• Zalo

Người Việt tiết kiệm nhất: Đáng mừng hay đáng lo?

Kinh tếChủ Nhật, 02/08/2015 10:46:00 +07:00 Google News

Người Việt tiết kiệm nhất: Đáng mừng hay đáng lo?

Kinh tế khó khăn, ngân sách thâm hụt... nói 3 trong 5 người sẵn sàng tiết kiệm có thỏa đáng và có công bằng không?

TS Phạm Tiến Bình- Giảng viên  Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội-  băn khoăn về kết quả khảo sát của hãng nghiên cứu thị trường Nielsen theo đó người tiêu dùng ở Việt Nam giữ mức tiết kiệm cao nhất khối Asean (73%).

Trong đó cho biết, có 3 trong số 5 người tiêu dùng VN chấp nhận cắt giảm chi tiêu cho các mặt hàng áo quần, điện và khí đốt. Bởi theo ông từ trước tới nay Việt Nam chưa bao giờ thực hiện một nghiên cứu, hay khảo sát nào để hỏi ý kiến người dân xem họ có sẵn sàng tiết kiệm, muốn tiết kiệm hay không?

Người Việt tiết kiệm nhất: Đáng mừng hay đáng lo?
Người giàu càng giàu, người nghèo ngày càng nghèo. Ảnh minh họa 
Băn khoăn của ông Bình được lý giải rằng người dân Việt Nam cũng như người dân Nga, khi họ hiểu được thực sự khó khăn của đất nước, tình trạng nợ công, bội chi ngân sách và tình trạng tham nhũng, tham ô… Một khi tất cả đều được công khai, minh bạch, và khi họ đã nhận thức được tính nghiêm trọng của nó tới nền kinh tế, tới toàn xã hội, họ sẽ sẵn sàng tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu, chia sẻ khó khăn cùng nhà nước.

Tuy nhiên, hiện nay nợ công có tới 5-7 con số, mỗi lần công bố là một con số khác nhau. Tình trạng lãng phí, tham nhũng ngày càng nghiêm trọng. Chỉ một trường phòng đã tham nhũng tới gần 20 triệu USD; dự án xây dựng đội vốn tới gần 200%. Trong khi, địa phương, trung ương còn nhiều “sáng tạo” biên chế, chỉ với một phường đã có tới 475 biên chế. Mỗi năm, ngân sách cũng đã phải chi tới cả 2,5 tỷ để trả tiền lương.

Với một nền kinh tế đang phát triển, mà mỗi người dân đang phải gánh tới 979,77 USD tiền nợ công của chính phủ (tương đương gần 20 triệu VNĐ). Họ cũng đang được “vinh danh” là đứng đầu trong khu vực phải cõng các loại thuế, phí bên cạnh danh sách dài các ông lớn trốn, nợ thuế thì phải nói rằng đây là sự lựa chọn nằm trong tình thế ít được lựa chọn nhất và bối cảnh buộc họ phải tiết kiệm. Tiết kiệm đề đảm bảo nhu cầu tối thiểu của cuộc sống chứ không thể nói là họ sẵn sàng tiết kiệm.

Dễ thấy, suốt 20 năm Việt Nam mở cửa, hội nhập nhưng tới nay năng suất lao động vẫn vào loại thấp nhất khu vực Đông Á; hiệu quả đầu tư kém, nợ nần nhiều mà chưa biết trả nợ thế nào; trong khi nền kinh tế không phát triển, lao động vẫn chủ yếu đi làm thuê; thu nhập đầu người còn quá thấp... đây chính là nguyên nhân buộc những người dân phải thắt lượng buộc bụng.

Ông cho rằng, tất cả là xuất phát từ sự sụt giảm lòng tin của người dân với nền kinh tế, giữa con người với con người và giữa người dân với xã hội.

Nguyên nhân bắt nguồn đều từ lợi ích nhóm – nhóm lợi ích. Khi đồng tiền cộng với quyền lực sẽ tạo lên một sức mạnh khủng khiếp, nó có thể đưa một đất nước từ nghèo đói trở lên giàu có, phát triển; đưa người dân từ thiếu thốn, khó khăn trở lên giàu có, sung sướng. Nhưng nó chỉ xảy ra khi điều đó hướng tới một mục đích chung, quyền lợi chung chứ không vì quyền lợi của một cá nhân, hay một nhóm người.


Vị chuyên gia cho rằng, chính những lý do trên đã gây ra là sự suy đồi về văn hóa, đạo đức xã hội; phân hóa giàu - nghèo sẽ ngày càng lớn, tạo ra bất bình đẳng và mâu thuẫn xã hội; ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền tảng xã hội.

Ông Bình còn cảnh báo, khi bị nhóm lợi ích thao túng, bị lũng đoạn mọi tư duy điều hành, quản lý đều được nhìn nhận từ tư duy của người giàu. Đó là lý do vì sao người ta luôn lý giải, có tăng giá điện, nước, thuế, phí cũng không ảnh hưởng gì tới người dân nghèo.

Và cuối cùng, đối tượng phải hứng chịu những thiệt thòi, hậu quả này không ai khác chính là người dân nghèo. Những người không có tiếng nói, không có địa vị trong xã hội.

Nguồn: Báo Đất Việt
Bình luận
vtcnews.vn