Trong số 50 chiếc Mercedes-Maybach S600 dự kiến sản xuất cho thị trường toàn cầu trong năm 2015, giới siêu giàu Việt Nam đã “đặt cục gạch” 10 chiếc.
Daimler mới đưa thương hiệu Mercedes-Maybach trở lại ít lâu, và tung ra model S600 với giá 9,6 tỷ đồng (451.850 USD).
Xe sang triệu đô bán rào rào
Vài năm gần đây, một số thương hiệu xe sang đã tìm chỗ đứng trong thị trường Việt Nam, như Lamborghini, Jaguar, Bentley và Rolls-Royce. Nếu như trước đây “đại gia” Việt khó có cơ hội sở hữu xe sang trừ phi phải mua xe nhập với giá "chát" thông qua các đại lý, thì nay họ được hưởng lợi từ những cửa hàng thường trú trong nước, phí bảo trì cũng “mềm” hơn với nhiều nhà cung cấp dịch vụ nội địa.
Các thương hiệu xe sang lâu đời tại Việt Nam đều báo cáo số liệu tích cực. Mercedes Benz - gia nhập thị trường Việt Nam cách đây 20 năm - đã bán được 1.106 xe trong 6 tháng đầu năm 2014, tăng 70% so với cùng kỳ năm 2013.
10/50 chiếc Mercedes-Maybach S600 trên toàn cầu là dành cho giới siêu giàu Việt - Ảnh: Courtesy Mercedes Vietnam Star Hà Nội |
Mức tăng đến 159% đang đưa Việt Nam trở thành quốc gia có tốc độ mở rộng nhóm dân số sở hữu tài sản ròng trên 30 triệu USD nhanh nhất thế giới, theo sau là Indonesia với 132%.
Euromonitor International cho biết hơn 100.000 người Việt Nam đã có thu nhập trên 75.000 USD/năm trong năm 2013. Giống như Trung Quốc, tầng lớp này ở Việt Nam ngoài chuyện không ngừng tìm cơ hội để đầu tư tiền của họ, mà còn tìm mọi cách để tiêu tiền.
Uống rượu ngoại hàng đầu
Về thời trang, thị trường may mặc Việt Nam dự đoán sẽ đạt 4,2 tỉ USD vào năm 2017, theo Euromonitor International - Louis Vuitton, Dior, Burberry, Ermenegildo Zegna, Bulgari, Hermes... đều đã có mặt tại đây.
Cửa hiệu Hermes tại Hà Nội - mở cửa năm 2008 - ghi nhận lợi nhuận hàng năm từ 20-30%. Cách đây 2 năm, Salvatore Ferragamo cũng đánh dấu cửa hàng thứ V được mở ra tại đây.
Trong lúc sức mua của người Việt trẻ ngày càng mạnh lên, thì lượng tiêu thụ rượu cũng tăng. Năm 2012, rượu Pháp chiếm 35% thị phần tại Việt Nam, theo sau là Chile 20%, Úc, Mỹ và Ý.
Việt Nam cũng dẫn đầu Đông Nam Á mức độ tiêu thụ rượu cồn, với chi tiêu 3 tỉ USD/năm.
Việt Nam là nước tiêu thụ vàng đứng thứ VII thế giới, đặc biệt là các loại trang sức, kim cương, đá quý đặc biệt phố biến tại đây.
Năm 2014, giá trị trang sức giao dịch đạt 519 triệu USD - giảm 8% so với năm 2013, nhưng vẫn vượt một số nước châu Á khác có GDP đầu người trội hơn, như Thái Lan 250 triệu USD và Hàn Quốc 382 triệu USD.
Nguồn: tuoitre.vn
Bình luận