• Zalo

Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Chưa đến lúc VN hành động quân sự

Thời sựThứ Sáu, 29/05/2015 11:39:00 +07:00Google News

Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng cho rằng, hiện chưa phải là thời điểm Việt Nam phải tiến hành các hành động quân sự với Trung Quốc trên Biển Đông.

(VTC News) – Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng cho rằng, hiện chưa phải là thời điểm Việt Nam phải tiến hành các hành động quân sự với Trung Quốc trên Biển Đông

Trao đổi với VTC News bên hành lang Quốc hội, Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng bày tỏ bất bình trước những hành động của Trung Quốc trong việc xây dựng các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong gần đây.

Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh - nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (Ảnh: ND)
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh - nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (Ảnh: ND)  
- Gần đây Trung Quốc tăng cường các hoạt động xây dựng các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, ông đánh giá thế nào?


Hành động xây dựng các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa đã diễn ra từ đầu năm ngoái đến bây giờ. Sự việc này đã bị Việt Nam lên án khi vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.

Việt Nam cũng được các nước trong khu vực Đông Nam Á đồng tình ủng hộ chống lại việc Trung Quốc xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa.

Việc làm này của Trung Quốc đã xâm phạm đến chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, vi phạm Luật biển của Liên Hợp Quốc và vi phạm các nguyên tắc ứng xử trên biển Đông.

Trung Quốc đã chiếm những dải đá ngầm có diện tích lớn ở Việt Nam. Trung Quốc hành động như vậy không phải vì mục đích dân sự, mà là thực hiện mục đích quân sự. Trung Quốc đang tiến hành xây dựng sân bay, bến cảng để phục vụ cho mục đích lấn chiếm biển Đông.

Ngoài ra, Trung Quốc còn muốn kiểm soát tuyến hàng hải quốc tế trên khu vực biển Đông. Nếu Trung Quốc thực hiện được điều này thì những nước như Việt Nam, Philippines sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Nguy hiểm hơn, việc làm này của Trung Quốc nhằm dần dần hợp thức hóa đường lưỡi bò, âm mưu biến biển Đông thành vùng biển của riêng Trung Quốc.

Video: Phóng viên BBC vạch trần Trung Quốc xây dựng trái phép ở Trường Sa

quocte/2014/09/12/Video-tq-xy-tri-php-1410522059.mp4&width=500&height=350&autostart=false&volume=80&repeat=true&bufferlength=10" src="https://vtcnews.vn/static/swf/player.swf" type="application/x-shockwave-flash" height="350" width="500">
Nguồn: VTC1

- Nhiều đại biểu Quốc hội cảnh báo việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa còn nguy hiểm hơn rất nhiều so với việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981. Quan điểm của ông?

Tôi cho rằng, mục đích của việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 hướng nhiều về mục đích kinh tế. Có thể Trung Quốc đang muốn thăm dò, khai thác dầu khí ở khu vực biển Đông. Giàn khoan Hải Dương 981 không có tính chất cắm lâu dài.

Trong khi đó, Trung Quốc tôn tạo những đảo đá ngầm có tính chất như đảo nổi, có thể chiếm giữ lâu dài.

Dù hình thức nào nếu sang lãnh thổ Việt Nam đều vi phạm chủ quyền Việt Nam.

đảo trường sa bị trung quốc chiếm
Trung Quốc đang tiến hành xây dựng trái phép trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Ảnh: Tùng Đinh)

- Ông nghĩ thế nào khi gần đây Mỹ đưa các máy bay do thám, tàu chiến vào khu vực biển Đông và sau đó Trung Quốc đã lên tiếng đe dọa Mỹ trước những hành động ấy?


Việc Mỹ đưa tàu chiến, máy bay do thám là Mỹ thực hiện lợi ích của Mỹ. Theo tôi đó là vùng biển quốc tế nên việc làm của Trung Quốc làm cản trở đến Mỹ và các nước khác. Vì vậy, hành động đó là do mục đích của Mỹ, bảo vệ quyền lợi của Mỹ.

 

Khả năng xảy ra đụng độ nhỏ cũng có thể, còn xảy ra chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc thì không thể
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh
 
- Mỹ cho rằng đó là vùng biển quốc tế và Mỹ đang thực hiện nhiệm vụ quốc tế của mình, liệu lý giải đó có hợp lý hay không?

Tất cả hành động đó vì quyền lợi của Mỹ, bảo vệ quyền lợi của Mỹ.

- Theo ông, có khả năng xảy ra cuộc đụng độ ở khu vực biển Đông của Việt Nam không khi Mỹ và Trung Quốc đang có các hoạt động quân sự tại khu vực này?


Khả năng xảy ra đụng độ nhỏ cũng có thể, còn xảy ra chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc thì không thể. Điều đó là vì quyền lợi của các nước lớn.

Tôi ngoại trừ khả năng xảy ra chiến tranh nhưng vẫn có thể xảy ra những cuộc đụng độ nhỏ.

- Ngoài sự xuất hiện của Mỹ và Trung Quốc, liệu rằng các nước lớn như Nhật, Nga có nhảy vào khu vực nóng ở biển Đông không, thưa ông?


Những nước này đã lên tiếng ủng hộ Việt Nam trong việc đấu tranh giữ vững chủ quyền theo luật pháp quốc tế còn việc đưa tàu bay, tàu chiến ra để giúp Việt Nam thì tôi cho rằng không bao giờ có.

Các nước này ủng hộ Việt Nam trên con đường ngoại giao, trên diễn đàn quốc tế. Nếu các nước này có nhã ý sử dụng các biện pháp quân sự thì Việt Nam cũng không yêu cầu.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc cải tạo bãi Vành Khăn
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc cải tạo bãi Vành Khăn (VOV) 
- Theo ông, với tình hình hiện nay, Chính phủ Việt Nam phải có những động thái như thế nào?

Trước mắt Chính phủ vẫn làm những nhiệm vụ để kiên quyết bảo vệ chủ quyền Việt Nam. Việc đầu tiên là cần tăng cường khả năng chiến đấu để bảo vệ các vùng biển của Việt Nam bằng hải quân, không quân, bằng chiến tranh nhân dân, tăng cường bảo vệ chủ quyền trên biển, bảo vệ ngư dân và đưa ngư dân ra bảo vệ chủ quyền. Việc làm này đã được Việt Nam đã làm mấy chục năm nay.

Về mặt ngoại giao, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục lên tiếng đấu tranh bảo vệ chủ quyền bằng luật pháp quốc tế.

Phim tài liệu: Bảo vệ Trường Sa tháng 4/1988

Nguồn: VTV

- Có nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam cần phải có nhiều hành động quyết liệt hơn nữa để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc?

Hiện tại, chưa phải là thời điểm Việt Nam phải tiến hành các hành động quân sự. Việt Nam muốn Trung Quốc nhận thấy hành động sai trái của mình, bằng con đường thỏa thuận chung giữa 2 nước trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.

Việt Nam không muốn gây chiến.

- Đối với tình hình căng thẳng như hiện nay, sắp tới tại phiên họp của Quốc hội về tình hình biển Đông, các đại biểu có kiến nghị gì không?


Trong phiên khai mạc Quốc hội, nhiều đại biểu đã đề nghị Chính phủ phải thường xuyên báo cáo tình hình an ninh trên biển, đặc biệt là tình hình tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

Xin cảm ơn ông!

Phạm Thịnh
Bình luận
vtcnews.vn