Chống chọi với bệnh ung thư gan
Căn bệnh của thầy Văn Như cương bắt đầu từ giữa năm 2014, khi thầy có các triệu chứng đau ở hạ sườn, ăn không ngon. Kết quả xét nghiệm cho thấy, thầy bị u xơ tiền liệt tuyến, các bác sĩ quyết định thực hiện mổ nội soi.
Tuy nhiên, sau khi chữa trị, thầy Cương vẫn cảm thấy mệt mỏi và thường xuyên bị đau bụng. Gia đình lại lần nữa đưa thầy đi khám. Tại bệnh viện Việt Đức, các bác sĩ chẩn đoán Phó giáo sư mắc ung thư gan, khối u của thầy to 7-8cm lại có huyết khối, xâm lấn ra tĩnh mạch cửa.
Thời điểm đó, PGS.TS Nguyễn Văn Hiếu – Phó Giám đốc Bệnh viện K chẩn đoán, PGS Văn Như Cương bị ung thư gan, chưa bị cổ chướng, bệnh nhân chỉ sống thêm được 3-5 tháng, chỉ có 1% cơ hội sống được tới 5 năm sau chẩn đoán.
Quá sốc với thông tin trên, gia đình đã quyết định không nói với thầy về bệnh tình. Nhận thấy điều không hợp lí, Phó giáo sư trực tiếp tới trao đổi với bác sĩ và lựa chọn phương pháp “thắt nút” tĩnh mạch gan.
Kết hợp điều trị Đông - Nam y hơn một năm, ngày 7/1/2015, qua 4 lần chụp CT, các bác sĩ bất ngờ vì không thấy huyết khối, khối u cũng trắng trên phim, một kết quả đáng mừng và hiếm hoi trong y học.
Viết trên trang có nhân với tiêu đề Bệnh tan, PGS Văn Như Cương chia sẻ cách chữa trị mà mình đã áp dụng đồng thời gửi lời cảm ơn đến các bác sĩ và gia đình, những người đã luôn đồng hành, giúp đỡ ông.
Ông cho rằng, một trong những bí quyết giúp mình chiến thắng bệnh tật là tinh thần lạc quan, vui vẻ. Thậm chí, trong suốt thời gian chữa bệnh, PGS Văn Như Cương vẫn đều đặn đến trường làm việc, theo sát hoạt động của học sinh.
Bẵng đi 3 năm, người ta ít thấy Phó giáo sư xuất hiện trên báo chí, trả lời phỏng vấn. Tuy đã lui về hậu phương, nhưng thầy Cương vẫn theo sát các hoạt động ở trường và các học sinh của mình.
Người mất, nhưng cảm hứng còn đong đầy
Tháng 3/2017, trên facebook Văn Thùy Dương - con gái PGS Văn Như Cương chia sẻ thầy phải nhập viện điều trị vì tràn dịch phổi, sức khỏe rất yếu. 10 ngày thầy nằm viện, hơn 3.000 học sinh trường Lương Thế Vinh đã chung tay gấp 19.000 con hạc giấy và đồng ca bài hát cầu nguyện.
Thế nhưng, kỳ tích đã không xảy ra lần nữa, sau thời gian điều trị tại bệnh viện vì bị khối u gan chèn mật, thầy Cương được gia đình đưa về nhà vào ngày thứ 6 vừa qua.
Đến 0h27 phút sáng 09/10, PGS Văn Như Cương đã trút hơi thở cuối cùng sau 3 năm chống chọi với bệnh tật.
Thầy Văn Như Cương sinh năm 1937. Thầy là người đã nâng đỡ, truyền cảm hứng cho hàng chục thế hệ học sinh cũng như có rất nhiều đóng góp cho nền giáo dục nước nhà.
Video: Thầy Văn Như Cương dạy học sinh chữa bệnh lười
Bình luận