gì?
- A
Sắt
- B
Bê tông
- C
Gạch
- D
Đá
Hầu hết các hạng mục công trình tại thủy điện Ankroet được xây dựng bằng đá chẻ và liên kết bằng mạch vữa. Lúc bấy giờ, việc thi công nơi này dùng sức người là chủ yếu, công phu nhất chính là đường hầm xuyên núi dài tới hơn 500m. Hiện Ankroet là thủy điện duy nhất ở Việt Nam có đập tràn xây bằng đá chẻ.
4. Nhà máy thủy điện Ankroet nằm cạnh hồ nào?
- A
Suối Yến
- B
Suối Tranh
- C
Suối Vàng
Thủy điện Ankroet nằm bên cạnh hồ Suối Vàng. Sau gần 80 năm kể từ thời điểm bắt đầu khởi công xây dựng, đến nay, thủy điện Ankroet đã không còn giữ được vai trò quan trọng về mặt công năng như trước đây. Tuy nhiên những giá trị về lịch sử, xây dựng, kiến trúc cảnh quan và du lịch khám phá vẫn còn nhiều điều bí ẩn chưa được nhiều người biết đến.
- D
Suối Moọc
5. Hiện nhà máy thủy điện nào ở nước ta có công suất lớn nhất?
- A
Thủy điện Hòa Bình
- B
Thủy điện Lai Châu
- C
Thủy điện Sơn La
Nhà máy thủy điện Sơn La là dự án trọng điểm quốc gia được khởi công xây dựng ngày 2/12/2005 khánh thành vào ngày 23/12/2012, trở thành nhà máy thủy điện lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Công trình thủy điện Sơn La được thiết kế và thi công theo công nghệ mới – bê tông đầm lăn với nhiều ưu điểm về khống chế ứng suất nhiệt trong bê tông khối lớn và đẩy nhanh tiến độ thi công. Công trình này vượt tiến độ 3 năm so với nghị quyết quốc hội, làm lợi cho đất nước hàng nghìn tỷ đồng, sớm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Bắc - D
Thủy điện Ialy
6. Đâu là nhà máy thủy điện đầu tiên trên thế giới?
- A
Nhà máy thủy điện Guri
- B
Nhà máy thủy điện Belo Monte
- C
Nhà máy thủy điện Xiluodu
- D
Nhà máy thủy điện Niagara Falls
Trạm thủy điện đầu tiên trên thế giới Niagara Falls được xây dựng vào năm 1895 bởi Nikola Tesla và George Westinghouse.
Nhà máy thủy điện Niagara Falls lúc này sử dụng hệ thống điện một chiều DC, nên chỉ có thể truyền tải điện trong phạm vị rất ngắn.
Sau đó, vào năm 1896, kỹ sư điện tử nổi tiếng Nikola Tesla chứng minh có thể truyền tải điện từ Niagara Falls sử dụng xen kẽ động cơ cảm ứng để đi xa hơn. Đây là thời điểm mở ra tính thương mại đầu tiên của hệ thống điện AC được sử dụng trên toàn thế giới, và cũng mở đầu cho công nghệ điện khí hóa của thế giới.
Tới nay nhà máy thủy điện Niagara Falls trở thành một bảo tàng khoa học, nơi tham quan du lịch sầm uất, có tới khoảng 20 triệu khách du lịch mỗi năm ghé thăm.
7. Quốc gia nào có nhà máy thủy điện lớn nhất trên thế giới?
- A
Trung Quốc
Đập thủy điện Tam Hiệp nằm ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc là đập thủy điện lớn nhất thế giới về sản lượng điện. Nhà máy này có thể sản xuất được khoảng 22.500MW điện, với chi phí xây dựng lên tới 37 tỷ USD.
Nhà máy thủy điện khổng lồ này có tới 32 tuốc-bin chính và 2 máy phát điện nhỏ. Mỗi tuốc-bin có công suất 700MW, kèm 2 máy phát điện là 100MW. - B
Mỹ
- C
Brazil
- D
Italy
Bình luận