• Zalo

Nguy cơ dính “vi khuẩn ăn thịt người” từ quán vỉa hè

Sức khỏeThứ Hai, 15/07/2013 03:52:00 +07:00Google News

(VCT News)- Nguy cơ nhiễm vi khuẩn ăn thịt người từ các quán nước uống bẩn bày bán ở vỉa hè không an toàn.

(VTC News)-  Nguy cơ nhiễm vi khuẩn ăn thịt người từ các quán nước uống bẩn bày bán ở vỉa hè không an toàn.


Dù những thông tin về nguy cơ có thể nhiễm vi khuẩn ăn thịt người từ các nước uống bẩn bày bán vỉa hè không an toàn gần đây nhưng người tiêu dùng vẫn ngó lơ sức khỏe. Các quán trà chanh, mía đá, nước uống tự chế nhan nhản trên đường phố, cống rãnh siêu bẩn – những nơi mà theo các bác sĩ là “thiên đường” cho loại vi khuẩn chết người này.


Thông tin về “vi khuẩn ăn thịt người” gần đây được dư luận kháo nhau như một “hiện tượng lạ gây sốc. Thế nhưng ít ai biết, ở Việt Nam, từ năm 2010 đến 2011, đã có một số bệnh nhân lẻ tẻ nhập viện tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương (khoảng 10 trường hợp) với chẩn đoán lâm sàng như mệt mỏi, hoại tử da, cơ của chân, tay, mặt, gây sốc nhiễm trùng, nhiễm khuẩn huyết, thậm chí có ca tử vong.

Gần đây nhất vào tháng 5, BV này tiếp nhận một nam bệnh nhân 40 tuổi ở Tiền Hải, Thái Bình, trong tình trạng sốc nặng, viêm hoại tử khắp cánh tay trái và các bác sĩ đã chẩn đoán bệnh nhân này bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người. 

 
Nguy cơ “dính”… “vi khuẩn ăn thịt người” từ quán vỉa hè
 
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết “vi khuẩn ăn thịt người” còn có tên gọi là Aeromonas là họ vi khuẩn gram âm, nằm trong họ Vibrionaceae. Chúng là những vi khuẩn phổ biến trong tự nhiên, thường có trong môi trường nước bề mặt và thường gây bệnh cho các loài cá, tôm, động vật lưỡng cư. Đôi khi Aeromonas hydrophyla gây bệnh cho người.

Nó thường gây 3 thể bệnh chính gồm: Tiêu chảy do uống nước nhiễm bẩn khuẩn này; Nhiễm trùng đường mật và huyết ở bệnh nhân xơ gan; Viêm mô mềm hoại tử, có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết ở người khỏe mạnh có vết xây xát, tiếp xúc với nước bẩn, bùn có khuẩn này. 
 
Nguy cơ “dính”… “vi khuẩn ăn thịt người” từ quán vỉa hè
 
Theo nhiều chuyên gia vi khuẩn AH còn có ngoại độc tố giống vi khuẩn tả nên khi nhiễm, người bệnh lầm tưởng là triệu chứng của bệnh tả thể nhẹ. Chính vì vậy, nhiều người chủ quan cho rằng đó chỉ là biểu hiện của đau bụng, tiêu chảy qua loa và tự mua thuốc uống tại nhà. PGS.TS.

Bùi Khắc Hậu (Đại học Y Hà Nội) cho biết khi người bị nhiễm AH, chúng gây tiêu chảy giống bệnh tả do uống phải nước bẩn nhiễm AH hoặc độc tố của chúng tiết ra. Sau khi qua đường ruột, vi khuẩn AH gây nhiễm trùng máu và suy đa phủ tạng, đặc biệt ở người bị suy giảm miễn dịch. Thể bệnh điển hình là vi khuẩn AH nhiễm trùng qua da gây hoại tử da, cân cơ, cơ, nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng và có nguy cơ tử vong. Ngoài ra có thể gây nhiễm trùng đường mật dẫn đến nhiễm trùng huyết ở các bệnh nhân xơ gan. 
Theo các bác sĩ, điều đáng lưu ý là AH có thể lưu hành trong nước ngọt, nước lợ bẩn, nước bùn, hoặc cống rãnh ngoài đường phố. Tuy các nhà nghiên cứu cho biết AH chủ yếu gây bệnh cho cá, tôm, ếch nhái, bò sát… nhưng ở người nguy cơ “dính” phải cũng không phải là hiếm gặp. Nhóm đối tượng có nguy cơ “dính”  cao như da có xây xước, mụn, lở loét và tiếp xúc với nguồn nước bẩn hoặc trực tiếp uống nguồn nước bẩn thì khả năng nhiễm bệnh là rất cao.
Nhiều chuyên gia khuyến cáo ăn uống vỉa hè mất vệ sinh, bẩn thỉu ngoài những nguy cơ thực phẩm dùng hóa chất không an toàn thì nguy cơ mới đây nhất được phát hiện là có thể nhiễm vi khuẩn “ăn thịt người”.
 Đặc biệt hiện nay đang là cao điểm mùa nóng, các hang quán nước uống vỉa hè đặt cạnh cống rãnh nước tù đọng hay không đảm bảo vệ sinh khi chế biến như nguồn nước pha chế, nước rửa, thậm chí nhiều nơi sử dụng nước ao tù để rửa ráy… là “cầu nối” lý tưởng để đưa vi khuẩn vào cơ thể. Môi trường vỉa hè, cống rãnh… bẩn thỉu  chính là “thiên đường” cho loại vi khuẩn này sinh sôi và phát triển. 
 
Nguy cơ “dính”… “vi khuẩn ăn thịt người” từ quán vỉa hè
 
Bác sĩ Hậu cũng cho biết mọi người, đặc biệt là giới trẻ nên tập thói quen phòng bệnh chủ động. “Hạn chế tiếp xúc với nguồn nước bẩn, nhất là khi trên da có xây xước, lở loét, mụn nhọt hoặc vết thương. Không để môi trường nước bị nhiễm bẩn, không dùng nước bẩn nhiễm khuẩn. Đặc biệt cần ăn chín, uống sôi, tránh uống các loại nước uống bày bán ở vỉa hè không nhãn mác, hoặc tự chế biến mà cảm thấy không đảm bảo vệ sinh và an toàn”.
Mỹ Phương
Bình luận
vtcnews.vn