TS. Marc Faber, nhà tư vấn đầu tư huyền thoại và có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới sẽ đến Việt Nam theo lời mời của Ban Tổ chức Diễn đàn Đầu tư Việt Nam (VIF) 2014.
“Mr. Doom” chính là TS. Marc Faber, nhà tư vấn đầu tư huyền thoại và có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới. Ông là người nhìn đâu cũng thấy bong bóng và sụp đổ, nhưng lại có cái nhìn lạc quan về TTCK Việt Nam.Ông sắp đến Việt Nam theo lời mời của Ban Tổ chức Diễn đàn Đầu tư Việt Nam (VIF) 2014 để chia sẻ với cộng đồng các nhà đầu tư quốc tế và lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam về những biến chuyển trong làn sóng đầu tư toàn cầu.
TS. Marc Faber, nhà tư vấn đầu tư huyền thoại và có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới |
Diễn đàn do Báo Đầu tư, Công ty Chứng khoán HVS và Công ty Quản lý quỹ Asia Frontier Capital (AFC) phối hợp tổ chức ngày 19/6/2014, tại Trung tâm Hội nghị White Palace, TP.HCM.
Vì sao gọi là “Mr. Doom”?
Nếu gõ chữ “Marc Faber” trên Google thì trang web www.gloomboomdoom.com sẽ xuất hiện đầu tiên. Trang này do Công ty Marc Faber Ltd. của Marc Faber quản lý, chuyên đăng các báo cáo đầu tư hàng tháng có tên Gloom Boom & Doom Report. Mọi người gọi ông là “Mr. Doom” vì ông nhìn đâu cũng thấy bong bóng và sụp đổ.
Marc Faber là người Thụy Sĩ, sinh năm 1946, hiện sống tại Thái Lan. Nhân vật này là thành viên HĐQT nhiều quỹ đầu tư trên thế giới.
Marc Faber khá “lập dị”, ông có xu hướng nhìn thế giới bằng con mắt hoài nghi và không do dự để nói điều mình đang nghĩ khi mọi thứ tỏ ra không hoàn toàn đúng.
“Nói cách khác, ông là người đầu tiên trong đám đông nói cho bạn biết sự thật trái với suy nghĩ của người khác và ông thường làm điều đó rất sớm, mỗi khi có bong bóng đầu tư”, tờ Barron’s giới thiệu về Marc Faber trong một bài phỏng vấn.
Từ năm 1980 đến nay, ông đã đưa ra nhiều tiên đoán kiểu “lập dị” như thế về những cuộc sụp đổ của thị trường tài chính thế giới. Chẳng hạn, ông đã khuyên khách hàng tăng nắm giữ tiền mặt trước ngày “Thứ Hai đen tối” ở Phố Wall vào năm 1987. Sự đổ vỡ của bong bóng tài chính Nhật năm 1990, sự sụp đổ của cổ phiếu game/cổ phiếu các công ty game của Mỹ năm 1993 và cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997 - 1998…, đều được Marc Faber dự báo trước đó.
Dĩ nhiên, không phải mọi dự báo của ông đều chính xác và điều đó khiến một số người đã giễu kiểu như “tất cả các tiên đoán của Marc Faber đều chính xác, ngoại trừ đôi khi có sai về mặt thời gian”.
Ông không phủ nhận điều đó. Tháng 6/2013, Business Insider trích lại lời ông nói trên Barron’s rằng: “Tôi đã dự đoán thị trường Mỹ sẽ điều chỉnh 20% trong lần giảm điểm vừa qua, nhưng điều đó đã không xảy ra”. Có lần ông thú nhận rằng, dự báo tốt nhất trong đời ông từng là khuyến nghị đầu tư tệ nhất mà ông đã thực hiện.
Tuy nhiên, nhiều người nhận xét, những dự báo của Marc Faber luôn dựa trên cơ sở phân tích bài bản. Ông được tôn trọng ngay cả khi dự báo sai, vì ông đã đưa ra các lý do và dám thừa nhận rằng mình sai.
TTCK Việt Nam trong mắt “Mr. Doom”
Trong vòng 1 năm qua, Marc Faber hay đề cập đến TTCK Việt Nam trong các cuộc phỏng vấn với báo chí quốc tế. Con người nhìn đâu cũng thấy bong bóng và đổ vỡ này đã nói gì về TTCK Việt Nam?
“Không chỉ có Mỹ, mà cả thế giới sẽ tiếp tục in tiền, nên tôi nghĩ vàng là nơi trú ẩn tốt. Tôi thích mua những thứ có giá hợp lý và tôi nghĩ, cổ phiếu vàng không hề đắt. Với một danh mục các cổ phiếu vàng, năm tới giá tăng 30% là chuyện dễ dàng.
TTCK Việt Nam với mức tăng 22% trong năm nay (2013) không hề tồi đối với một thị trường mới nổi và sẽ còn tiếp tục tăng" - Đó là nhận định của Marc Faber về 3 chiến lược đầu tư dài hạn tốt nhất trong năm 2014 (vàng, cổ phiếu vàng và chứng khoán Việt Nam) khi ông trao đổi với Talking Numbers, kênh truyền thông tích hợp của CNBC và Yahoo! Finance, vào cuối năm 2013.
Trả lời phỏng vấn tờ Australian Financial Review hồi tháng 5 năm ngoái, Marc Faber cho rằng, có cơ hội đầu tư vào TTCK Việt Nam, dù nền kinh tế có gặp phải một vài trục trặc. “Nếu bạn nhìn dài hạn, 5 - 10 năm, tôi nghĩ, bạn sẽ kiếm được tiền khi đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam”, ông nói.
Trước đó, đầu năm 2013, Marc Faber dự đoán, chứng khoán toàn cầu trong năm này sẽ khá ảm đạm. Ông chỉ ra những gì ông thấy là xu hướng đi xuống của thị trường Mỹ sau những đợt tăng mạnh trong năm 2012. Khi đó, trả lời phỏng vấn CNBC, ông nói: “Tiền sẽ chuyển từ một số thị trường có giá trị tương đối cao sang các thị trường có một hiệu suất kinh ngạc. Vì thế, là nhà đầu tư, nếu bạn muốn sở hữu cổ phiếu, theo tôi, nên đầu tư vào Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản”.
Cũng khoảng thời gian này, trong cuộc phỏng vấn với Barron’s, Marc Faber đưa ra các nhận định của mình về một loạt thị trường trên thế giới, về những loại tài sản ông thích và không thích nắm giữ. Do ông đã nhắc đến Việt Nam là một trong 3 TTCK kém hấp dẫn năm 2012 bên cạnh Nhật Bản và Trung Quốc nên phóng viên hỏi: “Ông vừa đi nghỉ ở Việt Nam, ông đánh giá thế nào về Việt Nam?”.
Marc Faber trả lời: “Có rất nhiều nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, và TTCK đã giảm 70% từ mức cao nhất. Nhưng xuất khẩu rất mạnh và người dân làm việc chăm chỉ. Giữa Đà Nẵng và Hội An dài 35 km sẽ là một khu resort lớn trong tương lai, chỉ mất một 1 giờ 10 phút bay từ Hồng Kông và 2 giờ từ Singapore. Hyatt đang chào bán biệt thự và căn hộ, gần như tất cả đã được mua bởi người Việt Nam. Tôi đến đây trong một kỳ nghỉ và 90% những người trên bãi biển là Việt Nam. Có ông còn mang theo cả chiếc Lamborghini (siêu xe thể thao)”.
Ông nói tiếp: “Bạn có thể tìm thấy nhiều công ty Việt Nam có suất sinh lợi cao, ít nhất cũng từ 5 - 7%. Tôi thích Ngân hàng Quân đội. Tôi cũng rất thích Vinamilk - doanh nghiệp thống trị trong ngành thực phẩm sữa có mức tăng trưởng khoảng 20%/năm trong 10 năm qua. Công ty này có thể tiếp tục tăng trưởng từ 10 - 15%/năm và cổ phiếu đang được định giá thấp, sớm hay muộn, người ta cũng mua”.
Indochina Capital, nơi ông đang giữ chức Chủ tịch hiện quản lý 3 quỹ đầu tư bất động sản, trong đó Indochina Land Holdings 2 với quy mô 265 triệu USD có một khoản đầu tư vào Hyatt Regency Danang Resort and Spa, khu căn hộ cao cấp và resort 5 sao tại Đà Nẵng mà Marc Faber nhắc đến trong bài phỏng vấn với Barron’s.
Sự lạc quan của Marc Faber về TTCK Việt Nam được Barron’s đề cập ngay ở phần dẫn nhập của bài phỏng vấn. Cụ thể, Barron’s bắt đầu bài phỏng vấn: “Marc Faber, người xuất bản Báo cáo Gloom Boom & Doom, không ủng hộ việc in tiền của ngân hàng trung ương (Mỹ), bởi điều này làm tăng khoảng cách giàu nghèo. Nhưng ông lạc quan về các thị trường châu Á như Việt Nam, cổ phiếu viễn thông và dịch vụ tiện ích của châu Âu”.
TS. Marc Faber, người được mệnh danh là “Mr. Doom” sẽ đến Việt Nam và đứng vai trò diễn giả chính tại Diễn đàn Đầu tư Việt Nam (VIF) 2014 do Báo Đầu tư, CTCK HVS và Công ty Quản lý quỹ Asia Frontier Capital (AFC) phối hợp tổ chức ngày 19/6/2014, tại Trung tâm Hội nghị White Palace, TP. HCM. Cùng với Marc Faber, nhiều quỹ đầu tư lớn trong khu vực và thế giới cũng sẽ tham dự Diễn đàn, để tìm kiếm cơ hội từ Việt Nam.
Theo baodautu
Trả lời phỏng vấn tờ Australian Financial Review hồi tháng 5 năm ngoái, Marc Faber cho rằng, có cơ hội đầu tư vào TTCK Việt Nam, dù nền kinh tế có gặp phải một vài trục trặc. “Nếu bạn nhìn dài hạn, 5 - 10 năm, tôi nghĩ, bạn sẽ kiếm được tiền khi đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam”, ông nói.
Trước đó, đầu năm 2013, Marc Faber dự đoán, chứng khoán toàn cầu trong năm này sẽ khá ảm đạm. Ông chỉ ra những gì ông thấy là xu hướng đi xuống của thị trường Mỹ sau những đợt tăng mạnh trong năm 2012. Khi đó, trả lời phỏng vấn CNBC, ông nói: “Tiền sẽ chuyển từ một số thị trường có giá trị tương đối cao sang các thị trường có một hiệu suất kinh ngạc. Vì thế, là nhà đầu tư, nếu bạn muốn sở hữu cổ phiếu, theo tôi, nên đầu tư vào Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản”.
Cũng khoảng thời gian này, trong cuộc phỏng vấn với Barron’s, Marc Faber đưa ra các nhận định của mình về một loạt thị trường trên thế giới, về những loại tài sản ông thích và không thích nắm giữ. Do ông đã nhắc đến Việt Nam là một trong 3 TTCK kém hấp dẫn năm 2012 bên cạnh Nhật Bản và Trung Quốc nên phóng viên hỏi: “Ông vừa đi nghỉ ở Việt Nam, ông đánh giá thế nào về Việt Nam?”.
Marc Faber trả lời: “Có rất nhiều nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, và TTCK đã giảm 70% từ mức cao nhất. Nhưng xuất khẩu rất mạnh và người dân làm việc chăm chỉ. Giữa Đà Nẵng và Hội An dài 35 km sẽ là một khu resort lớn trong tương lai, chỉ mất một 1 giờ 10 phút bay từ Hồng Kông và 2 giờ từ Singapore. Hyatt đang chào bán biệt thự và căn hộ, gần như tất cả đã được mua bởi người Việt Nam. Tôi đến đây trong một kỳ nghỉ và 90% những người trên bãi biển là Việt Nam. Có ông còn mang theo cả chiếc Lamborghini (siêu xe thể thao)”.
Ông nói tiếp: “Bạn có thể tìm thấy nhiều công ty Việt Nam có suất sinh lợi cao, ít nhất cũng từ 5 - 7%. Tôi thích Ngân hàng Quân đội. Tôi cũng rất thích Vinamilk - doanh nghiệp thống trị trong ngành thực phẩm sữa có mức tăng trưởng khoảng 20%/năm trong 10 năm qua. Công ty này có thể tiếp tục tăng trưởng từ 10 - 15%/năm và cổ phiếu đang được định giá thấp, sớm hay muộn, người ta cũng mua”.
Indochina Capital, nơi ông đang giữ chức Chủ tịch hiện quản lý 3 quỹ đầu tư bất động sản, trong đó Indochina Land Holdings 2 với quy mô 265 triệu USD có một khoản đầu tư vào Hyatt Regency Danang Resort and Spa, khu căn hộ cao cấp và resort 5 sao tại Đà Nẵng mà Marc Faber nhắc đến trong bài phỏng vấn với Barron’s.
Sự lạc quan của Marc Faber về TTCK Việt Nam được Barron’s đề cập ngay ở phần dẫn nhập của bài phỏng vấn. Cụ thể, Barron’s bắt đầu bài phỏng vấn: “Marc Faber, người xuất bản Báo cáo Gloom Boom & Doom, không ủng hộ việc in tiền của ngân hàng trung ương (Mỹ), bởi điều này làm tăng khoảng cách giàu nghèo. Nhưng ông lạc quan về các thị trường châu Á như Việt Nam, cổ phiếu viễn thông và dịch vụ tiện ích của châu Âu”.
TS. Marc Faber, người được mệnh danh là “Mr. Doom” sẽ đến Việt Nam và đứng vai trò diễn giả chính tại Diễn đàn Đầu tư Việt Nam (VIF) 2014 do Báo Đầu tư, CTCK HVS và Công ty Quản lý quỹ Asia Frontier Capital (AFC) phối hợp tổ chức ngày 19/6/2014, tại Trung tâm Hội nghị White Palace, TP. HCM. Cùng với Marc Faber, nhiều quỹ đầu tư lớn trong khu vực và thế giới cũng sẽ tham dự Diễn đàn, để tìm kiếm cơ hội từ Việt Nam.
Theo baodautu
Bình luận