(VTC News) - Người Việt tại Đức chuẩn bị gửi thư đề nghị các nghị sĩ Quốc hội CHLB Đức hành động ngăn chặn ngăn chặn ý đồ xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông.
Liên hiệp người Việt toàn LB Đức đã soạn thảo bức thư gửi các nghị sĩ Quốc hội CHLB Đức bày tỏ sự lo ngại trước những hành động trắng trợn chà đạp lên luật pháp quốc tế của Trung Quốc, gây căng thẳng ở Biển Đông, đồng thời kêu gọi các nhà làm luật Đức lên tiếng phản đối những mưu đồ nguy hiểm của nhà cầm quyền Bắc Kinh đối với hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực Biển Đông và Đông Nam Á.
Sau một thời gian xin ý kiến bà con cộng đồng và các hội đoàn vào dự thảo "Thư gửi các Nghị sĩ Quốc hội CHLB Đức", Liên hiệp người Việt toàn Liên bang Đức đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết.
Theo thông tin được đăng tài trên website của Liên hiệp, sau khi có đầy đủ văn bản bằng hai ngôn ngữ Đức và Việt, Liên hiệp Người Việt sẽ chuyển bức thư trên tới các Nghị sĩ Quốc hội Đức, một mặt sẽ tổ chức lấy chữ ký của người Việt Nam vào tâm thư này để thể hiện ý nguyện của bà con cộng đồng mong muốn các Nghị sĩ Quốc hội LB Đức lên tiếng phản đối Trung Quốc đang gây hấn và xâm chiếm Biển Đông.
Theo thông tin được đăng tài trên website của Liên hiệp, sau khi có đầy đủ văn bản bằng hai ngôn ngữ Đức và Việt, Liên hiệp Người Việt sẽ chuyển bức thư trên tới các Nghị sĩ Quốc hội Đức, một mặt sẽ tổ chức lấy chữ ký của người Việt Nam vào tâm thư này để thể hiện ý nguyện của bà con cộng đồng mong muốn các Nghị sĩ Quốc hội LB Đức lên tiếng phản đối Trung Quốc đang gây hấn và xâm chiếm Biển Đông.
Người Việt tại Đức tuần hành phản đối Trung Quốc |
Dưới đây là bức thư đã được tiếp thu và chỉnh sửa:
Kính gửi các quí ông, quí bà Nghị sỹ Quốc hội Liên bang Đức.
Chúng tôi, những người Việt Nam và người Đức gốc Việt trong tổ chức Liên hiệp Người Việt toàn Liên bang Đức và các tổ chức, hội đoàn người Việt khác đang sống, học tập và làm việc tại CHLB Đức, xin gửi tới các quý ông, quý bà lời chào trân trọng nhất.
Video: Máy bay Mỹ ghi lại cảnh Trung Quốc xây dựng trái phép ở Trường Sa
quocte/2015/05/24/Video-m-nn-gn-trung-quc-bin-ng-1432404654.mp4&stream=pseudo" src="https://vtcnews.vn/static/swf/player.swf" type="application/x-shockwave-flash" width="500" height="350">
Chúng tôi xin chuyển tới các quý ông, quý bà bức thư ngỏ này với mục đích kêu gọi các nghị sỹ Quốc hội Liên bang Đức lên tiếng phản đối những việc làm sai trái của Trung Quốc nhằm hiện thực hóa yêu sách chủ quyền phi lý tại Biển Đông, vi phạm luật pháp quốc tế, phá hoại môi trường sinh thái của Biển Đông, gây nguy cơ bất ổn nghiêm trọng cho hòa bình ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và cả thế giới nói chung.
Thưa quý ông, quý bà!
Trong nhiều năm qua, với chính sách nước lớn và tham vọng bành trướng, nhà cầm quyền Trung Quốc đã liên tục có những bước đi ngày càng thô bạo trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, thể hiện âm mưu độc chiếm hai khu vực này, gây lo ngại không chỉ cho các nước trực tiếp có tranh chấp mà cho cả các nước ngoài khu vực như Mỹ, Ấn Độ…
Mặc dù tham gia Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 nhưng từ nhiều năm nay, Trung Quốc đưa ra hàng loạt “tuyên bố chủ quyền” hàng hải cùng với những “bằng chứng lịch sử” phi lý đối với các quần đảo, vùng biển trong toàn bộ khu vực Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Đặc biệt, Trung Quốc công bố tấm bản đồ “đường chín đoạn” để đòi hỏi chủ quyền tới 80% diện tích Biển Đông, bao trùm cả những vùng biển nằm kề duyên hải của các nước láng giềng.
Đối với Biển Hoa Đông, Trung Quốc còn “sáng chế” các “tuyên bố chủ quyền” mang tính “lịch sử” đối với các quần đảo tranh chấp với Nhật Bản. Năm 2013, Bắc Kinh đã thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) bao trùm các quần đảo có tranh chấp ở khu vực biển này khiến Nhật Bản và Mỹ phản đối kịch liệt.
Đặc biệt, Trung Quốc công bố tấm bản đồ “đường chín đoạn” để đòi hỏi chủ quyền tới 80% diện tích Biển Đông, bao trùm cả những vùng biển nằm kề duyên hải của các nước láng giềng.
Đối với Biển Hoa Đông, Trung Quốc còn “sáng chế” các “tuyên bố chủ quyền” mang tính “lịch sử” đối với các quần đảo tranh chấp với Nhật Bản. Năm 2013, Bắc Kinh đã thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) bao trùm các quần đảo có tranh chấp ở khu vực biển này khiến Nhật Bản và Mỹ phản đối kịch liệt.
Video: Những kịch bản có thể xảy ra ở Biển Đông
Để hiện thực hóa những yêu sách chủ quyền của mình, Trung Quốc đã đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông trong phạm vi lên tới 1.000 hải lý tính từ mũi phía nam đảo Hải Nam của nước này, mặc dù họ không có quyền đưa ra những quy định về hoạt động đánh bắt cá ngoài vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) trong phạm vi 200 hải lý của Trung Quốc, xâm phạm đến EEZ của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei.
Trung Quốc cố tình để cho các tàu đánh cá và tàu hải cảnh thường xuyên thâm nhập EEZ của các nước có tranh chấp khác, không ngần ngại va chạm với các lực lượng bảo vệ biển của các nước này. Những hành động ngang ngược của Trung Quốc là nguyên nhân gây ra nhiều vụ đụng độ gây thiệt hại về người và tài sản cho các nước trong khu vực, nhất là đối với ngư dân Việt Nam và Philippines.
Trung Quốc cố tình để cho các tàu đánh cá và tàu hải cảnh thường xuyên thâm nhập EEZ của các nước có tranh chấp khác, không ngần ngại va chạm với các lực lượng bảo vệ biển của các nước này. Những hành động ngang ngược của Trung Quốc là nguyên nhân gây ra nhiều vụ đụng độ gây thiệt hại về người và tài sản cho các nước trong khu vực, nhất là đối với ngư dân Việt Nam và Philippines.
Tháng 5/2014, Trung Quốc tiếp tục một bước leo thang gây hấn trên Biển Đông bằng việc hạ đặt trái phép giàn khoan “Hải Dương 981” vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Bắc Kinh đã điều động tới hàng trăm các dạng tàu cảnh sát biển, tàu chiến, máy bay bán quân sự để “bảo vệ” cho giàn khoan này nhưng thực chất là gây hấn, khiêu chiến, tìm mọi thủ đoạn sử dụng vũ lực để ngăn chặn lực lượng cảnh sát biển Việt Nam thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình.
Sau hơn hai tháng, trước sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc mới chịu rút giàn khoan “Hải Dương 981” ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Bắc Kinh đã điều động tới hàng trăm các dạng tàu cảnh sát biển, tàu chiến, máy bay bán quân sự để “bảo vệ” cho giàn khoan này nhưng thực chất là gây hấn, khiêu chiến, tìm mọi thủ đoạn sử dụng vũ lực để ngăn chặn lực lượng cảnh sát biển Việt Nam thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình.
Sau hơn hai tháng, trước sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc mới chịu rút giàn khoan “Hải Dương 981” ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Không dừng ở việc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng biển của Việt Nam, bất chấp mọi hậu quả về môi trường, sinh thái, thời gian qua, Trung Quốc đã cấp tập xây dựng hàng loạt đảo nhân tạo, cải tạo nhiều bãi đá, rạn san hô thuộc quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa mà Trung Quốc đã đánh chiếm của Việt Nam trong các năm 1974 và 1988 nhằm khẳng định chủ quyền trên Biển Đông.
Trên các đảo và bãi đá này, Trung Quốc không chỉ xây dựng các cơ sở hạ tầng dân sự mà cả căn cứ quân sự cùng với các hệ thống radar và đường băng có thể sử dụng cho mục đích quân sự. Với các hoạt động mở rộng, cải tạo đảo của mình, Trung Qụốc muốn thay đổi nguyên trạng, tạo “sự đã rồi”, xây dựng căn cứ quân sự trên biển Đông nhằm từng bước thực hiện ý đồ chiếm đoạt toàn bộ vùng biển này.
Trên các đảo và bãi đá này, Trung Quốc không chỉ xây dựng các cơ sở hạ tầng dân sự mà cả căn cứ quân sự cùng với các hệ thống radar và đường băng có thể sử dụng cho mục đích quân sự. Với các hoạt động mở rộng, cải tạo đảo của mình, Trung Qụốc muốn thay đổi nguyên trạng, tạo “sự đã rồi”, xây dựng căn cứ quân sự trên biển Đông nhằm từng bước thực hiện ý đồ chiếm đoạt toàn bộ vùng biển này.
Để thực hiện được âm mưu độc chiếm Biển Đông và Biển Hoa Đông của mình, Trung Quốc tìm mọi cách ngăn chặn sự can thiệp của cộng đồng quốc tế, không chấp nhận việc giải quyết tranh chấp trên cơ sở đa phương, phớt lờ yêu cầu của tòa án quốc tế trong việc Philippines khởi kiện Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông, tận dụng bất cứ sự chia rẽ nào trong khu vực cũng như trong khối ASEAN; đồng thời liên tục gây sức ép đối với các nước trong khu vực bằng những hành động, thủ đoạn mang tính ép buộc “vừa đủ” để tránh vi phạm sử dụng vũ lực theo luật pháp quốc tế, hạn chế gây ra những cuộc đối đầu, đụng độ lớn trên biển để cộng đồng quốc tế, nhất là Mỹ, không có cớ để thực thi cam kết bảo vệ an ninh cho các nước đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines.
Các hành động ngang ngược, phi lý, ngày càng leo thang, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc gần đây cho thấy Bắc Kinh đã sẵn sàng để củng cố quyền kiểm soát Biển Đông trên thực tế.
Chiến dịch biến các rạn san hô và bãi đá ngầm thành tiền đồn quân sự nhằm khống chế Biển Đông không chỉ tiếp tục gây căng thẳng, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định trong khu vực mà còn đe dọa đến an ninh, an toàn của tuyến đường hàng hải quốc tế đi qua khu vực Biển Đông phục vụ vận chuyển hơn 40% khối lượng giao dịch thương mại toàn cầu, đồng thời gây thiệt hại lớn không thể khắc phục với các sinh vật biển và hệ sinh thái ở Biển Đông.
Đến lúc này, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông không chỉ là vấn đề khu vực mà là vấn đề mang tính toàn cầu, trực tiếp ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia của các nước trên thế giới.
Chiến dịch biến các rạn san hô và bãi đá ngầm thành tiền đồn quân sự nhằm khống chế Biển Đông không chỉ tiếp tục gây căng thẳng, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định trong khu vực mà còn đe dọa đến an ninh, an toàn của tuyến đường hàng hải quốc tế đi qua khu vực Biển Đông phục vụ vận chuyển hơn 40% khối lượng giao dịch thương mại toàn cầu, đồng thời gây thiệt hại lớn không thể khắc phục với các sinh vật biển và hệ sinh thái ở Biển Đông.
Đến lúc này, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông không chỉ là vấn đề khu vực mà là vấn đề mang tính toàn cầu, trực tiếp ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia của các nước trên thế giới.
Các nhà lãnh đạo một số nước lớn trên thế giới cũng đã bày tỏ quan ngại về vấn đề này. Gần đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama và một số chính khách quan trọng của Mỹ, cũng như Thượng viện, Hạ viện Mỹ đã lên tiếng chỉ trích, tố cáo các hành vi của Bắc Kinh và cho rằng Washington phải có chính sách đối phó cụ thể trước khi tình hình trở nên quá muộn khi mà Trung Quốc hoàn tất việc thâu tóm Biển Đông.
Ngày 15/4/2015, Hội nghị thượng đỉnh G7 cũng ra tuyên bố chung về an ninh hàng hải, trong đó bày tỏ quan ngại về những hành động đơn phương, làm thay đổi nguyên trạng và gia tăng căng thẳng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tháng 4/2015 vừa qua, toàn khối ASEAN cũng lên tiếng phản đối mạnh mẽ những động thái ngang ngược, gây bất ổn, phức tạp trong khu vực của Trung Quốc.
Ngày 15/4/2015, Hội nghị thượng đỉnh G7 cũng ra tuyên bố chung về an ninh hàng hải, trong đó bày tỏ quan ngại về những hành động đơn phương, làm thay đổi nguyên trạng và gia tăng căng thẳng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tháng 4/2015 vừa qua, toàn khối ASEAN cũng lên tiếng phản đối mạnh mẽ những động thái ngang ngược, gây bất ổn, phức tạp trong khu vực của Trung Quốc.
Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn phớt lờ dư luận quốc tế, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nhằm hiện thực hóa mưu đồ độc chiếm Biển Đông và Biển Hoa Đông. Trước những động thái, sự kiện dồn dập trên Biển Đông gần đây, cộng đồng quốc tế cần phải tiếp tục thể hiện quan điểm rõ ràng, quyết liệt hơn đối với Trung Quốc và những yêu sách chủ quyền phi lý của họ.
Thưa quý ông, quý bà!
Với vai trò đầu tàu châu Âu có nhiều ảnh hưởng trong các vấn đề lớn của thế giới, Đức là một trong những nước có nền kinh tế xuất khẩu hàng đầu thế giới. Do đó, mọi sự bất ổn, xung đột, tranh chấp có ảnh hưởng đến nền kinh tế thương mại thế giới sẽ tác động tiêu cực tới nền kinh tế của Đức.
Trên cơ sở đó, chúng tôi kêu gọi các nghị sĩ Quốc hội Đức hãy quan tâm cũng như lên tiếng bày tỏ quan điểm rõ ràng hơn về vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
Chúng tôi mong muốn Chính phủ và Quốc hội Liên bang Đức cùng các nước yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới cũng như các tổ chức quốc tế lên án và yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hành động ngang ngược, phi lý, đi ngược lại luật pháp quốc tế trong vấn đề Biển Đông, đồng thời lên tiếng ủng hộ giải quyết xung đột, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Chúng tôi mong muốn Chính phủ và Quốc hội Liên bang Đức cùng các nước yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới cũng như các tổ chức quốc tế lên án và yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hành động ngang ngược, phi lý, đi ngược lại luật pháp quốc tế trong vấn đề Biển Đông, đồng thời lên tiếng ủng hộ giải quyết xung đột, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Mặc dù đây chỉ là kiến nghị của Liên Hiệp người Việt toàn Liên bang Đức và các tổ chức hội đoàn người Việt khác tại Đức với mục đích nói lên tâm tư, nguyện vọng cũng như trách nhiệm của những người Việt Nam và người Đức gốc Việt đang sống trên nước Đức, nhưng theo chúng tôi, đây là ý kiến khách quan, có trách nhiệm và phù hợp với nhận thức của nhân dân Việt Nam về những hành động mang tính bành trướng không thể chối cãi của Trung Quốc.
Chúng tôi mong nhận được sự quan tâm của quý ông, quý bà về vấn đề rất nghiêm trọng hiện nay ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Xin trân trọng cảm ơn!
Liên hiệp người Việt toàn Liên bang Đức.
>>Bấm vào đây để ký tên vào Thư kiến nghị
Nguồn: Liên hiệp người Việt tại Đức
Bình luận