(VTC News) - Ông Lâm cầm viên gạch nung đỏ rất cứng đập vào đầu vị thiền sư. Ông có cảm giác viên gạch chưa chạm đầu vị thiền sư đã vỡ vụn.
Kỳ 4: Duyên kỳ ngộ ở Tây Tạng
Như đã nói ở phần trước, sau khi ông Trần Ngọc Lâm hạ đo ván 4 tên giang hồ ngoài biên ải, ông trở về nước để tránh sự truy lùng của chúng. Nhưng Lìu Cắm Xìn, đại ca của bọn giang hồ, bị ông Lâm đánh trọng thương, phải ngồi xe lăn không những không tìm cách trả thù, mà còn khâm phục khí khái của ông Lâm.
Lìu Cắm Xìn đã cho người sang Việt Nam mời ông Lâm sang. Cảm phục khí khái của ông Lâm, nên Lìu Cắm Xìn nhận kết nghĩa anh em với ông Lâm.
Lìu Cắm Xìn bảo: "Sau khi tìm hiểu về anh, tôi được biết anh từng là bộ đội, lại bệnh tật, không có việc làm kiếm tiền chữa bệnh nên tôi gọi anh sang đây để kiếm việc cho anh". Ông bảo: "Tao bệnh tật sắp chết rồi thì làm được việc gì?".
Lúc đó, Vàng Lù Pao đi vào và nói: "Tôi là đệ tử của Cắm Xìn. Lời giang hồ nói ra dù một câu thì chết cũng không thay lòng. Nếu anh có mệnh hệ gì, tôi sẽ đưa xác anh về tận Việt Nam an táng chu đáo rồi gửi tiền chăm lo cho vợ con anh".
Vàng Lù Pao là con trai của một thiếu tướng quân y trong quân đội, rất giàu có. Vàng Lù Pao có một đội xe mấy chục cái, toàn loại siêu trường siêu trọng chở hàng trên con đường xuyên Á, từ Trung Quốc lên Tây Tạng, rẽ qua các nước Trung Đông và châu Âu, rồi lại lấy hàng ở những nước đó chở về miền Nam Trung Quốc.
Pao mời ông Lâm làm công việc giám sát đội xe và sửa chữa cho đoàn xe khi gặp sự cố. Ngoài việc nuôi ăn uống, ngủ nghỉ, Pao trả lương cho ông 3.000 tệ/tháng, một mức lương rất cao hồi đó.
Như buồn ngủ gặp chiếu manh, ông Lâm đồng ý ngay. Ông nhắm mắt đưa chân miễn là kiếm được tiền nuôi vợ con, mặc dù khi ông chết đi, có thể chúng sẽ quẳng xác xuống một cánh rừng cách xa Tổ quốc hàng vạn dặm.
Về nhà thăm vợ con vài ngày, ông lặng lẽ balô túi xách lên đường, không nói gì với vợ con. Đoàn lái xe có 50 người, với 16 quốc tịch, tuy nhiên, chỉ có ông mới được ăn cùng mâm, ngủ cùng chiếu với Vàng Lù Pao.
Sau mấy tháng làm việc cho Vàng Lù Pao, một lần, vào cuối năm 1993, khi đoàn xe chở hàng từ La Xa về hướng La Tư, là một thị trấn nhỏ nhưng rất đẹp và thanh bình nằm trên sườn núi Hymalaya, gần biên giới Nepan thì tắc đường do núi băng đổ xuống làm gãy cầu. Đoàn xe phải dừng lại vài ngày chờ tu sửa cầu. Vàng Lù Pao rủ ông Lâm đi dạo chơi trong cái lạnh độ âm.
Cạnh con đường lớn có một ông sư thân thể gầy tóp. Trong giá lạnh âm độ băng giá, ai cũng áo da, áo lông vẫn rét căm căm, mà ông sư chỉ choàng chiếc áo cà sa màu vàng mỏng manh thêu kim tuyến rộng thùng thình.
Phía tay phải ông có chiếc vòng luân xa quay quay, bên trái có đống gạch và trước mặt là chiếc chậu bằng đất nung có mấy đồng tệ mệnh giá nhỏ và những gói thuốc bột chiết xuất từ lá cây.
Vị thiền sư ngồi bất động như đang thiền. Vàng Lù Pao kể với ông Lâm rằng, vị sư này thuộc dòng tu khổ hạnh, cả đời ăn chay trên núi và sống bằng bố thí của người đời.
Ông Lâm nhìn thầy tu khổ hạnh xót cảm nên có mấy chục tệ trong túi ông dốc cả bỏ vào chiếc chậu đất. Tuy nhiên, ông thầy tu lại nhặt bỏ ra ngoài, rồi cứ chỉ vào tiền lại chỉ vào đầu.
Vàng Lù Pao giải thích rằng, theo phái tu thiền này, nếu người đời bố thí cho họ tiền thì phải tát họ vài cái tương ứng với số tiền bố thí. Còn nếu cho nhiều tiền thì phải cầm gạch đập vào đầu họ và đập đến khi nào vỡ gạch họ mới nhận tiền. Nếu người bố thí không làm vậy thì họ nhất định không nhận.
Nghe chuyện, ông Lâm sởn da gà. Ông từng tập luyện chặt gạch trong quân đội. Ông có thể chặt được cả trăm viên cùng lúc, nhưng cầm hòn gạch cứng như thế này đập vào đầu vị sư 84 tuổi, lại gầy gò như cây sậy thì quả ghê tay. Tuy nhiên, vì phong tục từ ngàn năm nay là vậy nên ông cũng thử xem thế nào.
Ông Lâm cầm viên gạch đập rất nhẹ vào đầu vị thiền sư, nhưng ông cảm giác có một luồng xung lực mạnh đẩy hòn gạch ra ngoài. Ông thử lại mấy lần và đều có cảm giác ấy.
Biết rằng vị thiền sư này có công năng đặc dị nên ông Lâm đập mạnh tay hơn. Ông có cảm giác viên gạch nung đỏ rất cứng chưa chạm đầu vị thiền sư đã vỡ vụn. Vị thiền sư cũng như vùng đất Tây Tạng đều vô cùng huyền bí.
Vị thiền sư sau khi làm lễ cám ơn đã bảo: "Tôi sẽ nhận tiền, nhưng tôi xin báo với thí chủ rằng thí chủ sắp chết. Bệnh của thí chủ sẽ không thể chữa khỏi được, nhưng nếu theo tôi chữa trị sẽ sống được lâu hơn".
Nghĩ đến khả năng đặc dị của vị thiền sư này, ông Lâm cũng tin lời nói đó là thật nên xin Vàng Lù Pao cho đi theo vị thiền sư. Pao hẹn 4 tháng sau sẽ đón ông Lâm ở đúng chỗ này.
Ông Lâm theo vị thiền sư phăm phăm leo lên lưng dãy núi Hymalaya. Con đường nên núi dốc ngược như đường lên trời. Ông có cảm giác vị thiền sư già nua leo núi không bao giờ biết mệt. Trông dáng ông bước đi như thể dùng khinh công, rất nhẹ.
Còn tiếp…
Hoàng Hà
Kỳ 4: Duyên kỳ ngộ ở Tây Tạng
Như đã nói ở phần trước, sau khi ông Trần Ngọc Lâm hạ đo ván 4 tên giang hồ ngoài biên ải, ông trở về nước để tránh sự truy lùng của chúng. Nhưng Lìu Cắm Xìn, đại ca của bọn giang hồ, bị ông Lâm đánh trọng thương, phải ngồi xe lăn không những không tìm cách trả thù, mà còn khâm phục khí khái của ông Lâm.
Lìu Cắm Xìn đã cho người sang Việt Nam mời ông Lâm sang. Cảm phục khí khái của ông Lâm, nên Lìu Cắm Xìn nhận kết nghĩa anh em với ông Lâm.
Ông Lâm lang thang hết cách rừng này đến cánh rừng khác để tìm cây thuốc quý |
Lìu Cắm Xìn bảo: "Sau khi tìm hiểu về anh, tôi được biết anh từng là bộ đội, lại bệnh tật, không có việc làm kiếm tiền chữa bệnh nên tôi gọi anh sang đây để kiếm việc cho anh". Ông bảo: "Tao bệnh tật sắp chết rồi thì làm được việc gì?".
Vàng Lù Pao là con trai của một thiếu tướng quân y trong quân đội, rất giàu có. Vàng Lù Pao có một đội xe mấy chục cái, toàn loại siêu trường siêu trọng chở hàng trên con đường xuyên Á, từ Trung Quốc lên Tây Tạng, rẽ qua các nước Trung Đông và châu Âu, rồi lại lấy hàng ở những nước đó chở về miền Nam Trung Quốc.
Pao mời ông Lâm làm công việc giám sát đội xe và sửa chữa cho đoàn xe khi gặp sự cố. Ngoài việc nuôi ăn uống, ngủ nghỉ, Pao trả lương cho ông 3.000 tệ/tháng, một mức lương rất cao hồi đó.
Như buồn ngủ gặp chiếu manh, ông Lâm đồng ý ngay. Ông nhắm mắt đưa chân miễn là kiếm được tiền nuôi vợ con, mặc dù khi ông chết đi, có thể chúng sẽ quẳng xác xuống một cánh rừng cách xa Tổ quốc hàng vạn dặm.
Về nhà thăm vợ con vài ngày, ông lặng lẽ balô túi xách lên đường, không nói gì với vợ con. Đoàn lái xe có 50 người, với 16 quốc tịch, tuy nhiên, chỉ có ông mới được ăn cùng mâm, ngủ cùng chiếu với Vàng Lù Pao.
Sau mấy tháng làm việc cho Vàng Lù Pao, một lần, vào cuối năm 1993, khi đoàn xe chở hàng từ La Xa về hướng La Tư, là một thị trấn nhỏ nhưng rất đẹp và thanh bình nằm trên sườn núi Hymalaya, gần biên giới Nepan thì tắc đường do núi băng đổ xuống làm gãy cầu. Đoàn xe phải dừng lại vài ngày chờ tu sửa cầu. Vàng Lù Pao rủ ông Lâm đi dạo chơi trong cái lạnh độ âm.
Cạnh con đường lớn có một ông sư thân thể gầy tóp. Trong giá lạnh âm độ băng giá, ai cũng áo da, áo lông vẫn rét căm căm, mà ông sư chỉ choàng chiếc áo cà sa màu vàng mỏng manh thêu kim tuyến rộng thùng thình.
Phía tay phải ông có chiếc vòng luân xa quay quay, bên trái có đống gạch và trước mặt là chiếc chậu bằng đất nung có mấy đồng tệ mệnh giá nhỏ và những gói thuốc bột chiết xuất từ lá cây.
Vị thiền sư ngồi bất động như đang thiền. Vàng Lù Pao kể với ông Lâm rằng, vị sư này thuộc dòng tu khổ hạnh, cả đời ăn chay trên núi và sống bằng bố thí của người đời.
Ông Lâm kể chuyện Hoàng Liên Sơn cho khách leo Fan trong túp lều giữa rừng |
Ông Lâm nhìn thầy tu khổ hạnh xót cảm nên có mấy chục tệ trong túi ông dốc cả bỏ vào chiếc chậu đất. Tuy nhiên, ông thầy tu lại nhặt bỏ ra ngoài, rồi cứ chỉ vào tiền lại chỉ vào đầu.
Vàng Lù Pao giải thích rằng, theo phái tu thiền này, nếu người đời bố thí cho họ tiền thì phải tát họ vài cái tương ứng với số tiền bố thí. Còn nếu cho nhiều tiền thì phải cầm gạch đập vào đầu họ và đập đến khi nào vỡ gạch họ mới nhận tiền. Nếu người bố thí không làm vậy thì họ nhất định không nhận.
Nghe chuyện, ông Lâm sởn da gà. Ông từng tập luyện chặt gạch trong quân đội. Ông có thể chặt được cả trăm viên cùng lúc, nhưng cầm hòn gạch cứng như thế này đập vào đầu vị sư 84 tuổi, lại gầy gò như cây sậy thì quả ghê tay. Tuy nhiên, vì phong tục từ ngàn năm nay là vậy nên ông cũng thử xem thế nào.
Ông Lâm cầm viên gạch đập rất nhẹ vào đầu vị thiền sư, nhưng ông cảm giác có một luồng xung lực mạnh đẩy hòn gạch ra ngoài. Ông thử lại mấy lần và đều có cảm giác ấy.
Biết rằng vị thiền sư này có công năng đặc dị nên ông Lâm đập mạnh tay hơn. Ông có cảm giác viên gạch nung đỏ rất cứng chưa chạm đầu vị thiền sư đã vỡ vụn. Vị thiền sư cũng như vùng đất Tây Tạng đều vô cùng huyền bí.
Chiếc dao là vật dụng không thể thiếu trong mỗi chuyến đi rừng |
Vị thiền sư sau khi làm lễ cám ơn đã bảo: "Tôi sẽ nhận tiền, nhưng tôi xin báo với thí chủ rằng thí chủ sắp chết. Bệnh của thí chủ sẽ không thể chữa khỏi được, nhưng nếu theo tôi chữa trị sẽ sống được lâu hơn".
Nghĩ đến khả năng đặc dị của vị thiền sư này, ông Lâm cũng tin lời nói đó là thật nên xin Vàng Lù Pao cho đi theo vị thiền sư. Pao hẹn 4 tháng sau sẽ đón ông Lâm ở đúng chỗ này.
Ông Lâm theo vị thiền sư phăm phăm leo lên lưng dãy núi Hymalaya. Con đường nên núi dốc ngược như đường lên trời. Ông có cảm giác vị thiền sư già nua leo núi không bao giờ biết mệt. Trông dáng ông bước đi như thể dùng khinh công, rất nhẹ.
Còn tiếp…
Hoàng Hà
Bình luận