Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thực hiện cải tổ Tâm Tâm Xã, thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội tại nhà số 13 và 1/13 đường Văn Minh, thành phố Quảng Châu, Trung Quốc. Đến đầu năm 1926, cũng tại đây, nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc thành lập lớp Huấn luyện Chính trị Thanh niên Việt Nam. Ảnh bên ngoài ngôi nhà số 13 và 1/13 đường Văn Minh (Nay là 248 và 250 đường Văn Minh).
Số nhà 248 và 250 đường Văn Minh thành phố Quảng Châu ngày nay. Đến nay, Di tích này có lịch sử gần 100 năm và thuộc quản lý của Bảo tàng lịch sử Cách mạng tỉnh Quảng Đông.
Phòng trưng bày với những tư liệu còn lưu giữ tại Di tích về thời gian đồng chí Nguyễn Ái Quốc hoạt động cách mạng tại Quảng Đông, Trung Quốc và thành lập Tổ chức “Việt Nam thanh niên cách mạng Đồng chí Hội”.
Tại căn phòng này, năm 1926-1927, Nguyễn Ái Quốc trực tiếp mở 3 Lớp huấn luyện chính trị cách mạng cho lớp thanh niên ưu tú của Việt Nam với tổng số 75 người.
Phòng họp của “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội”. Ngoài giờ học là nơi đánh bóng bàn của học viên “lớp huấn luyện Chính trị Thanh niên Việt Nam”.
Ký túc xá của học viên - Lớp huấn luyện chính trị thanh niên Việt Nam đầu tiên có 10 học viên, khóa thứ hai đã lên tới 12 người. Lúc đông nhất có 15 người nghỉ tại đây. Đời sống của học viên rất gian khổ, ngủ giường tầng, mỗi người chỉ có chiếu cói, gối và một chăn chiên mỏng.
Phòng ngủ của Nguyễn Ái Quốc. Đương thời, Nguyễn Ái Quốc chủ yếu làm việc tại trụ sở của đồng chí Bô-rô-đin (là một người cộng sản Nga, trưởng đoàn cố vấn chính trị bên cạnh chính phủ Tôn Dật Tiên). Nhưng Người thường về lên lớp cho học viên lớp huấn luyện chính trị thanh niên Việt Nam, đôi khi Người nghỉ tại đây. Tại đây, Người đã viết “Đường Kách mệnh".
Phòng in - Căn phòng này là phòng in những tập san của Việt Nam thanh niên cách mạng Đồng chí Hội và Lớp huấn luyện chính trị thanh niên Việt Nam.
Bếp của Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội và Lớp huấn luyện chính trị thanh niên Việt Nam. Nếu gặp phải trời mưa thì phải che ô mới nấu được cơm
Bình luận