“Chỉ có những người bị bệnh lý về tai mũi họng, viêm xoang thì sẽ có nguy cơ vi khuẩn xâm nhập cao hơn” -Bác sĩ Nguyễn Tiến Lâm - Trưởng phòng Virus - Ký sinh trùng (Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư) cho biết.
Ông Dương cũng cho biết, tỷ lệ lây nhiễm của bệnh này không cao nhưng tỷ lệ tử vong gần 100%. Mỹ là nước có số bệnh nhân nhiễm amip ăn não lớn nhất thế giới, nhưng trong vòng 50 năm trở lại đây cũng chỉ ghi nhận hơn 120 ca.
Theo điều tra trên 32 trường hợp nhiễm amip ăn não ở Mỹ từ 2002-2011, có 28 trường hợp nhiễm từ công trình chứa nước nhân tạo, một số khác nhiễm ở suối nước nóng tự nhiên, qua nước uống chưa khử trùng, nước nhỏ mũi bằng dung dịch nhiễm đơn bào amip…
Không chỉ tắm là nhiễm...
Bác sĩ Nguyễn Tiến Lâm cho biết, amip có hàng chục loại, chủ yếu sống trong nước; riêng amip ăn não nhỏ hơn, sống trong các ao hồ nước ấm, ngọt.
Tuy bệnh này có tỷ lệ tử vong cao, nhưng lại rất hiếm gặp. Và chưa có bất cứ nghiên cứu nào cho thấy mật độ của amip ăn não có trong nước là bao nhiêu, hay xuất hiện ở vùng nào nên khó mà đưa ra cảnh báo chính xác.
“Những người có triệu chứng khi bị nhiễm amip ăn não là sốt cao, đau đầu, nôn nhiều, co giật. Khi xét nghiệm thì lượng bạch cầu trong dịch não tủy rất cao”.
Theo bác sĩ Lâm, amip ăn não thường theo đường hô hấp, chui lên mũi, vào hệ thần kinh trung ương, vào não, làm tăng lượng bạch cầu trong dịch não tủy và “tàn phá” não, khiến bệnh nhân tử vong rất nhanh. Ngay cả trên thế giới cũng chưa có thuốc đặc trị “con” amip ăn não nên việc cứu sống bệnh nhân bị viêm não do loại amip này càng khó khăn.
“Đa phần đơn bào amip ăn não chui qua đường niêm mạc mũi họng. Tuy nhiên, nếu niêm mạc mũi khỏe mạnh thì có thể ngăn chặn được sự xâm nhập của đơn bào này. Chỉ có những người bị bệnh lý về tai mũi họng, viêm xoang thì sẽ có nguy cơ vi khuẩn xâm nhập cao hơn” – bác sĩ Lâm cho biết.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Lâm, viêm não cho amip vô cùng hiếm gặp. Trong khi đó, hàng ngày, hàng tháng vẫn có hàng trăm ca mắc các bệnh viêm não khác, cũng có tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề như viêm màng não mủ, viêm não Nhật Bản, viêm não do sởi, Rubella…
“Do thiếu số liệu phân bố môi trường, thiếu số liệu về việc có bao nhiêu người đi tắm ao hồ thì bị nhiễm amip ăn não nên cũng không thể khuyến cáo người dân không nên đi tắm, đi bơi, gây hoang mang. Tuy nhiên, người dân cũng nên hạn chế tắm ở các ao hồ bẩn vì chưa “chết” vì amip ăn não thì cũng bị mắc nhiều bệnh khác, như bệnh ngoài da, bệnh tả…” – bác sĩ Lâm cho biết.
Tỷ lệ tử vong cao
Theo ông Trần Thanh Dương - Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), nạn nhân mới nhất của amip ăn não người là một trẻ em sống ở TP.HCM. Sau khi bệnh nhân tử vong, Trung tâm Pháp y TP.HCM đã lấy mẫu xét nghiệm gửi Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và đến ngày 18/9 đã có kết quả chính thức là dương tính với amip ăn não (tên khoa học là Naegleria fowleri).
Trước đó 4 tuần, một bệnh nhân nam khác tại TP.HCM cũng bị tử vong và có xét nghiệm dương tính với amip ăn não. Ông Dương cho biết, bệnh viêm não- màng não của 2 bệnh nhân này tiến triển rất nhanh, tử vong sau 1-7 ngày nhập viện. Một trường hợp nhiễm bệnh do tắm, ngâm nước ở hồ ao tự nhiên.
Ông Dương cũng cho biết, tỷ lệ lây nhiễm của bệnh này không cao nhưng tỷ lệ tử vong gần 100%. Mỹ là nước có số bệnh nhân nhiễm amip ăn não lớn nhất thế giới, nhưng trong vòng 50 năm trở lại đây cũng chỉ ghi nhận hơn 120 ca.
Theo điều tra trên 32 trường hợp nhiễm amip ăn não ở Mỹ từ 2002-2011, có 28 trường hợp nhiễm từ công trình chứa nước nhân tạo, một số khác nhiễm ở suối nước nóng tự nhiên, qua nước uống chưa khử trùng, nước nhỏ mũi bằng dung dịch nhiễm đơn bào amip…
Không chỉ tắm là nhiễm...
|
Tuy bệnh này có tỷ lệ tử vong cao, nhưng lại rất hiếm gặp. Và chưa có bất cứ nghiên cứu nào cho thấy mật độ của amip ăn não có trong nước là bao nhiêu, hay xuất hiện ở vùng nào nên khó mà đưa ra cảnh báo chính xác.
“Những người có triệu chứng khi bị nhiễm amip ăn não là sốt cao, đau đầu, nôn nhiều, co giật. Khi xét nghiệm thì lượng bạch cầu trong dịch não tủy rất cao”.
Theo bác sĩ Lâm, amip ăn não thường theo đường hô hấp, chui lên mũi, vào hệ thần kinh trung ương, vào não, làm tăng lượng bạch cầu trong dịch não tủy và “tàn phá” não, khiến bệnh nhân tử vong rất nhanh. Ngay cả trên thế giới cũng chưa có thuốc đặc trị “con” amip ăn não nên việc cứu sống bệnh nhân bị viêm não do loại amip này càng khó khăn.
“Đa phần đơn bào amip ăn não chui qua đường niêm mạc mũi họng. Tuy nhiên, nếu niêm mạc mũi khỏe mạnh thì có thể ngăn chặn được sự xâm nhập của đơn bào này. Chỉ có những người bị bệnh lý về tai mũi họng, viêm xoang thì sẽ có nguy cơ vi khuẩn xâm nhập cao hơn” – bác sĩ Lâm cho biết.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Lâm, viêm não cho amip vô cùng hiếm gặp. Trong khi đó, hàng ngày, hàng tháng vẫn có hàng trăm ca mắc các bệnh viêm não khác, cũng có tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề như viêm màng não mủ, viêm não Nhật Bản, viêm não do sởi, Rubella…
“Do thiếu số liệu phân bố môi trường, thiếu số liệu về việc có bao nhiêu người đi tắm ao hồ thì bị nhiễm amip ăn não nên cũng không thể khuyến cáo người dân không nên đi tắm, đi bơi, gây hoang mang. Tuy nhiên, người dân cũng nên hạn chế tắm ở các ao hồ bẩn vì chưa “chết” vì amip ăn não thì cũng bị mắc nhiều bệnh khác, như bệnh ngoài da, bệnh tả…” – bác sĩ Lâm cho biết.
Theo Dân việt
Bình luận